Cải thiện thông tin, quảng bá, tuyên truyền và kiến thức về tính quốc tế của ngành du lịch Campuchia

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch ở campuchia (Trang 37 - 38)

II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH ĐẾN NĂM

3.Cải thiện thông tin, quảng bá, tuyên truyền và kiến thức về tính quốc tế của ngành du lịch Campuchia

chính quyền địa phương phải cố gắng hết sức tập trung vào định hướng này bằng được vì lượng du khách nội địa và quốc tế sẽ tăng lên mạnh trong những năm sắp tới. Những chuyến tham quan du lịch ngắn ngày sẽ ngự trị xu hướng hiện nay là thích đi lẻ, theo gia đình, theo từng nhóm nhỏ hơn là đi theo đoàn, theo chương trình tour trọn gói. Điều này khiến cho việc quản lý du khách càng khó khăn hơn.

Trước tình hình này, đề nghị chính phủ phải xây dựng một hệ thống an ninh và an toàn du lịch có khả năng hoạt động có hiệu quả. Để giải quyết tốt vấn đề này, không chỉ riêng ngành công an, lực lượng quân đội và du lịch mà phải có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các địa phương, các ngành liên quan, các đảng chính trị và cả phong trào quần chúng cùng nhau thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và an toàn xã hội toàn quốc cũnh như trong môi trường du lịch.

Như vậy, đề nghị cần xây dựng và phát triển một hệ thống an ninh và an toàn du lịch có hiệu quả nhất qua các công việc:

• Cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý khách lưu trú tại khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, câu lạc bộ nhảy múa, Bar, Karaoke, Discotheque, sòng bạc với lịch sự văn minh nhưng hết sức chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho du khách và đảm bảo được yêu cầu an ninh, trật tự – xã hội.

• Xây dựng lực lượng "Cảnh sát du lịch" trực thuộc ngành Cảnh sát quốc gia, kinh phí sẽ được đài thọ một phần bởi ngành du lịch, lực lượng này sẽ phải thường trực tại các khu trung tâm thành phố, các khu du lịch, các điểm tham quan... để giữ gìn trật tự và kịp thời giải quyết, bảo vệ những quyền lợi chính đáng của du khách khi bị mất mát, trộm cắp, ăn cướp, giật, lưa đảo. Lực lượng này phải được đào tạo có nghiệp vụ phù hợp, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, an ninh, giao tiếp. v.v... và có chế độ lương bổng tương xứng để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hiệu quả:

Đất nước và nhân dân Campuchia được nhận lại hòa bình từ năm 1993 do quân đội Liên Hiệp Quốc giữ gìn bảo vệ trong cuộc bầu cử quốc hội. Xu hướng xã hội dân chủ quyền tự do con người là chính, có nhiều đảng phái chính trị tham gia trong chính phủ để xây dựng và phục hồi lại đất nước và nhân dân. Nhưng trên thực tế chính phủ dân chủ Campuchia đi lên rất chậm và đầy đủ nhiều vấn đề phức tạp vì môi trường cạnh tranh nhau của các đảng phái chính trị không đứng về lợi ích nhân dân và phát triển xã hội chỉ vì lợi ích của đảng, nhóm và bản thân của những người lãnh đạo. Cho nên tới hiện nay Campuchia chưa xây dựng được nền chính trị ổn định, chưa đảm bảo được an ninh, an toàn trật tự – xã hội, trong năm 1997 hai đảng lớn đã gây ra xung đột toàn diện làm cho Campuchia mang tiếng xấu trong khu vực và thế giới. Sự kiện này đã có ảnh hướng rất mạnh đến ngành du lịch Campuchia đang phát triển, làm cho khách quốc tế cũng như nhân dân Campuchia ngại sợ không dám đi du lịch vì có nội loạn toàn xã hội và phát sinh mất an toàn trật tự – xã hội như việc bắt cốc, cướp, ăn trôm...lượng khách du lịch đã giảm xuống rất nhanh.

Như vậy định hướng này hết sức then chốt trong việc phát triển khai thác ngành du lịch Campuchia. Hiện nay chính phủ và nhân dân Campuchia cùng với các đảng phái chính trị cố gắng hết sức khả năng của mình để xây dựng và gữi gìn hòa bình hoàn toàn đảm bảo an ninh, an toàn trật tự –xã hội có nền chính trị ổn định. Cho nên, nếu chính phủ Campuchia đã thực hiện tốt và hoàn thành sớm thì ngành du lịch Campuchia trong những năm sắp tới sẽ phát triển mạnh, có khả năng rất mạnh thu hút du khách nước ngoài đến Campuchia và hơn nữa du khách nội địa sẽ tăng lên một cách rất nhanh.

3. Cải thiện thông tin, quảng bá, tuyên truyền và kiến thức về tính quốc tế của ngành du lịch Campuchia Campuchia

Công tác quảng bá tiếp thị du lịch còn rất hạn chế, quảng bá tiếp thị là công việc quan trọng hàng đầu nhằm thu hút khách du lịch và nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân của các ban ngành cũng như toàn xã hội. Bộ Du Lịch Campuchia đã đáng chú ý nỗ lực trong mục đích tốt này, mặc dù ngân sách đã chỉ định rất hạn chế. Cuộc điều trả mà Bộ Du Lịch đã thu được trong năm 1999, đã cho thấy rằng chỉ 35% của du khách nước ngoài được biết về Campuchia qua người điều hành du lịch, trong khi 43% được biết về Campuchia xuyên Internet. Từ lúc giá Internet rẻ phương tiện để cung cấp thông tin cho người xung quanh thế giới, và sử dụng Internet tăng rất nhanh, Bộ Du Lịch hay đầu tư nữa trong việc tạo thêm thông tin thu hút trên Internet.

Nhưng cho đến nay, Ngành du lịch Campuchia vẫn chưa xây dựng được chiến lược và kế hoạch thực thi cho công tác tiếp thị của ngành, do đó việc xây dựng chiến lược quảng bá tiếp thị cho ngành du lịch là hết sự quan trọng. Đặc biệt là việc quảng bá, tuyên truyền, quảng cáo trong nước và ra nước ngoài phải cần chú ý những điểm sau:

• Xác định thị trường trọng điểm để tuyên truyền quảng bá, tích cực tham gia các diễn đàn và hội nghị quốc tế.

• Quảng bá khai thác trên Internet: cần thiết phải hoàn thành thiết kế trang Website có đầy đủ nội dung và hình thức làm sao có tính chất hấp dẫn cao.

• Xuất bản các ấn phẩm về sản phẩm du lịch: phổ biến rộng rãi tại các hội chợ, hội nghị, hội thảo, các diễn đàn quốc tế và thông qua các hãng lữ hành chuyên nghiệp.

• Xây dựng các phim, video, quảng cáo truyền hình và các sản phẩm như CD – ROM, VCD, DVD

cho các thị trường mục tiêu.

• Tuyên truyền trên truyền hình và báo chí, tạp chí trong nước và nước ngoài, phối hợp chặt chẻ với các tổ chức du lịch quốc tế như WTO, PATA, ASEANTA... Xây dựng các văn phòng, các trung tâm giới thiệu du lịch tại nước ngoài và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch đặt các văn phòng tại nước ngoài.

Hiệu quả:

Thực tế, ngành du lịch Campuchia rất yếu kém thực hiện định hướng này và ít có khả năng quản lý tổ chức phố biển đưa thông tin ra ngoài quốc, đồng thời ít quan tâm đến vấn đề này, vì phải cần chi phí rất lớn vượt qua mức ngân sách nhà nước.

Giải pháp này sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho ngành du lịch Campuchia, nếu chính phủ, ngành và các hoạt động trong lĩnh vực du lịch tập trung làm tốt về việc quảng bá thống qua những phương tiện đã nói trên thì các du khách trên thế giới và trong khu vực hiểu biết rõ về tình hình tốt của đất nước này, họ sẽ nằm được tốt thông tin về du lịch và văn hóa, văn minh, bản sắc của con người này, cho nên trong tương lai họ sẽ tranh thủ thời gian của họ làm một chuyên du lịch văn hóa – thiên nhiên tại Campuchia.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch ở campuchia (Trang 37 - 38)