XÂY DỰNG CÁC MA TRẬN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG VÀ NỘI BỘ (EFE & IFE) 1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch ở campuchia (Trang 31 - 35)

1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Dựa trên cơ sở phân tích đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố bên ngoài (EFE) và khả năng đáp ứng của ngành du lịch Campuchia kết hợp với phương pháp chuyên gia, chúng tôi thiết lập ma trận như sau :

Bảng 18 : MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI

Yếu tố bên ngoài Mức quan trọng của các yếu tố ứng của ngành Khả năng đáp Tổng số điểm quan trọng

Nền chính trị bất ổn định 0.05 1 0.05

An ninh – trật tự không đảm bảo 0.05 1 0.05

Thu nhập thấp 0.04 2 0.08

Khả năng tiêu dùng ít 0.03 2 0.06

Thời gian nhàn rỗi nhiều 0.03 3 0.09

Tỉ giả hối đoái 0.04 4 0.16

Điều kiện kinh tế của các quốc gia 0.05 4 0.20

Giá cả thấp 0.06 4 0.24

Trí thúc của dân chủng còn thấp 0.02 2 0.04

Tuổi thọ trung bình trên thế giới 0.02 3 0.06

Môi trường văn hóa ở đô thị 0.06 3 0.18

Thái độ đối với giải trí 0.04 2 0.08

Thái độ đối với chất lượng sản phẩm 0.03 1 0.03

Thái độ đối với đầu tư 0.06 3 0.18

Thái độ của người dân với du khách 0.04 4 0.16

Ảnh hưởng của luật pháp-chính sách Nhà nước

0.06 3 0.18

Ảnh hưởng của KHKT và công nghệ 0.03 2 0.06

Khí hậu 0.01 3 0.03

Địa hình 0.02 3 0.06

Tài nguyên sinh vật 0.05 4 0.20

Dân cư, dân tộc 0.01 2 0.02

Di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ 0.08 4 0.32

Các công trình kiến trúc 0.07 4 0.28

Lễ hội văn hóa dân gian 0.03 2 0.06

Các làng nghề thủ công thuyền thống 0.02 2 0.04

Tổng Cộng 1.00 2.91

Chú thích: Phân loại các yếu tố bên ngoài; 1 = Phản ứng của ngành còn ít ỏi; 2 = Phản ứng của ngành ở

mức trung bình; 3 = phản ứng của ngành cao hơn mức trung bình; 4= phản ứng của ngành ở mức cao nhất.

Nhận xét:

Ta thấy tổng điểm quan trọng là 2.91 cao hơn mức trung bình là 2.5 nghĩa là khả năng đáp ứng của ngành tốt cơ hội nhiều hơn rủi ro.

2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Trên cơ sở phân tích đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố nội bộ và khả năng đáp ứng của ngành du lịch Campuchia, bằng phương pháp chuyên gia, chúng tôi thiết lập ma trận sau đây :

Bảng 19 : MA TRẬN ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG

CỦA NGÀNH DU LỊCH CAMPUCHIA Các yếu tố bên trong Mức quan trọng Các yếu tố bên trong Mức quan trọng

của các yếu tố

Khả năng đáp ứng của ngành

Tổng số điểm quan trọng

Cơ sở hạ tầng, đường xa, điện, nước 0.15 1 0.15

Vốn đầu tư 0.10 2 0.20

Khả năng tổ chức-quản lý và kinh doanh 0.10 1 0.10

Đòi hỏi chất lượng sản phẩm du lịch cao 0.09 2 0.18

Việc phổ biến thông tin còn lạc hậu 0.09 1 0.09

Nguồn nhân lực 0.12 2 0.24

Công tác quảng bá và marketing 0.10 1 0.10

Đường lối và chính sách phát triển du lịch 0.15 3 0.45

Tổng Cộng 1.00 1.71

Chú thích: phân loại các yếu tố bên trong; 1 = yếu nhất; 2 = ít yếu nhất; 3 = ít mạnh nhất; 4 = mạnh

nhất.

Nhận xét:

Ta thấy tổng điểm quan trọng là 1.71 thấp hơn mức trung bình là 2.5 nghĩa là điểm yếu nhiều hơn điểm mạnh.

Trước thực tế số lượng khách du lịch đang sụt giảm sau sự kiện 11-9-2001 ở Mỹ, ngược lại đối với các nước Đông Nam Á nói chung, Campuchia nói riêng có cơ hội thu hút du khách từ thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và Nhật Bản tăng lên một tỷ lệ khá cao. Hiện nay đối với chính phủ Campuchia và Bộ Du lịch đang chuẩn bị kế hoạch phục hồi ngành du lịch của đất nước chùa tháp với khu đền Angkor nổi tiếng. Kế hoạch đáng kể đầu tiên là thực hiện tour du lịch tam giác vàng, qua nhiều điểm du lịch ở ba nước Campuchia, Lào và Thái Lan.

I- MỤC TIÊU

Đẩy mạnh phát triển ngành du lịch là du lịch văn hóa và thiên nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trở thành là nguồn chính thu hút ngoại tệ cho nền kinh tế quốc gia, tạo công ăn việc làm để nâng cao đời sống của dân. Công việc du lịch phải gắn liền với việc bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa cả vật chất – văn hóa tình thần quốc gia lẫn cả môi trường thiên nhiên.

1. Cơ sở để xác định mục tiêu

Những cơ sở của mục tiêu dựa vào chính sách phát triển ngành du lịch để rút khoảng cách đời sống gữa dân nông thôn và thành thị, cải thiện đời sống của dân nhằm xây dựng xã hội công bằng – văn minh và phát triển bền vững. Các cơ sở xác định mục tiêu bao gồm như đây :

1.1 Chính sách nhà nước đối với ngành du lịch

Campuchia đã quyết định để trở thành là một khu du lịch trong khu vực du lịch trọng điểm trên bản đồ thế giới, do dựa vào di sản văn hóa của mình có giá trị rất qúi. Chính phủ đã xác định ngành du lịch là mũi nhọn cốt yếu trong việc phục hồi nền kinh tế quốc gia với chính sách ưu tiên nhất như sau :

• Bộ du lịch và các Bộ liên quan phải khuyến khích đầu tư của cộng đồng trong khu vực theo mô hình khác nhau để nhằm quản lý du lịch thông qua sử dụng vốn cho vay có lãi suất thấp của tài chính nhà nước.

• Khuyến khích việc đầu tư tư nhân trong lĩnh vực du lịch để rút khoảng cách giàu nghèo.

• Mở rộng đường bay cho các công ty hàng không của quốc tế bay thẳng vào khu vực đền tháp

Angkor Wat.

• Cấp visa cho du khách quốc tế : Chính phủ đã giao quyền cho Bộ Ngoại giao và Tổng cục Công An để cấp visa tại Đại sứ quán, Tổng lãnh sứ ở các quốc gia khác và tại cửa khẩu quốc tế khi khác tới Campuchia. Loại cấp visa tại ngay cửa khẩu quốc tế khi khách đến Campuchia là chính sách khuyến khích du khách.

• Miễn phí vé vào cổng tham tháp Angkor đối với dân mang quốc tịch Campuchia nhằm tạo cơ hội cho những người có thu nhập thấp được tìm hiểu văn hóa kiến trúc của mình cũng như công việc mở rộng phát triển du lịch nội địa.

1.2 Xu hướng phát triển du lịch toàn cầu và khu vực

Dựa vào tình hình biến đổi của toàn cầu và khu vực, ngành du lịch ngày càng làm rõ vai trò của mình là công nghiệp phát triển mạnh nhất và đã trở thành mũi nhọn quan trọng của lực lượng phát triển kinh tế thế giới trong ngày nay và tương lai.

Theo báo cáo của tổ chức WTO mới đây cho biết trong năm 2000 du khách đã du hành trên thế giới lên đến con số 698 triệu người tăng lên 7,4% so với năm 1999 và doanh thu từ du khách 475.000 triệu USD tăng lên 4,5%. Riêng khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương có du khách đến 111,7 triệu người chiếm 16% du lịch toàn cầu và tăng lên 14,5%.

1.3 Vị trí ngành du lịch

Du lịch là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước Campuchia. Là một ngành có tính tác động tích cực cho công việc cải cách mới và phát triển trong nhiều lĩnh vực kinh tế, tạo nhiều công việc cho dân trong khu vực du lịch, thúc đẩy các quốc gia trên thế giới xích lại gần nhau.

1.4 Phối hợp liên ngành

Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi phải có sự đóng góp trực tiếp và gián tiếp của cộng đồng, huy động và tập trung các nguồn lực ở mọi thành phần kinh tế, dựa trên cơ sở của sự bình đẳng trước pháp luật và chịu sự quản lý thống nhất của chính phủ.

1.5 Đầu tư khai thác du lịch

Những biện pháp và hình thức huy động vốn thích hợp để tích tụ vốn đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài và trong nước. Đầu tư phải cân đối, tập trung có trọng điểm theo qui hoạch để mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao. Nhưng mọi hình thức đầu tư khai thác du lịch phải đi đôi với việc giữ gìn và bảo vệ sao cho không để nền văn hóa độc hại xâm nhập, làm mất đi bản sắc văn hóa, truyền thống của dân tộc Khmer. Hơn nữa cần phải giới thiệu nền văn hóa dân tộc Khmer những nét đặc trưng của Campuchia cho du khác trong và ngoài quốc.

2. Những mục tiêu cụ thể của ngành du lịch đến năm 2010

2.1 Xây dựng và phát triển đất nước

Xu hướng phát triển kinh tế và xây dựng lại đất nước Campuchia trong hiện nay và tương lai phải nhờ đến việc phát triển ngành du lịch là chính bởi vì ngành du lịch Campuchia có lợi thế cạnh tranh mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Khu vực đền tháp Angkor và các vùng lân cận sẽ thu hút khách quốc tế rất nhiều, đặc biệt là du khách của những quốc gia trong ASEAN, nếu Chính phủ Campuchia đã hoàn thành công việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xuyên Á, cung cấp đầy đủ điện nước, đảm bảo an ninh – trật tự an toàn xã hội cho du khách và có quy hoạch phát triển du lịch đúng đắn và hợp lý.

Ngành du lịch Campuchia sẽ là nguồn thu được ngoại tệ hằng tỷ đôla, là nguồn thu nhập lớn nhất của nền kinh tế quốc gia và đóng góp rất to trong việc phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.

• Tiếp tục hoàn thành và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, trong đó tập trung chuyên sâu về việc quản lý khách sạn-nhà hàng, tăng cường về du lịch lưu hành và vận chuyển khách.

• Tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng và mang tính chất văn hóa của dân tộc độc đáo hấp dẫn thu hút khách quốc tế khắp toàn cầu.

• Phát triển mạnh du lịch nội địa, tổ chức cho nhân dân có mức thu nhập thấp được đi du lịch các khu vực du lịch văn hóa – thiên nhiên.

• Xây dựng đội ngũ lao động ngành du lịch có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội góp phần đổi mới phát triển ngành du lịch Campuchia tiến gần và đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, có khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

2.3 Phổ biển văn hoá, văn minh và xã hội

Những quy hoạch du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn phát huy truyền thống văn hóa đặc thù của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch đồng thời khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị giàu bản sắc dân tộc, các di tích lịch sử, công trình văn hóa – kiến trúc để phục vụ phát triển ngành du lịch. Song song đối với du lịch quốc tế, đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, thăm viếng, tham quan du lịch của nhân dân, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

2.4 Bảo vệ môi trường

Quy hoạch phát triển du lịch phải gắn liền với công việc bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển lâu dài bền vững, từ đó đặt ra cách quản lý phù hợp với việc bảo tồn, khai thác các tài nguyên du lịch, đặc biệt các khu thắng cảnh và các khu di tích lịch sử – văn hóa. Đặc biệt quan trọng với khu vực đền tháp Angkor Wat, bởi vì Angkor là trung tâm văn hóa – kiến trúc của dân tộc Khmer cũng là di sản thế giới với lượng du khách quốc tế đến thăm hàng trăm người trong một ngày.

2.5 An ninh quốc gia

Quy hoạch phát triển du lịch Campuchia nhằm thu hút du khách nội địa và quốc tế, nhưng phải bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội toàn quốc. Đặc biệt an ninh trật tự từng địa phương và khu vực du lịch để làm cho du khách tin tướng, tự do đi khám phá tìm hiểu.

2.6 Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của dân

Quy hoạch phát triển du lịch của Campuchia nhằm tạo công ăn việc làm cho dân trong khu vực du lịch để tăng thu nhập của họ, nâng cao đời sống hằng ngày, cũng như được giải quyết vấn đề thất nghiệp của sinh viên vừa tốt nghiệp.

Trên cơ sở những mục tiêu cụ thể đã trình bảy trên, ngành du lịch Campuchia đến năm 2010 sẽ đạt hiệu quả được dự đoán trong bảng 20.

Bảng 20 : Lượng khách và doanh thu của ngành du lịch Campuchia đến năm 2010

Lượng du khách Năm

Quốc tế Trong nước Doanh số (Triệu USD)

2000 466.365 794.043 208

2005 1.450.000 3.000.000 875

2010 2.750.000 8.500.000 2.000

Qua bảng số liệu trên có thể nói rằng trong những năm sắp tới lượng khách du lịch đến Campuchia tăng theo cấp số nhân.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch ở campuchia (Trang 31 - 35)