hàng xuất kho và hàng hóa tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền hàng tháng, hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
2.1.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường tới nghiệp vụ kế toán bán hàng. hàng.
Các nhân tố môi trường bên trong.
- Giá bán hàng hóa: Giá bán tác động đến khối lượng hàng bán từ đó tác động đến doanh thu bán hàng của công ty. Theo quy luật cạnh tranh và quy luật cung - cầu thì khi giá giảm mức tiêu thụ sẽ tăng và ngược lại. Trong khi các yếu tố khác không đổi, giá bán tăng sẽ làm cho doanh thu tăng và ngược lại.
- Khối lượng hàng hóa tiêu thụ: Khi các nhân tố khác cấu thành nên giá cả hàng hóa không thay đổi thì doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp thu được nhiều hay ít phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong năm nhiều hay ít. Việc tăng giảm khối lượng hàng hóa tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả từ kế toán bán hàng của doanh nghiệp. Như vậy, tác động của nhân tố này chủ yếu phản ánh yếu tố chủ quan trong cách tổ chức công tác quản lý bán hàng của doanh nghiệp.
- Một nhân tố nữa chính là cơ cấu mặt hàng kinh doanh, vì trong nền kinh tế thị trường như hiện nay cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao, lượng cung cũng tăng theo lượng nhu cầu nhưng nếu các doanh nghiệp không tìm cách để đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng, thì doanh nghiệp khó đứng vững trên thị trường, nhất là các doanh nghiệp thương mại. Do đó mỗi doanh nghiệp phỉa biết lập kế hoạch kinh doanh của mình sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trên thị trường mà vừa phù hợp với tiềm lực và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, tránh việc doanh nghiệp phải phân tán làm lãng phí nguồn lực vào các lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả.
Xét trên góc độ tổ chức kế toán bán hàng thì cách tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp là gọn nhẹ hay cồng kềnh, có khoa học, hợp lý hay chồng chéo,… sẽ
ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kế toán và chi phí cho bộ máy kế toán. Ngoài ra cách chọn hình thức kế toán áp dụng và cách chọn các chính sách kế toán có phù hợp với đặc điểm của công ty hay không, không chi phối trực tiếp đến lợi ích của công ty mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả công tác kế toán trong đó có kế toán bán hàng. Bởi nếu công ty có sự lựa chọn không phù hợp khi đó vừa gây ra lãng phí mà vừa làm tăng khối lượng công việc kế toán không cần thiết, có sự trùng lặp và dẫn đến những sai sót, nhầm lẫn trong cả quá trình hạch toán lãn quá trình kiểm tra, kiểm soát.
- Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp và công tác kế toán đó là yếu tố con người. Nếu xét trong phạm vi kế toán bán hàng ta thấy: để phân loại doanh thu, xác định thời điểm ghi nhận doanh thu, tính giá vốn, phương pháp kế toán bán hàng một cách chính xác, kịp thời, nhanh chóng… yêu cầu đối với người làm kế toán cần phải có trình độ chuyên môn nhất định, có năng lực ttót về các nghiệp vụ kế toán. Về kỹ năng đồi hỏi người làm công tác kế toán phải biết kiến thức mà mình có được để vận dụng thành thạo các thao tác trong công việc của mình và các thao tác đó phải được tiến hành một cách khoa học, họ phải luôn rèn luyện và có khả năng tư duy cao. Về thái độ đòi hỏi phẩm chất của người kế toán phải luôn trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, thận trọng, luôn phải tuân thủ theo đúng chế độ chính sách đã quy định. Vấn đề nữa cần quan tâm khi nhắc tới nguồn nhân lực đó là số lượng nhân viên của doanh nghiệp. Nếu như khối lượng công việc kế toán nhiều mà số nhân lực lại có hạn thì cũng không thể hoàn thành tốt được. Chính vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những quyết định đúng đắn về tuyển dụng nhân sự và chính sách đào tạo, đãi ngộ phù hợp với cán bộ công nhân viên của mình.
Ngoài ra, văn hoá kinh doanh, phong cách lãnh đạo của nàh quản trị cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Nhất là trong công tác kế toán, khi mà yêu cầu về tính trung thực và khách quan được đặt lên hàng đầu và trở thành yêu cầu cơ bản đối với kế toán. Văn hoá kinh doanh của từng doanh nghiệp có thể hình thành lên tác phong làm việc của các nhân viên, nó có thể khích lệ nhân viên hăng say làm việc hoặc có những tác động bất lợi đến các nhân viên.
Các nhân tố bên ngoài
Năm 2003, Luật kế toán Việt Nam ra đời là văn bản mang tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực kế toán. Để thống nhất quản lý kế toán, đảm bảo kế toán là một công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu quản lý điều hành của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân. Do đó mọi nghiệp vụ liên quan tới hoạt động kế toán đều chịu sợ chi phối của Luật này, từ các quy đinh chung về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán đến việc lập báo cáo tài chính. Trong đó các nghiệp vụ bán hàng cũng không phải là ngoại lệ, cụ thể nhất: Điều 21- Luật kế toán còn quy định rõ việc sử dụng hàng hoá đơn bán hàng hoá trong hoạt động bán hàng.
Ngoài ra để thống nhất và tạo khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, năng cao chất lượng thông tin kế toán cung cấp trong nền kinh tế quốc dân, và phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng công tác kế toán, từ năm 2001 đến nay Bộ trưởng BTC đã ban hành và công bố 26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam cùng các thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện các Chuẩn mực đó. Chuẩn mực kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến nghiệp vụ kế toán bán hàng.
Chế độ kế toán doanh nghiệp cũng là một nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến kế toán bán hàng. Chế độ kế toán doanh nghiệp được ban hành đồng bộ cả chế độ chứng từ, sổ kế toán, tài khoản kế toán và báo cáo tài chính tạo điều kiện thuận lợi giúp cho kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng xử lý, phản ánh đúng bản chất của các hoạt động kinh tế phát sinh, làm cho thông tin kế toán cung cấp được chính xác, kịp thời và cho phép đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp ở mọi thời điểm.
Mặt khác, ta cũng cần phải xem xét tới sự thống nhất giữa Chế độ kế toán và Chuẩn mực kế toán vì nó ảnh hưởng đến hoạt động kế toán. Nếu giữa Chế độ kế toán và Chuẩn mực kế toán không có sự thống nhất sẽ làm cho những người làm kế toán lúng túng trong quá trình xử lý, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Từ đó, có thể dẫn tới sự nhầm lẫn, sai sót và kết quả là thông tin đưa ra sẽ không còn chính xác, không phản ánh đúng tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán của doanh nghiệp. Phần mềm kế toán chính là một minh chứng rõ ràng nhất. Việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp cho công việc kế toán của doanh nghiệp được thực hiện một cách nhanh chóng, khoa học và chính xác hơn. Điều này rất quan trọng đối với việc quản lý chi phí và từ đó giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết đinh phù hợp.
Đới với hoạt động bán hàng còn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng nằm bên ngoài bản thân mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể cải tạo hay kiểm soát được, doanh nghiệp chỉ có thể thích nghi với nó như tình hình chính trị - xã hội, các chu kỳ khủng hoảng của cả nền kinh tế thế giới, những tác động dây chuyền từ nền kinh tế thế giới mà nền kinh tế Việt Nam phải gánh chịu, sự biến động của thị trường tiền tệ khi giá trị đồng tiền thay đổi do lạm phát hay tỷ giá hối đoái giữa đồng ngoại tệ với đồng tiền trong nước…hoặc đơn thuần chỉ là xu thế tiêu dùng của người dân, thu nhập bình quân của người dân, ..; Tất cả các nhân tố đó sẽ ảnh hưởng tới chi phí đầu ra, giá cả thị trường, từ đó ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng của các doanh nghiệp. Nhưng tất cả các doanh nghiệp trong cùng một nền kinh tế thì đều chịu chung những ảnh hưởng này. Thuận lợi và khó khăn doanh nghiệp này nhận được hoặc gáng chịu thì đối thủ cạnh tranh của nó cũng vậy. Vì thế mỗi doanh nghiệp phải tự biết khai thác triệt để các thời cơ, cơ hội mà mình nhận được tứ đó sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa nguồn lực nhằm tạo nên một vị trí vững chắc cho doanh nghiệp.