Mỗi ngành, mỗi nghề đều có tiêu chuẩn đạo đức của ngành, nghề đó. Y đức là đạo đức của ngành y. Đứng trước nhiệm vụ vẻ vang là chăm sóc vốn quý nhất của con người, đó là sức khỏe, cán bộ y tế phải có những phẩm chất đặc biệt được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng
thương yêu, chăm sóc người bệnh. Y đức phải được thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.
Chúng ta đã biết Y đức là nét đẹp của người hành nghề y - dược, đã có từ lâu đời. Hypocrate - ông tổ của nền y học cổ đại Hy Lạp, đã đưa ra 10 lời thề Hypocrate mà mỗi người làm nghề này đều phải tuyên thệ trước khi bước vào nghề. Ở Việt Nam, các bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông luôn nêu cao tấm gương y đức. Các vị danh nhân này luôn tự nhắc nhở mình: “Tiến đức, tu nghiệp”. Trong Huấn cách ngôn, Hải Thượng Lãn Ông có 9 điều dạy người làm nghề y - dược về cái đức của ngành y. Ông có nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật, chuyên bảo vệ sinh mạng con người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công, tuy không có sự báo ứng ngay nhưng để lại ân đức về sau…”, “Nghề thuốc là nghề thanh cao, ta càng phải giữ khi tiết trong sạch…”. (Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu trác tuyển tập). Ông cũng đã đúc kết lại và đưa ra tám đức tính của người lương y và tám điệu tội lỗi mà người hành nghề y dược phải tránh (Sơ thảo lịch sử y học cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 1995).
Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, ngay từ lúc sinh thời đã luôn quan tâm tới sức khỏe và công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Bác luôn căn dặn những người làm công tác y tế: “Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt”. Trong thư gửi Hội nghị y tế năm 1953, Bác Hồ đã dạy rằng: “…phòng bệnh cũng như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy cán bộ y tế (bác sỹ, y tá, những người giúp việc) cần phải:
- Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt - Cần phải tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân
“Lương y như từ mẫu”, cán bộ y tế nên cố gắng thực hiện mấy điểm này:
* Về chuyên môn: cần luôn luôn học tập, nghiên cứu để luôn tiến bộ nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta hiện nay.
* Về chính trị: cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác.
* Về tổ chức: cần chỉnh đốn kiện toàn bộ máy từ trên xuống dưới làm cho nó gọn gàng, hợp lý, ít tốn người tốn của mà làm được nhiều việc có ích lợi cho nhân dân.
* Về cán bộ: cần lựa chọn và đào tạo nhiều cán bộ mới trong số thanh niên và nam nữ, dạy cho họ những công tác cần thiết trong nhân dân…”.
Trước những diễn biến và thay đổi hàng ngày, những vấn đề bất cập về chế độ chính sách và sự khó khăn chung của đời sống nhân dân, những hiện tượng tiêu cực do mặt trái cơ chế thị trường gây ra, tạo nên những dư luận và tâm lý xã hội xấu đang hàng ngày, hàng giờ tác động không nhỏ đến đạo đức xã hội nói chung và đạo đức người thầy thuốc nói riêng
Rõ ràng là động cơ chạy theo lợi nhuận, chạy theo đồng tiền đang có chiều hướng lan rộng trong đội ngũ những người thầy thuốc, từ đó dẫn đến bộ phận người thầy có suy thoái về đạo đức ngày càng gia tăng. Sự suy thoái về đạo đức người thầy thuốc biểu hiện dưới nhiều hình thức ở nhiếu cấp độ khác nhau. Có nơi là thiếu tinh thần trách nhiệm, lơ là nhiệm vụ, có nơi là vi phạm các qui chế chuyên môn, thậm chí có nơi còn vi phạm pháp luật. Phải có thái độ nghiêm khắc và hình phạt nghiêm minh những cá nhân vi phạm đạo đức người thầy thuốc.
Trong khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang cố gắng dựng xây một xã hội tươi đẹp theo mục tiêu: dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì không thể để một số phần tử nhỏ làm bôi nhọ chế độ, “một
con sâu bỏ dầu nồi canh”, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng. Có làm được điều đó thì mới tạo được lòng tin của nhân dân, tin tưởng và đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Trước sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, xu hướng suy giảm đạo đức xã hội, đạo đức hành người thầy thuốc đang có xu hướng gia tăng cần phải có những giải pháp ngăn chặn kịp thời trước khi để nó lan rộng và để lại những hậu quả khôn lường.
Để nâng cao y đức cần thực hiện đồng bộ, hệ thống nhiều biện pháp: • Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước về y tế
Do giá thành dịch vụ và đầu tư cho hoạt động khám chữa bệnh ngày một tăng cũng như nhu cầu về dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trong tỉnh ngày càng cao mà kinh tế nhà nước không đủ đáp ứng, đòi hỏi phải huy động thêm các nguồn tài chính của tư nhân và các ngành kinh tế khác cho y tế trong đó có vấn đề thu phí dịch vụ y tế , bảo hiểm y tế... ngoài ra bên cạnh hệ thống y tế nhà nước, hệ thống hành nghề dịch vụ y tế tư nhân cũng được thừa nhận và phát triển, góp phần vào việc cung ứng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Điều đó chứng tỏ chủ trương của nhà nước ta và của ngành đề ra là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những mặt được, cũng nảy sinh khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ bằng những chính sách và pháp luật của nhà nước, có sự kiểm tra của các ngành liên quan: Coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp đối với đội ngũ những người thầy thuốc; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, sử lý nghiêm, kịp thời và công minh các trường hợp vi phạm. Đồng thời động viên, khuyến khích những người làm tốt. Muốn vậy, bộ máy quản lý phải được củng cố để có đủ trình độ và khả năng chuyên môn, có trách nhiệm nắm vững pháp luật, đáp ứng nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh luật, pháp lệnh, các chỉ thị cần rà xét, hoàn chỉnh hệ thống văn bản, sổ sách, biểu mẫu, qui chế khám chữa bệnh để mọi người thực hiện đồng thời, làm cơ sở pháp lý cho công tác thanh tra việc hành nghề của người thầy thuốc. Nhà nước cũng cần có chính sách và tạo điều kiện để các cơ sở và cá nhân hoạt động Y - Dược tư nhân lập hội của những người kinh doanh dịch vụ y tế. Thông qua các hoạt động của hội, các thành viên của hội sẽ trao đổi thông tin, giúp nhau quán triệt những chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước. Trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, đồng thời đấu tranh phê phán những biểu hiện tiêu cực, những hoạt động thiếu trung thực, vi phạm chính sách và đạo lý.
Ngoài việc đẩy mạnh giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh cho các thầy thuốc, cần tăng cường giáo dục y đức cho cán bộ y tế của Bệnh viện Tim Hà Nội và phải coi y đức là yếu tố quan trọng, tương đương với chất lượng chuyên môn, kỹ thuật trong khâu tuyển chọn đánh giá và đề bạt cán bộ.
Nhân viên y tế của bênh viện phải nhận đúng về lao động của ngành Y, là một ngành đặc biệt, người làm ngành Y nắm trong tay sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Nghề Y cũng là nghề nhân đạo, nó đối lập với kinh doanh vì thế không phải ai cũng có thể trở thành thầy thuốc được. Nếu một ai đó có ý định kiếm tiền và làm giầu thì tốt nhất không nên theo nghề Y và cũng không nên tuyển họ vào học nghề Y.
• Điều chỉnh, bổ xung, sửa đổi một số chế độ chính sách của nhà nước đối với ngành y tế
Nhà nước cần phải quan tâm có chính sách chế độ thoả đáng về tiền lương, phụ cấp độc hại, lây nhiễm, phẫu thuật... cũng như tạo điều kiện để người thầy thuốc có cơ sở vật chất tương đối để làm việc. Có như vậy mới động viên được cán bộ y tế góp phần làm giảm bớt những tiêu cực trong khi
khám chữa bệnh và chăm sóc phục vụ bệnh nhân... Hiện nay, điều kiện đời sống của cán bộ y tế còn rất nhiều khó khăn, đồng lương chưa được đảm bảo ở mức độ tương quan với sinh hoạt trên thị trường. Trong khi đó y tế cơ sở là nơi vất vả nhất, là nơi đầu tiên người dân tiếp xúc hệ thống dịch vụ y tế. Đồng lương thì như vậy, công việc thì rất nhiều, trách nhiệm thì nặng nề, với đồng lương như vậy người cán bộ y tế chưa đủ nuôi sống bản thân, chứ chưa nói đến nuôi sống gia đình.
Công việc của ngành y tế rất đặc thù, vì vậy nhiều lúc không thể "tay không đánh giặc" được mà cần có phương tiện, trang thiết bị để làm việc, để thăm khám, để chữa bệnh. Như hiện nay ở tuyến Trung ương với thiết bị chẩn đoán hiện đại, hầu hết các bác sỹ lệ thuộc rất nhiều vào các chẩn đoán cận lâm sàng, còn tuyến tỉnh, huyện, xã, phường, do thiếu trang thiết bị nên gần như chẩn đoán dựa vào kinh nghiệm lâm sàng là chính, do vậy không thể tránh được sai sót trong chẩn đoán. Các thầy thuốc tuyến Trung ương khi được tăng cường cho tuyến tỉnh, cũng bất lực trước những bệnh khó chẩn đoán mà buộc phải có thiết bị hiện đại mới phát hiện ra. Vì vậy đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các tuyến là hết sức cần thiết.
Ngành y tế và bảo hiểm xã hội, cùng các ngành có liên quan cần có sự thống nhất điều chỉnh lại một số nội dung trong qui định của bảo hiểm y tế. Như điều chỉnh lại danh mục thuốc bảo hiểm y tế, danh mục này phải thường xuyên được cặp nhật và bổ xung cho phù hợp; Điều chỉnh chế độ thanh toán tiền phẫu thuật, thủ thuật cho bệnh nhân; Điều chỉnh danh mục thanh toán các xét nghiệm cận lâm sàng; điều chỉnh trần điều trị, điều chỉnh phương pháp giám định...
Thứ năm: Tuyên truyền giáo dục nhận thức, ý thức của người dân trong việc lựa chọn dịch vụ y tế tối ưu cho mình. Tạo cho người dân cơ hội được tiếp cận các dịch vụ y tế hiện đại, nhưng làm sao tiết kiệm, thuận lợi và hiệu qủa nhất.
• Nêu cao vai trò của thanh tra, kiểm tra trong công tác lãnh đạo, quản lý, thực hiện qui chế chuyên môn, thực hiện y đức của Bệnh viện
Thanh tra là một khâu vô cùng quan trọng, một mắt xích không thể thiếu trong quá trình quản lý. Có thanh tra, kiểm tra mới có thể phát hiện những biểu hiện sai trái, những vấn đề xấu còn tồn tại trong ngành để kịp thời sửa chữa, uốn nắn, điều chỉnh. Không chỉ kiểm tra hàng ngũ nhân viên mà kiểm tra cả hàng ngũ lãnh đạo, quản lý, có như vậy mới đảm bảo công bằng trong đội ngũ cán bộ làm công tác y tế. Qua kiểm tra đánh giá được những mặt đã làm được, những nhược điểm còn tại tại. Đặc biệt trong vấn đề thực hiện 12 điều y đức của người thầy thuốc. Kiểm tra chéo cuối năm giữa các đơn vị trong bệnh viện về thực hiện qui chế chuyên môn, thực hiện y đức là một việc làm hết sức thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng điều trị cũng như chấn chỉnh đạo đức tác phong của người làm công tác y tế.
Nâng cao hiểu biết pháp luật, tăng cường công tác an ninh chính trị, bảo vệ nội bộ. Đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, chống tiêu cực, thực hiện tốt công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh.
• Làm tốt công tác thi đua khen thưởng
Cần có chế độ khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Phát huy gương người tốt, việc tốt, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến các danh hiệu thi đua, động viên cán bộ phấn khởi tin tưởng, tập thể đoàn kết, vững mạnh toàn diện. Vấn đề khen thưởng, kỷ luật phải được dân chủ công khai, tôn trọng ý kiến của quần chúng. Làm sao để thi đua khen thưởng thực sự nêu gương tốt để giáo dục nhân cách, nâng cao y đức.
Phải thấy được y đức của người thầy thuốc thể hiện ở thái độ, hành vi, là lương tâm, bổn phận không những đối với bệnh nhân mà còn đối với đồng nghiệp, với thầy, trò và cả người ngoài ngành. Người thầy thuốc có đạo đức là
người không phân biệt người bệnh sang hèn, giàu nghèo. Không được có sự phân biệt đối sử trong phác đồ điều trị và phải đảm bảo các qui trình về chuyên môn kỹ thuật, không kể đó là đối tượng thu phí hay miễn phí. Nếu có sự khác nhau chỉ là khác nhau ở các tiện nghi phục vụ sinh hoạt. Như vậy y đức nằm ngay trong quá trình giải quyết chế độ thu phí hay miễn phí. Y đức còn thể hiện không chỉ ở ý thức trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh mà cả trong việc đảm bảo ăn mặc cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đi theo để phục vụ, cả trong tư thế, tác phong, trang phục của người thầy thuốc.
• Nâng cao tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức của đội ngũ thầy thuốc
Bản thân người thầy thuốc phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Bởi đó là yêu cầu của cuộc sống, của sự tồn tại và phát triển của chính người thầy thuốc. Trong tình hình hiện nay yêu cầu đó càng trở nên cấp bách. Những nội dung của đạo đức người thầy thuốc mới là những qui định về chuẩn mực của người thầy thuốc để tu dưỡng rèn luyện bản thân trở thành người thầy thuốc chân chính. Phải luôn nghiêm khác với bản thân mình, phải lấy việc phục vụ không điều kiện cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là niềm hạnh phúc của mình.
Phải thấy được y đức của người thầy thuốc thể hiện ở thái độ, hành vi, là lương tâm, bổn phận không những đối với bệnh nhân mà còn đối với đồng nghiệp, với thầy, trò và cả người ngoài ngành. Người thầy thuốc có đạo đức là người không phân biệt người bệnh sang hèn, giàu nghèo. Không được có sự phân biệt đối sử trong phác đồ điều trị và phải đảm bảo các qui trình về chuyên môn kỹ thuật, không kể đó là đối tượng thu phí hay miễn phí. Nếu có sự khác nhau chỉ là khác nhau ở các tiện nghi phục vụ sinh hoạt. Như vậy y đức nằm ngay trong quá trình giải quyết chế độ thu phí hay miễn phí. Y đức còn thể hiện không chỉ ở ý thức trách nhiệm, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh mà cả trong việc đảm bảo ăn mặc cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đi theo để phục vụ, cả trong tư thế, tác phong, trang phục của người thầy thuốc
Lời Bác Hồ dạy là định hướng giá trị cho mỗi cán bộ y tế, là phương châm và khẩu hiệu hành động của ngành y tế nói chung. Nhất là trong thời kỳ đổi mới này, cán bộ y tế phải luôn luôn tâm niệm lời nói của Người, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình, vượt lên trên khó khăn, phát huy cao độ tính sáng tạo, năng động, tận tụy trong công tác cứu chữa và săn