Đảm bảo tính độc lập và quyền giải thích pháp luật của Tòa án.

Một phần của tài liệu Xét xử án hành chính qua thực tiễn tỉnh Lào Cai Luận văn ThS. Luật (Trang 83)

78

Về đảm bảo tính độc lập của Tòa án khi xét xử án hành chính:

Có thể nói Toà án là thiết chế trung tâm của quyền tư pháp có vị trí và vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ pháp luật, trong nhà nước pháp quyền, bảo vệ pháp luật chính là bảo vệ những giá trị công bằng, bình đẳng và dân chủ của xã hội. Chính vì vai trò quan trọng của Tòa án nên tính độc lập của Tòa án đã được ghi nhận chính thức trong các bản Hiến pháp của nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam và tiếp tục khẳng định trong Hiến pháp 2013. Đảm bảo tính độc lập của Tòa án cũng chính là đảm bảo tính độc lập xét xử của Thẩm phán nên cần có giải pháp để tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ tôn trọng và tuân thủ tính độc lập của Tòa án. Trong quá trình xét xử án hành chính, cơ quan hành chính nhà nước ít nhiều vẫn có sự can thiệp vào hoạt động xét xử, các biểu hiện tác động đến sự khách quan của Tòa án có rất nhiều, phức tạp, đa dạng, và xuất phát từ các chủ thể khác nhau. Việc can thiệp và hoạt động xét xử, dù xuất phát từ chủ thể nào và với bất kỳ mục đích gì thì cũng đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình xét xử các vụ án hành chính, làm cho việc giải quyết vụ án không khách quan. Thực tế ở Tòa án tỉnh Lào Cai cũng như Tòa án các địa phương khác, Thẩm phán bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ, trong đó chủ yếu là quan hệ giữa Tòa án với cấp ủy, chính quyền địa phương liên quan trực tiếp đến vấn đề bổ nhiệm Thẩm phán. Điều này tạo nên tâm lý lệ thuộc, mất tính độc lập khi xét xử, do vậy, khi ngưởi dân khởi kiện yêu cầu hủy bỏ quyết định trái pháp luật của chính quyền địa phương thì Thẩm phán sẽ có tâm lý e ngại, nể nang, né tránh là tất yếu.

Do đó phải có cơ chế đảm bảo cho Thẩm phán được làm việc theo pháp luật và chỉ tuân theo pháp luật, không nên quy định nhiệm kỳ hoặc có quy định thì nhiệm kỳ của Thẩm phán phải đủ dài, không hạn chế 05 năm như hiện nay. Bản án hành chính sơ thẩm rất dễ bị kháng cáo hoặc kháng nghị, khi

79

Tòa án cấp phúc thẩm sửa hoặc hủy án sơ thẩm sẽ ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm của Thẩm phán khi hết nhiệm kỳ dẫn tới tâm lý ngại án khó. Vì vậy rất cần có quy định kéo dài nhiệm kỳ Thẩm phán hoặc bổ nhiệm Thẩm phán suốt đời, việc bổ nhiệm Thẩm phán không phụ thuộc vào cấp ủy địa phương. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, Thẩm phán cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vật chất, nếu như người giữ vai trò trung tâm của hoạt động xét xử chịu ảnh hưởng của bất kỳ yếu tố nào thì chất lượng xét xử án hành chính sẽ không được đảm bảo. Cần có quy định cụ thể về chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với đặc thù nghề nghiệp; hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới coi Thẩm phán là một nghề nghiệp đặc biệt có mức lương cao đủ đảm bảo cuộc sống, hạn chế thấp nhất việc tiêu cực trong quá trình giải quyết vụ án. Đây là vấn đề rất đáng học tập, tạo điều kiện tốt nhất để Thẩm phán yên tâm công tác, có trách nhiệm với nghề nghiệp của mình, không bị cám dỗ bởi các yếu tố vật chất để làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Hiện tại quy trình bổ nhiệm Thẩm phán do Tòa án nhân dân tối cao quyết định nên trong khi chờ những giải pháp chung cho vấn đề bổ nhiệm Thẩm phán trong cả nước thì Tòa án các địa phương nên kiến nghị vấn đề bầu Hội thẩm nhân dân. Theo quy định của pháp luật, khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền Thẩm phán, vì vậy họ cũng có vai trò to lớn trong việc đưa ra phán quyết của Tòa án. Đối với tỉnh Lào Cai cũng như một số địa phương khác trong cả nước đã thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện trong toàn tỉnh, việc bầu thẩm nhân dân cho Tòa án cấp huyện, thành phố do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Do đó nên đề xuất Hội đồng nhân dân tỉnh bầu Hội thẩm nhân dân theo phương án: Hội thẩm ở địa phương này sẽ tham gia xét xử án hành chính ở địa phương khác, như vậy sẽ hạn chế được sự e dè, nể nang đối với chính quyền địa phương, việc xét xử các vụ án hành chính sẽ khách quan và công tâm hơn.

80

Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai và 09 Tòa án cấp huyện cũng chịu sự quản lý của cấp ủy địa phương, phải thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định, như vậy sẽ làm hạn chế sự độc lập của Tòa án, dễ tạo ra khả năng cho sự can thiệp của chính quyền địa phương vào hoạt động xét xử của Toà án. Do đó cần có giải pháp về việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của Tòa án đối với chính quyền địa phương. Việc Tòa án phải báo cáo về hoạt động chuyên môn với cấp ủy địa phương sẽ tạo ra sự can thiệp gián tiếp đến hoạt động xét xử, do đó nên quy định Tòa án các cấp chỉ báo cáo chung nhất theo năm công tác về hoạt động chấp hành các quy định của pháp luật mà không phải báo cáo về hoạt động xét xử. Khi xét xử án hành chính, nếu Tòa án phải thực hiện việc báo cáo đối với “người bị kiện” thì sẽ làm mất đi vị thế, vai trò độc lập của mình, bản thân Thẩm phán cũng không thể khách quan, công tâm khi xét xử. Do đó rất cần Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết dứt điểm vấn đề này.

Về quyền giải thích pháp luật của Tòa án:

Tại Khoản 3 Điều 91 Hiến pháp 1992 quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền “Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh” [23], quy định này tiếp tục được khẳng định tại Điều 79 Hiến pháp 2013. Trên thực tế thì Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thực hiện không hiệu quả chức năng này, nhiều ý kiến cho rằng “Giải thích Hiến pháp và luật phải là một trong những biểu hiện thẩm quyền của quyền tư pháp” [10]. Tác giả đồng ý với quan điểm này

bởi muốn giải thích được các điều luật một cách chính xác thì phải đặt việc giải thích trong từng trường hợp, gắn với các sự kiện pháp lý cụ thể. Mặc dù Hiến pháp không quy định Tòa án có quyền giải thích pháp luật nhưng trên thực tế, Tòa án luôn có vai trò quan trọng trong việc giải thích pháp luật thông qua các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các công văn hướng dẫn thi hành. Hiện tại có nhiều điều luật trong các văn bản

81

khác nhau quy định về quyền giải thích pháp luật của Tòa án như Khoản 2 Điều 179 Luật Thi hành án dân sự. Điều 382 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: Luật TTHC 2010 cũng có rất nhiều điều luật quy định về việc Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định của Luật TTHC như quy

Một phần của tài liệu Xét xử án hành chính qua thực tiễn tỉnh Lào Cai Luận văn ThS. Luật (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)