Cơng an Phường
Đấu tranh phịng, chống tội phạm là việc tiến hành các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã hội; điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lý trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội; giáo dục, cải tạo người phạm tội giúp họ nhận thức được lỗi lầm và cố gắng cải tạo tốt, có thể tái hịa nhập cộng đồng xã hội, trở thành người lương thiện, sống có ích cho xã hội.
Quản lý hành chính về Trật tự xã hội
Quản lý hành chính về trật tự xã hội là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội được Nhà nước ủy quyền, được tiến hành chủ yếu bằng pháp luật và các phương tiện khác để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quản lý hành chính Nhà nước về trật tự xã hội có phạm vi rộng lớn bao gồm: quản lý việc cấp phát, quản lý giấy chứng minh nhân dân và các loại giấy tờ khác; quản lý công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu; quản lý vũ khí, vật liệu nổ; quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT; quản lý các dịch vụ bảo vệ
Quản lý Nhà nước về giữ gìn trật tự nơi cơng cộng
Trật tự cơng cộng là trạng thái xã hội có trật tự, được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. Trật tự công cộng là một mặt của trật tự, an tồn xã hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, yên tĩnh, vệ sinh, nếp sống văn minh; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận. Giữ gìn trật tự nơi cơng cộng chính là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh chung, duy trì nếp sống văn minh ở những nơi công cộng, nơi diễn ra các hoạt động chung
của nhiều người, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người.
Quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy
Đây là biện pháp quản lý hành chính của nhà nước được thực hiện thông qua việc điều hành và chấp hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở Luật Phòng cháy và chữa cháy nhằm bảo đảm an tồn về phịng cháy, chữa cháy, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự. Nội dung Quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy bao gồm: ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc chấp hành các qui định an toàn về cháy, nổ trong các cơ quan, tổ chức, khu dân cư; tham gia thẩm tra, xét duyệt luận chứng kĩ thuật, thỏa thuận thiết kế và thiết bị trước khi thi cơng cơng trình, giải quyết, xử lý các vi phạm về an tồn cháy, nổ.
Lực lượng cơng an tiến hành tuyên truyền để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân nắm được quyền và nghĩa vụ về cơng tác phịng cháy, chữa cháy và có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về công tác này. Cần phải thường xuyên kiểm tra các quy định an tồn về phịng cháy, chữa cháy tại các cơ quan, xí nghiệp và tại các nhà dân. Kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện gây cháy để có biện pháp phịng ngừa, tổ chức cứu chữa khi có vụ cháy xảy ra.
Quản lý Nhà nước về giáo dục và cải tạo phạm nhân, người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, quản lý tại địa bàn cơ sở
Đây là hệ thống các biện pháp QLNN do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật có sự tham gia của các đồn thể, tổ chức xã hội và cơng dân nhằm đảm bảo cho cho hoạt động giáo dục và cải tạo phạm nhân đạt hiệu quả
Quản lý Nhà nước về đảm bảo trật tự an tồn, giao thơng
Trật tự an tồn, giao thơng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao thơng, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thơng thơng suốt, có trật tự, an tồn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản. Đảm bảo trật tự an tồn, giao thơng khơng phải là nhiệm vụ của riêng các lực lượng chức năng (cảnh sát giao thơng, thanh tra giao thơng cơng chính...) mà là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thơng. Điều đó thể hiện ở việc nắm vững và tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn, giao thông phải được xử lý nghiêm khắc. Mặt khác, cơ quan chức năng cùng nhân dân kịp thời phát hiện những thiếu sót, yếu kém trong cơng tác quản lý, điều hành cũng như những nguyên nhân, điều kiện khác gây cản trở, gia tăng tình trạng tai nạn giao thơng và đề xuất biện pháp, giải pháp khắc phục.
Quản lý nhà nước về trật tự, an tồn giao thơng là hệ thống các biện pháp quản lý của nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo qui định của pháp luật, có sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội và công dân, nhằm bảo đảm cho hoạt động giao thông luôn ổn định, trật tự, thơng suốt và an tồn, góp phần phịng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực giao thông vận tải, bảo đảm quyền và lợi ích của mọi cơng dân khi tham gia giao thông.
Nội dung Quản lý Nhà nước về trật tự, an tồn giao thơng bao gồm: Xây dựng chiến lược qui hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phát triển giao thông; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an tồn giao thơng và các biện pháp bảo đảm giao thơng thơng suốt an tồn; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng; tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng; tổ chức quản lý, bảo trì bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thơng; tổ chức đăng ký, cấp, thu hồi biển số các loại phương tiện giao thông cơ giới; quản lý việc đào tạo, sát hạch, cấp đổi, thu hồi giất phép điều khiển phương tiện giao thông; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giao thơng...
Quản lý Nhà nước về phịng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh
Ngồi các hoạt động phịng ngừa tai nạn giao thơng, các loại tai nạn lao động cũng cần được chú ý phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do tai nạn lao động gây ra. Thiên tai, dịch bệnh tuy có thể khơng do con người tự gây ra, song nó có sức tàn phá ghê gớm, hủy hoại nhiều tài sản, cướp đi sinh mệnh của nhiều người, để lại những hậu quả nặng nề mà xã hội phải khắc phục trong thời gian dài. Chính vì vậy, để đảm bảo cho cuộc sống xã hội được an tồn, việc phịng ngừa tai nạn trong lao động, phòng chống thiên tai, dịch bệnh cũng là một nội dung vô cùng quan trọng.
Quản lý Nhà nước về phòng chống ma túy và bài trừ các tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến (từ các hành vi vi phạm những nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục, các giá trị xã hội tốt đẹp cho đến các hành vi vi phạm những quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật, kể cả pháp luật hình sự) ảnh hưởng xấu về đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng.
Tệ nạn xã hội bao gồm: mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan... Tệ nạn xã hội là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội, là một trong những nguồn gốc phát sinh tội phạm. Phòng, chống tệ nạn xã hội là nhiệm vụ của toàn xã hội, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng những biện pháp đồng bộ, tích cực, kiên quyết và triệt để.
Quản lý Nhà nước về bảo vệ mơi trường sinh thái
Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại. Bảo vệ môi trường là tập hợp những biện pháp giữ cho môi trường trong sạch, sử dụng hoặc phục hồi một cách hợp lý sinh giới (vi sinh vật, thực vật, động vật) và môi sinh (đất, lịng đất, nước, khơng khí, khí hậu...), đảm bảo sự cân bằng sinh thái... nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống của con người.