Tăng cường phát triển nguồn nhân lực và chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch ở campuchia (Trang 38 - 39)

II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH ĐẾN NĂM

4. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực và chất lượng dịch vụ

Cũng như đối với mọi lĩnh vực kinh tế khác, vấn đề con người, trình độ nghiệp vụ, dịch vụ là những vấn đề hết sức quan trọng có tính then chốt để phát triển ngành. Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi phải có sự giao tiếp rộng rãi và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thai độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là những hướng dẫn viên, lễ tân phải hết sức hấp dẫn.

Campuchia vẫn còn non trong việc tổ chức quản lý và cung cấp dịch vụ cỡ thế giới cho du khách đi du lịch “hạng nhất.” cuộc điều trả của CDRI tại Siem Reap khám phá rằng những du khách này nói rõ sự thất vọng về chất lượng của phương tiện bằng xe và thiếu sót về kiến thức của những người chỉ dẫn du lịch. Những người chỉ dẫn du lịch có vai trò rất quan trọng trong sự khuyến khích du lịch tại vì du khách tốn thời gian nhiều với người chỉ dẫn của họ và sau đó với một người khác nữa. Nếu du khách đã cảm kích sâu sắc bằng người chỉ dẫn của họ, họ sẽ nhiệt tình xúc tiến bà con họ hàng và bạn của họ thăm viếng Campuchia. Thật sự những người chỉ dẫn du lịch làm việc tốt, họ cần đào tạo nhiều về cả địa điểm lịch sử và cũng cả về cách liên hệ với du khách nước ngoài.

Để đáp ứng được nhu cầu trên, đã đến lúc cần phải có một chương trình đào tạo toàn quốc với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của

độ ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc Bộ, cơ quan nhà nước, liên doanh, và tư nhân. Các hướng đào tạo chính của chương trình như trên bao gồm:

• Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên phạm vi toàn diện. Việc điều tra sẽ cho phép chúng ta đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch Campuchia.

• Tranh thủ có kế hoạch tổ chức xây dựng một trung tâm với mô hình đào tạo "Khách sạn" tại Phnom Penh để đáp ứng nhu cầu đào tạo trình độ về du lịch.

• Tổ chức và phân công đúng đắn những cán bộ, nhân viên đã tham gia lớp luyên chuyên ngành du lịch và khuyến khích họ sử dụng hết khả năng trình độ, kiến thức của họ đã có.

• Đối với doanh nghiệp liên doanh và tư nhân phải có khoản chi để tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển mạnh.

• Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch về cách ứng xử đối với khách du lịch cho toàn thể nhân dân Campuchia thông qua các phương tiện thông tin như đài phát thanh, TV, báo chí, hệ thống đào tạo ở các trường phổ thông trung học.

Hiệu quả:

Con người là yếu tố then chốt trong công việc phát triển mọi thành phần, trong ngành du lịch yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng.

Nếu nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch được nâng cao, đào tạo chặt chẽ và việc phân công, tổ chức quản lý con người đúng đắn thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thu hút du khách đến Campuchia nhiều hơn đồng thời tạo ấn tượng tốt cho họ đối với đất nước và con người Khmer.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch ở campuchia (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)