CV NPV = = = 1,3 NPV mong đợi
3. Những khó khăn trong công tác thẩm định và phân tích rủi ro DAĐT tại NHCT Đống đa.
DAĐT tại NHCT Đống đa.
3.1- Những khó khăn trong việc thu thập thông tin:
• Các thông tin từ doanh nghiệp gửi đến NH không đầy đủ và thiếu chính xác.
- Doanh nghiệp không thuyết minh đợc năng lực sản xuất, năng lực tài chính; không thuyết minh đợc tính khả thi của dự án, nhất là thị trờng và tài chính, không thuyết minh đợc khả năng tiếp thu công nghệ của đội ngũ công nhân và chuyên gia kỹ thuật. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có ý đồ đầu t tốt nhng không có khả năng lập các dự án đầu t khả thi.
- Những tài liệu số liệu mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng thờng chỉ mang tính tơng đối, có độ tin cậy thấp, gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định dự án.
- Vốn tự có, tự huy động của các dự án thấp chỉ khoảng 7-15% trong tổng vốn đầu t, chủ yếu là bất động sản có sẵn nh nhà xởng, thiết bị mua sắm chủ yếu vẫn đợc đáp ứng bằng vốn tín dụng ngân hàng. Khá nhiều doanh nghiệp khi thẩm định tín dụng thì có chủ sở hữu tham gia tổng vốn đầu t, kể cả phần vốn tối thiểu đáp ứng nhu cầu tài sản lu động cho dự án hoạt động, nhng khi công trình đi vào hoạt động thì phần vốn này đa vào đầu t trung dài hạn cho các công trình khác hoặc sử dụng cho các mục tiêu khác
nên dự án cấp tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Công thơng Đống Đa hoạt động thiếu hiệu quả. Ví dụ trong tổng số 52 tỷ đồng đầu t trung dài hạn cho kinh tế ngoài quốc doanh thì vốn tự có của doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 3,7 tỷ, tức là hơn 7%.
- Trong điều kiện hiện nay khách hàng đợc quyền lựa chọn Ngân hàng để giao dịch, một doanh nghiệp đợc mở tài khoản giao dịch tiền gửi, tiền vay tại nhiều Ngân hàng Thơng mại khác nhau. Lợi dụng điều này, trên thực tế không ít doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi, tiền vay tại nhiều Ngân hàng hoặc vay ngân hàng này không đợc thì chạy sang vay ngân hàng khác. Hậu quả là Ngân hàng công thơng Đống Đa cũng nh các Ngân hàng Thơng mại khác khó lòng mà kiểm soát đợc doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn tín dụng, khó khăn trong việc thu hồi nợ khi đến hạn, vì doanh nghiệp có nợ Ngân hàng chuyển doanh thu sang tài khoản khác. Trong trờng hợp doanh nghiệp vỡ nợ thì có ít nhất hai Ngân hàng thơng mại trở lên tranh chấp nhau về tài sản xiết nợ.
- Đối với hộ sản xuất, có thể có những hoạt động tài chính ngầm nên không có cơ sở để phát hiện cũng nh xác minh tính chính xác của thông tin.
- Nhìn chung, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh cũng nh ngoài quốc doanh vẫn còn thấp. Trình độ quản lý, năng lực sản xuất kinh doanh còn cha đạt yêu cầu. Phần lớn các doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất kinh doanh trong tình trạng máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu nên sản phẩm tạo ra thiếu sức cạnh tranh. Hơn nữa nhiều nhân tố khách quan cũng tạo nên sức ép lớn đối với các doanh nghiệp nh hiện tợng bán phá giá hàng hoá, sản phẩm của các nớc trong khu vực đã tác đông tiêu cực đến thị trờng của các doanh nghiệp Viêt Nam. Hàng hoá ngoại nhập tràn vào thị trờng Việt Nam đã cạnh tranh gay gắt và chiếm lĩnh thị trờng trong nớc. Những tác động tiêu cực này buộc doanh nghiệp Nhà nớc phải giảm tốc độ sản xuất, nhiều doanh nghiệp đang đứng trớc nguy cơ đổ vỡ. Doanh nghiệp quốc doanh đợc coi là khu vực u tiên đầu t của các
Ngân hàng thơng mại quốc doanh nói chung cũng nh Ngân hàng Công th- ơng Đống Đa nói riêng nhng theo kết quả đánh giá của Bộ tài chính, trong năm 1998 số doanh nghiệp làm ăn có lãi chỉ chiếm 43,6% và 16,6% số doanh nghiệp lỗ mất tới 75% vốn Nhà nớc. Trong bối cảnh khó khăn chung nh thế, Ngân hàng Công thơng Đống Đa cũng nh các Ngân hàng thơng mại khác nói chung sẽ không thể tránh khỏi sự ngần ngại trớc việc mở rộng tín dụng mà nhất là tín dụng trung dài hạn bởi nguy cơ rủi ro tiềm ẩn là rất lớn.
• Thiếu các thông tin vĩ mô làm cơ sở để thẩm định:
- Thông tin tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nớc và Ngân hàng công thơng Trung ơng về xu hớng phát triển nền kinh tế của các ngành còn thiếu nên chi nhánh Ngân hàng Công thơng Đống Đa thiếu căn cứ và thông tin vĩ mô trong thẩm định.
- Không có cơ quan chuyên ngành đánh giá doanh nghiệp, hoạt động của kiểm toán độc lập còn hạn chế. Việc tổng hợp thông tin đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp cha có cơ quan nào làm.
- Nhiều dự án khi đến tay Ngân hàng đã đợc các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt mặc dù theo đánh giá của Ngân hàng, dự án thiếu tính khả thi. Tuy nhiên Ngân hàng vẫn phải đầu t nếu không sẽ tạo thế đối lập với chính quyền địa phơng, thành phố ở một mức độ nào đó.
- Hệ thống định chế pháp luật trong việc điều tiết quan hệ tín dụng, thế chấp, cầm cố tài sản tạo nên sự phức tạp trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng đến tranh chấp, tố tụng, xử lý tín dụng. Đặc biệt môi trờng pháp lý về quyền sở hữu tài sản và thế chấp tài sản còn nhiều vớng mắc
3.2- Về nội dung và các chỉ tiêu dùng để thẩm định DA:
- Cha có hệ thống tiêu chuẩn tín dụng và đánh giá doanh nghiệp, khách hàng. Việc đánh giá hiện tại chủ yếu là đánh giá tài chính, bỏ qua đánh giá nhiều yếu tố về năng lực của khách hàng.
- Khi thẩm định, Ngân hàng cha thực sự quan tâm việc dự kiến vòng đời của dự án trên cơ sở nghiên cứu khả năng thu hồi vốn, sự tiến bộ của năng lực kỹ thuật và công nghệ, quy hoạch phát triển kinh tế liên quan... dẫn đến xác định thời gian cho vay thiếu căn cứ. Còn có hiện tợng lý tởng hóa hiệu quả của dự án và nguồn trả nợ.
- Về các nội dung thẩm định, hiện nay NHCT Đống đa nói riêng cũng nh các NHTM Việt nam nói chung chủ yếu mới chỉ quan tâm đến thẩm định nội dung tài chính của DAĐT còn các nội dung quan trọng khác nh thị tr- ờng, kỹ thuật- công nghệ...thì vẫn cha đợc xem xét một cách sâu sắc và đầy đủ. Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ thẩm định còn thiếu các thông tin cần thiết, thiếu sự hiểu biết chuyên sâu về các lĩnh vực nh thị trờng và kỹ thuật.
- Ngay trong nội dung thẩm định tài chính, hiện nay NHCT Đống đa cũng mới chỉ quan tâm đến việc thẩm định các chỉ tiêu nh tổng vốn đầu t, khả năng sinh lời của DA hàng năm, khả năng trả nợ vay cho ngân hàng...Còn các chỉ tiêu tài chính quan trọng khác nh thời gian thu hồi vốn đầu t, NPV, IRR của DA vẫn cha đợc quan tâm xem xét và tính toán một cách đầy đủ. - Về vấn đề phân tích rủi ro của DA, thực sự hiện nay ở NHCT Đống đa cũng nh ở các NHTM khác hầu nh cha đợc đề cập tới trong công tác thẩm định DA. Mặc dù trong kinh tế thị trờng, khả năng biến động của các nhân tố đầu vào đầu ra của sản xuất và tiêu thụ là rất lớn, các rủi ro là hết sức đa dạng...Nhng do thiếu các thông tin dự báo cần thiết, thiếu các công cụ phân tích và cán bộ thẩm định của các ngân hàng cha đánh giá đợc hết tầm quan trọng của việc phân tích rủi ro DA nên hiện nay việc đảm bảo tín dụng chủ yếu là quan tâm đến tài sản thế chấp, đến thế lực và năng lực tài chính của bên bảo lãnh...Nh vậy, việc thẩm định DA cha đảm bảo việc lợng hoá và dự báo các rủi ro và do đó, không thể nhìn nhận và đánh giá đợc các nhân tố biến động sẽ tác động đến dự án nh thế nào.
- Đại bộ phận cán bộ đợc trởng thành trong thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, một số cán bộ mới bổ sung thì lại thiếu hiểu biết thực tiễn, kiến thức cơ bản về một nền kinh tế thị trờng cha đợc trang bị đầy đủ, cha đáp ứng đợc những đòi hỏi của cơ chế thị trờng, thiếu phơng pháp điều tra thu thập và xử lý thông tin, thiếu kiến thức về ngành kinh tế mà mình đang cho vay. Thêm vào đó là những kiến thức về pháp lý tự đọc, tự tìm hiểu thiếu tính hệ thống nên nhiều khi đã nhận thức cha đúng những vấn đề cơ bản của luật kinh tế, luật hợp đồng, luật sở hữu tài sản vì vậy cán bộ thờng thiếu khả năng, trình độ, kinh nghiệm để đánh giá đúng tính hiệu quả, mức độ rủi ro của dự án.
- Bên cạnh nguyên nhân chủ quan do kiến thức của bản thân cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập thì cách thức tổ chức, bố trí và đào tạo cán bộ của Ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng, khiến cho năng lực, sở trờng của cán bộ không đợc phát huy hết.
Thứ nhất, công tác đào tạo, tuyển chọn cán bộ không tập trung theo một lĩnh vực, chuyên môn nhất định. Tuy công tác đào tạo cán bộ đợc ngân hàng rất quan tâm nhng trên thực tế việc đào tạo còn mang tính chất của những khoá học cấp tốc, ngắn hạn nên kiến thức đem lại không sâu. ở ngân hàng cha có những cán bộ chuyên môn giỏi hẳn về một lĩnh vực nh thẩm định dự án đầu t, cán bộ có kiến thức chuyên sâu về pháp lý, về kế toán, kiểm toán... để đánh giá độ chính xác của các số liệu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, thiếu những cán bộ có khả năng nhạy bén trong việc thu thập thông tin thị trờng, dự đoán xu hớng phát triển của các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang đầu t... Hầu hết các cán bộ đều có kiến thức dàn trải nên xử lý công việc không thể đạt hiệu quả cao nhất.
Thứ hai, cách tổ chức, bố trí cán bộ nh hiện nay của Ngân hàng Công thơng Đống Đa còn những điểm bất hợp lý. Phòng kinh doanh của Ngân hàng đợc chia thành ba bộ phận chuyên môn: Phòng tín dụng công nghiệp, phòng tín dụng thơng nghiệp, và tín dụng ngoài quốc doanh. Về
cơ bản ta đã thấy sự chuyên môn hoá theo lĩnh vực và theo thành phần kinh tế, tuy nhiên với cách tổ chức nh vậy, phòng tín dụng ngoài quốc doanh sẽ phải chuyên trách tất cả các lĩnh vực, hơn nữa bản thân các cán bộ tín dụng trong phòng lại không đợc chuyên môn hoá theo lĩnh vực kinh tế nên một cán bộ có thể khi thì cho vay công nghiệp, lúc thì cho vay th- ơng nghiệp hay xây dựng cơ bản... Còn đối với lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh thì ranh giới phân biệt giữa hai phòng tín dụng công nghiệp và tín dụng thơng mại cũng đã bị xoá nhoà. Phòng tín dụng thơng nghiệp nhiều khi vẫn cho vay xây dựng cơ bản, cho vay sản xuất, điều này dễ dẫn đến tình trạng một cán bộ tín dụng phải cho vay những dự án nằm trong lĩnh vực mà mình am hiểu rất ít hoặc hầu nh không hề biết. Hậu quả là cán bộ tín dụng rất thụ động vào những số liệu, những căn cứ về tính khả thi của các dự án mà doanh nghiệp đa ra. Điều này cũng dễ hiểu vì một cán bộ tín dụng hiểu biết không đầy đủ về lĩnh vực xây dựng cơ bản thì khó lòng mà thẩm định chính xác đợc một dự án đầu t nâng cấp đờng bộ. Hay cán bộ tín dụng sẽ không thể khẳng định một nhà máy ximăng sẽ hoạt động hiệu quả nếu không hiểu gì về quy trình công nghệ, thành phần và yêu cầu chất lợng ximăng.
Thứ ba, mặc dù Ngân hàng đã có những khen thởng về vật chất để khuyến khích cán bộ tín dụng tìm kiếm những khách hàng mục tiêu và món vay mới có hiệu quả nhng theo đánh giá của một số cán bộ trong ngân hàng thì sự kích thích còn rất nhỏ, cha đủ tạo ra động lực cho cán bộ tích cực tìm kiếm khách hàng để mở rộng tín dụng trung dài hạn.