Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp
3.2.2. Giải pháp lập dự phòng phải thu khó đò
Khi bán hàng áp dụng phương pháp thanh toán chậm các khoản phải thu ở người mua. Do đó công ty lên lập dự phòng phải thu khó đòi.
Theo quyết định hiện hành thì các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu dưới đây:
- Số tiền phỉa thu theo dõi được từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ nợ phải thu khó đòi.
- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận nợ của khách hàng về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bán thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ…
- Căn cứ ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:
+ Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa được.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể…
Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành.
Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu hồi công nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho công ty mua, bán nợ tài sản tồn đọng hoặc xác nhận những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán.
Nợ phải thu khó đòi đã quá hạn thanh toán từ hai năm trở lên kể từ ngày đến hạn thu hồi nợ được ghi trong hoạt hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết vay nợ, doanh nghiệp nhiều lần đòi không được.
Trong thời gian đặc biệt mắc nợ chưa đến hai năm nhưng người mắc nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc đang bị cơ quan điều tra pháp luật giam giữ khi phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi có thể xử lý trong một trong cách sau:
+ Xoá bỏ trực tiếp khi phát sinh các khoản phải thu khó đòi khi đó hạch toán thanh toán vào chi phí của doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp lập dự phòng: tức là khi phát sinh các khoản khó đòi thì kế toán lập dự phòng về phương diện kế toán là ghi nhận toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có thể thiệt hại không chắc chắn.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 1592 - Dự phòng phải thu khó đòi Bên nợ: + Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi
+ Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi
Bên có: + Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Số dư bên có : Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.
Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
- Cuối kỳ kế toán doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu xác định là không chắc chắn ( nợ phải thu khó đòi) kế toán tính, xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập.
Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải thu khó đòi được trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hạch toán vào chi phí, ghi:
Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 1592: Dự phòng phải thu khó đòi
- Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết. thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:
Nợ TK 1592 : Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp ( chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi)
- Các khoản nợ phải thu khó đòi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 1592: Dự phòng phải thu khó đòi ( Nếu chưa lập dự phòng) Nợ Tk 6422 : Chi phí quản lý doanh nghiệp ( Nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 138: Phải thu khác
Đồng thời ghi vào bên nợ TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý” ( TK ngoài bảng cân đối kế toán)
- Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý hoặc xoá nợ, nếu sau đó thu hồi được nợ. Kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ TK 111, 112…
Có TK 711: Thu nhập khác
Đồng thời ghi vào bên có TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý” ( TK ngoài bảng cân đối kế toán ).