TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Quan điểm và phương hướng

Một phần của tài liệu Xã hội hóa y tế tại bệnh viện tim hà nội, vấn đề và giải pháp (Trang 46 - 48)

3.1. Quan điểm và phương hướng

3.1.1. Quan điểm

Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung trước đây, ngành y tế cũng như các ngành khác trong hệ thống quản lý nhà nước được bao cấp hoàn toàn từ nguồn ngân sách. Điều này thể hiện ở hầu hết các mặt từ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị từ đơn giản đến hiện đại. Từ đào tạo cán bộ y tế cho đến người bệnh đều được bao cấp từ A đến Z. Tuy không thể được đầy đủ và thỏa mãn các nhu cầu về CS và BVSK của nhân dân như bây giờ nhưng cũng đủ để đảm bảo KCB cho nhân dân. Sau khi chiến tranh kết thúc, bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước, nhất là những năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, thì phương thức trên của ngành y tế đã bộc lộ nhiều nhược điểm mà quan trọng nhất là đã tạo ra tâm lý ỷ lại vào ngân sách nhà nước. Cán bộ y tế chỉ biết trông chờ vào kinh phí được cấp, chi tiêu thụ động theo danh mục được áp đặt. Nó đã thủ tiêu mất tính năng động, sáng tạo trong việc khai thác các nguồn kinh phí khác cũng như tìm ra cơ chế sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý hơn để tăng cường hiệu quả. Người dân trong thời kỳ bao cấp chuyển sang đã có thói quen được phục vụ vô điều kiện mà không biết rằng mình cũng phải có trách nhiệm gì trong việc đóng góp xây dựng ngành y tế và góp phần chăm lo đời sống cho cán bộ y tế.

Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới đất nước với phương châm giữ vững ổn định chính trị để thực hiện đổi mới kinh tế và khi đổi mới kinh tế

thắng lợi sẽ làm cơ sở để đổi mới chính trị thành công. Trong những năm cuối của thập kỷ 80, Nhà nước mới tập trung đổi mới một số ngành kinh tế và bước đầu đã đạt được một số thành tựu quan trọng nhưng ngành y tế chưa theo kịp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Đến đầu những năm 90, nền y tế nước ta nói chung đứng trước nhiều sức ép như nhiều bệnh lý nặng, khó xuất hiện, y tế thế giới phát triển rất nhanh đòi hỏi chúng ta phải có sự hội nhập quốc tế, trong khi trang thiết bị máy móc lạc hậu, cán bộ y tế lại không có nhiều cơ hội đi đào tạo tại các nước phát triển. Mâu thuẫn giữa gia tăng chi phí về y tế trong khi ngân sách y tế không tăng kịp. Nền kinh tế thị trường luôn có sự tác động tiêu cực tới mọi hoạt động của công tác y tế. Nhiều cơ sở y tế xuống cấp nghiêm trọng không đáp ứng được nhu cầu KCB cho bệnh nhân, nhà cửa dột nát, dụng cụ thiếu, hỏng; thuốc men thiếu thốn, thiết bị lạc hậu, lương cán bộ y tế thấp. Trong khi đó giá cả leo thang đắt đỏ, tất cả mọi thứ đều tăng (tiền điện, nước…). Tất cả những vấn đề đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến trình độ chuyên môn cũng như tinh thần phục vụ của cán bộ y tế.

Nghị quyết TW 6 khóa X ra đời về “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN” đã giúp cho các bệnh viện công lập có một hướng đi mới. XHH y tế vẫn là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, bởi những kết quả đạt được đáng khích lệ trong thời gian qua. Nhờ XHH, ngành y tế đã làm chủ nhiều kỹ thuật cao ngang tầm thế giới. Người bệnh được hưởng lợi từ việc nâng cao các khả năng chẩn đoán, phát hiện bệnh lý, điều trị bệnh tốt hơn của ngành y tế Điểm đột phá của Nghị quyết Trung ương 6 là chính sách xã hội hóa, rất tuyệt vời, đột phá của ngành y tế Việt Nam, nâng tầm bác sĩ của Việt Nam lên rất nhiều, trình độ của bác sĩ Việt Nam hiện nay rất giỏi. Tuy nhiên, XHH cũng đã bộc lộ một số bất cập. Những đơn vị có xảy ra sai sót là

do công tác giám sát chưa chặt chẽ, thực hiện quy trình XHH không theo quy định.

Trong các BV công, với cơ chế tự chủ tài chính, XHH y tế, mô hình khoa khám bệnh theo yêu cầu, khám dịch vụ, "tự nguyện", "chất lượng cao" đã ra đời. Các hình thức này giúp người bệnh có khả năng chi trả, tiếp cận dịch vụ tốt hơn, được chăm sóc tốt hơn, được lựa chọn bác sỹ, phẫu thuật viên và đặc biệt là tránh phiền hà, giảm thời gian chờ đợi, không phải lo khoản "phí ngầm", "phong bì". Y tế Việt Nam tiến rất là nhanh trong hơn một thập kỷ qua, điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người dân không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, nguồn lực đầu tư của Nhà nước có hạn nên công tác xã hội hóa đóng vai trò rất quan trọng. Thực tế đã chứng minh, Xã hội hóa y tế là chủ trương đúng đắn và tương đối hiệu quả.

Một phần của tài liệu Xã hội hóa y tế tại bệnh viện tim hà nội, vấn đề và giải pháp (Trang 46 - 48)