Khách hàng mục tiêu

Một phần của tài liệu kế hoạch kinh doanh du lịch (Trang 30 - 33)

III. MUA SẮM TRỰC TUYẾN

4.2.Khách hàng mục tiêu

 Khách hàng là nhà cung cấp:

- Doanh nghiệp đang áp dụng hình thức quảng cáo khác, đã có khách hàng ổn định:

Với những DN này, họ quảng cáo sản phẩm của họ trên các website để quảng bá thương hiệu và uy tín của mình, mục đích nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp

Tuy nhiên, họ luôn mong muốn được đăng tải quảng cáo tại website nào có số lượng khách hàng truy cập lớn, từ đó việc quảng cáo tại các website đó của họ sẽ hiệu quả hơn thông qua việc có cơ hội tiếp xúc được nhiều khách hàng hơn quảng bá.

- Doanh nghiệp trẻ đang loay hoay, thiếu khách hàng:

Với những doanh nghiệp này, họ vừa mới bắt đầu hoạt động kinh doanh, chưa có nhiều khách hàng. Và họ nhận thấy điều cần thiết phải quảng bá sản phẩm của mình trên nhiểu phương tiện. Một trong những cách mà họ nghĩ đến đó là quảng cáo trực tuyến trên các phương tiện. Họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong quảng cáo trực tuyến và chỉ cần có thể thu hút khách hàng đến với sản phẩm của họ là họ đã đạt được mục tiêu quảng cáo rồi.

Do đó mà đối với những doanh nghiệp này, Hà Nội Travel không lo lắng nhiều đến những yêu sách mà họ đặt ra như một số Doanh nghiệp đã quảng cáo trên các website trước đó, mà chú trọng đến khâu chăm sóc, thuyết phục họ tin tưởng vào website của công ty đến có thể biến họ thành khách hàng của công ty.

- Các chủ doanh nghiệp tương lai.

Với đối tượng khách hàng này, họ chưa từng kinh doanh, họ có ý tưởng và chuẩn bị kinh doanh TMĐT, và họ tìm hiểu về cách thức quảng cáo sản phẩm mà họ sắp kinh doanh. Họ sẽ truy cập website của công ty và theo dõi lượt truy cập của web cũng như sự phát triển ngày càng nhiều hay it đi các quảng cáo của các công ty khá để đánh giá, tìm sự tin tưởng nơi website của công ty để chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh trong tương lai.

 Khách hàng là những người duyệt web và người tiêu dùng

Cả hai loại khách hàng này đều có chung một thao tác đó là truy cập trang web của công ty để tìm kiếm thông tin. Sau đó, khách hàng nào quan tâm và muốn lựa chọn sản phẩm của Hà Nội Travel thì được gọi là người tiêu dùng.

Với dịch vụ quảng cáo các dịch vụ du lịch tại Hà Nội, qua nghiên cứu và khảo sát cho ta thấy thị trường khách du lịch đến Hà Nội là rất lớn, rất lạc quan.

Khách du lịch quốc tế đến Thủ đô với nhiều mục đích, trong đó với mục đích du lịch chiếm khoảng 70%, khách công vụ, thương mại, hội nghị hội thảo, thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ chiếm tương ứng 15,9; 4,0 và 2,9%; thăm thân 5,1%.

Khách du lịch lựa chọn Hà Nội là điểm đến trong chuyến đi của mình chủ yếu là do các giá trị văn hoá, lịch sử, yếu tố tài nguyên tự nhiên. Lời khuyên của bạn bè, người thân trong việc lựa chọn Hà Nội là điểm đến cũng rất quan trọng, ngoài ra còn các yếu tố Hà Nội là điểm đến an toàn, sự hiếu khách của người dân, giá cả hợp lý và cơ hội mua sắm .

Khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng tăng, lượng khách hàng năm tăng trung bình từ 18-20%. Năm 2008, Hà Nội đón 1,3 triệu lượt; năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các dịch bệnh lượng khách là 1,02 triệu lượt; năm 2010 với sự kiện Đại lễ kỷ niệm 1000 ngìn năm Thăng Long – Hà Nội và Năm Du lịch Quốc gia, lương khách đên Hà Nội tăng mạnh, tổng số trên 1,7 triệu lượt; Năm 2011 đón 1,84 triệu lượt khách quốc tế. Ước tính năm 2012, Hà Nội đón trên 2 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

Thị trường khách du lịch nội địa đến Hà Nội cũng chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu cả nước, với lượng khách trung bình hàng năm chiếm trên 20 % tổng lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam. Năm 2002, Hà Nội đón 2,8 triệu lượt, đến

năm 2009 đã đón được 9,2 triệu lượt, năm 2010 đã đón được 10,6 triệu lượt, năm 2011 đạt 11,6 triệu lượt và 2012 ước đạt trên 12 triệu lượt khách.

Khách du lịch nội địa đến Hà Nội với nhiếu mục đích khác nhau và từ khắp các Tỉnh thành của cả nước, trong đó khách đến Hà Nội với mục đích du lịch thuần thuý, đi công tác, thăm thân và chữa bệnh. Khách đến Hà Nội, lưu trú tại Khách sạn là 38,6%, Nhà khách 24,4%, Nhà nghỉ 21,8% và ở nhà bạn bè, người thân khoảng 15,2% (do tỷ lệ khách thăm thân và đi chữa bệnh tại Hà Nội khá lớn). Mua sắm là một thú vui của du khách, đặc biệt là khách du lịch nội địa. Chi tiêu cho mua sắm chiếm tỷ trọng cao nhất, đến 27,7% trong tổng số chi tiêu, tiếp theo là ăn uống 22,5% , lưu trú 22,1%, vận chuyển và vui chơi giải trí lần lượt là 10,2 và 9,4%.

Tuy nhiên, số lượng lớn khách hàng này lại gặp phải một số vấn đề rất lớn khi đi du lịch tại Hà Nội, đó là phương tiện di chuyển và địa hình, đường đi quanh điểm du lịch của họ. Nhiều du khách thấy khó khăn để tìm được đường đi chính xác đến địa điểm cần đến, phương tiện đi lại cũng không nắm được, gây nhiều sự không hài lòng.

Một phần của tài liệu kế hoạch kinh doanh du lịch (Trang 30 - 33)