ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM SINH HỌC TRICHODERMA VÀ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nấm trichoderma và xạ khuẩn streptomyces đến sinh trưởng phát triển và bệnh thán thư, héo xanh vi khuẩn hại ớt tại quảng trị (Trang 50)

STREPTOMYCES ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ỚT

Sinh trưởng, phát triển của cây trồng là một quá trình sinh lý tổng hợp, là sự biến đổi về hình thái và cấu trúc bên trong của cây. Hai quá trình này tồn tại song song có tác dụng thúc đẩy nhau và không thể tách rời nhau trong suốt chu kỳ sống của cây trồng. Sinh trưởng, phát triển có mối quan hệ hữu cơ với nhau cùng chịu sự tác động của nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài cơ thể cây trồng, nếu một yếu tố nào đó thay đổi cũng sẽ làm cho mối quan hệ này bị biến đổi. Mối quan hệ này không phải lúc nào cũng thúc đẩy lẫn nhau và đồng nhất với nhau. Sự biểu hiện có thể diễn ra như sau: sinh trưởng phát triển cân đối, sinh trưởng tốt phát triển chậm, sinh trưởng kém phát triển sớm. Vì vậy, bằng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt và bằng cách tác động các yếu tố của môi trường, con người có thể hướng quá trình sinh trưởng, phát triển theo hướng của mình mong muốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Các chỉ tiêu sinh trưởng phản ánh đầy đủ quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ớt và đây cũng là cơ sở để đánh giá khả năng cho năng suất ớt. Nghiên cứu các chỉ tiêu chiều cao cây, đường kính tán, số lá, số hoa, số cành trên cây, các yếu tố cấu thành năng suất có ý nghĩa quan trọng, góp phần nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Trichoderma Streptomyces đến sinh trưởng, phát triển và năng suất ớt.

Dưới đây là kết quả thu được khi nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học

Trichoderma Streptomyces đến các chỉ tiêu sinh trưởng của giống ớt sừng trâu địa phương.

3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm TrichodermaStreptomyces đến thời gian sinh trưởng phát triển của cây ớt

Thời gian sinh trưởng của cây là khoảng thời gian cần thiết để cây trồng hoàn thành các giai đoạn phát dục của cây ớt được tính từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch. Thời gian sinh trưởng và phát triển phụ thuộc vào yếu tố di truyền, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh và điều kiện thâm canh của từng vùng. Nghiên cứu từng giai đoạn khác nhau giúp chúng ta xác định thời vụ trồng thích hợp, biện pháp chăm sóc tối ưu, bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp trong hệ thống canh tác đem lại lợi ích cho người sản xuất. Cây ớt phát triển qua từng giai đoạn khác nhau, để thuận tiện cho việc nhận biết và chăm sóc có thể chia ra từng thời kỳ nhỏ.

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến thời gian

sinh trưởng của cây ớt.

Giai đoạn

Công thức

Sau khi trồng đến… bén rễ, hồi xanh bắt đầu ra hoa kết thúc ra hoa thu quả đợt 1 thu quả đợt 2 Đối chứng 7 39 82 95 110 T100 7 39 85 95 110 S100 7 39 85 95 110 TS50:50 7 39 86 95 110 TS70:30 7 39 87 95 110 TS30:70 7 39 86 95 110

- Từ khi trồng đến bén rễ hồi xanh: Thời kỳ này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của cây giống và điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố này giúp cho quá trình hồi xanh của cây được thuận lợi. Trong thời gian này, phân bón nói chung và chế phẩm sinh học nói riêng hầu như chưa có ảnh hưởng đến thời gian hồi xanh của cây. Trước khi trồng có mưa nên độ ẩm đất tương đối thuận lợi cho quá trình hồi xanh của cây. Sau khi trồng có tưới nước tạo điều kiện thuận lợi cho cây ớt rút ngắn thời gian hồi xanh. Sau khi trồng 5 ngày ớt bắt đầu hồi xanh và hồi xanh hoàn toàn sau khi trồng 7 ngày.

- Từ khi trồng đến bắt đầu ra hoa: Đây là thời kỳ cơ bản để cây tổng hợp chất hữu cơ chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ này tương đối dài nên điều kiện ngoại cảnh và canh tác có tác động rất lớn đến quá trình phân hóa mầm hoa của cây ớt. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy giữa các công thức có xử lí chế phẩm Trichoderma Streptomyces và công thức Đối chứngchưa có ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của ớt.

- Từ khi trồng đến khi kết thúc ra hoa: Ớt sừng trâu địa phương là loại hình sinh trưởng vô hạn, khi có nhánh đầu tiên thì hoa xuất hiện sau đó cứ tiếp tục ra hoa khi cây tiếp tục phân cành cấp 2, cấy 3, cây tiếp tục sinh trưởng cho đến khi chết. Vì vậy, thời gian này dài hay ngắn thể hiện sự sinh trưởng mạnh hay yếu của cây ớt, nếu thời gian này dài chứng tỏ ớt sinh trưởng tốt, ngược lại nếu thời gian này ngắn chứng tỏ ớt sinh trưởng yếu hơn.

Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy ở giai đoạn từ bắt đầu ra hoa đến kết thúc ra hoa giữa các công thức có sự chênh lệnh nhau khá rõ, ở công thức có xử lí chế phẩm thời gian kết thúc ra hoa nhiều hơn 3 - 5 ngày so với công thức đối chứng không xử lí chế phẩm. Ở công thức xử lí kết hợp 2 loại chế phẩm với tỉ lệ 50% trichoderma

50% Streptomyces có thời gian ra hoa dài nhất. Cụ thể là công thức đối chứng có thời gian kết thúc ra hoa là 82 ngày, công thức T100, S100, có thời gian kết thúc ra hoa là 85 ngày, công thức TS70:30, TS30:70 có thời giam kết thức ra hoa là 86 ngày, riêng công thức TS50:50 có thời gian kết thúc ra hoa là 87 ngày. Như vậy việc xử lí chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đã ảnh hưởng đến thời gian ra hoa của cây ớt, làm cho ớt có thời gian ra hoa dài hơn. Đến cuối thời kỳ ra hoa do nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao và không có mưa nên cây ớt đã ngừng ra hoa.

Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch đợt 1: Đây là khoảng thời gian để những quả ra trước bắt đầu chín và cho thu hoạch đợt 1. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy trong giai đoạn này nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, có lượng mưa nhỏ vào tháng 4 làm cho quá trình chín của ớt nhanh hơn, cây ngừng sinh trưởng. Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch đợt 1 là 95 ngày.

Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch đợt 2: Đây là khoảng thời gian để cây hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của một chu kỳ sống. Tuy ớt sừng trâu địa phương là loại hình sinh trưởng vô hạn nhưng đo điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng như tính thời vụ nên thời gian từ khi trồng đến khi kết thúc chu kỳ sống của ớt là 110 ngày.

Như vậy, qua theo dõi ảnh hưởng của việc xử lí chế phẩm Trichoderma và Streptomyces với các liều lượng khác nhau đã ảnh hưởng đến thời gian kết thúc ra hoa của cây ớt.

3.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm TrichodermaStreptomyces đến sự tăng trưởng chiều cao của cây ớt

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây là một chỉ số quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây ớt ở các công thức thí nghiệm. Sự phân chia tế bào theo chiều dọc ở mô phân sinh ngọn là yếu tố quyết định đến chiều cao cây. Tốc độ phân chia phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện ngoại cảnh như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bón phân, tưới nước và việc sử dụng chế phẩm sinh học, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì tốc độ phát triển thân chính khác nhau. Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá động thái tăng trưởng chiều cao của giống ớt sừng trâu nhằm tìm hiểu tác động của các biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh thán thư đối với động thái tăng trưởng chiều cao cây, là cơ sở cho việc xây dựng quy trình phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh thán thư, kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đến sự tăng trưởng chiều cao của cây ớt Đơn vị: cm Ngày ST CT 10 24 38 52 66 80 94 108 Đối chứng 12,21a 16,94c 25,70b 38,67b 51,47b 56,93b 57,90b 57,97b T100 12,12a 17,18bc 28,92ab 41,00ab 52,70ab 58,68ab 59,25ab 59,25ab S100 12,20a 17,52bc 30,73a 41,00ab 53,6ab 58,7ab 59,23ab 59,23ab TS50:50 12,36a 19,86a 31,77a 42,67a 54,77a 59,95a 60,50a 60,50a TS70:30 12,23a 17,45b 30,43a 41,33ab 53,04ab 58,30ab 58,83ab 58,83ab TS30:70 12,36a 18,07b 30,52a 41,67ab 52,77ab 58,18ab 58,70ab 58,70ab

Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức không sai khác nhau biểu hiện cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức p < 0,05.

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy:

+ Thời điểm 10 ngày sau trồng: Đây là thời kỳ cây ớt bén rễ hồi xanh, thời kỳ này có sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê về chiều cao cây giữa các công thức. Chiều cao cây của các công thức biến động từ 12,12 – 12,36 cm. Trong đó, công thức TS50:50 và công thức TS30:70 có chiều cao lớn nhất là 12,36cm. Như vậy chứng tỏ việc xử lý chế phẩm TrichodermaStreptomyces với liều lượng khác nhau chưa ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao cây ở giai đoạn này.

+ Thời điểm 24 ngày sau trồng: Đây là thời kỳ cây ớt bước vào giai đoạn phát triển thân lá, chiều cao cây dao động từ 16,94đến 19,86cm, đạt cao nhất ở công thức TS50:50 khi xử lý chế phẩm trên cây ớt với tỷ lệ 50% Trichoderma và 50%

Streptomyces sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với các công thức còn lại, chiều cao cây thấp nhất ở công thức Đối chứng (16,94 cm).

+ Thời điểm 38 ngày sau trồng: Cây ớt giai đoạn này đã tăng nhanh về chiều cao, tuy nhiên giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác khi phân tích thống kê không đảng kể, chiều cao cây dao động trong khoảng 6,07cm. Chiều cao cây cao nhất ở các công thức S100, TS50:50, TS70:30, TS30:70 đạt lần lượt là 30,73cm; 31,77cm; 30,43cm và 30,52cm. Sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức Đối chứng, và công thức Đối chứng có chiều cao cây thấp nhất (25,70).

+ Thời điểm 52 ngày sau trồng: chiều cao cây dao động từ 38,67 đến 42,67cm, đạt cao nhất ở công thức TS50:50 (42,67cm), sai khác có ý nghĩa thống kê so với công thức Đối chứng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với các công thức còn lại.

+ Thời điểm 66 ngày sau trồng: trong giai đoạn này trên cây diễn ra cả 2 quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực tuy nhiên chiều cao cây vẫn còn tăng nhanh ở giai đoạn này, chiều cao dao động trong khoảng 51,47đến 54,77cm. Ở công thức TS50:50 xử lý chế phẩm với tỷ lệ 50% Trichoderma và 50% Streptomyces

vẫn đạt chiều cao lớn nhất (54,77cm), sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức Đối chứng không xử lý chế phẩm.

+ Thời điểm ngày thứ 80 ,94 đến 108 ngày sau khi trồng: Đây là giai đoạn cây tập trung dinh dưỡng để nuôi quả vì vậy chiều cao cây tăng lên không đáng kể, thậm chí từ 94 đến 108 ngày cây ngừng phát triển chiều cao. Tuy nhiên chiều cao cây vẫn chịu ảnh hưởng của liều lượng chế phẩm, ở cả 3 kỳ theo dõi, chiều cao cây đều đạt cao nhất ở công thức TS50:50 (xử lý tỷ lệ 50% Trichoderma và 50% Streptomyces ), sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức Đối chứng (không xử lý chế phẩm), tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê với các công thức còn lại.

Nhận xét chung:

Nhìn chung chiều cao cây có sự biến động nhẹ giữa các công thức nhưng chịu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học, với liều lượng xử lý tỷ lệ 50% Trichoderma 50% và Streptomyces cây luôn đạt chiều cao lớn nhất trong thí nghiệm.

3.1.3. Ảnh hưởng của chế phẩm từ nấm Trichoderma và xạ khuẩn Streptomyces

đến số lá trên cây ớt

Lá là cơ quan rất quan trọng của cây trồng, là nơi diễn ra quá trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ làm thức ăn để cây trồng sinh trưởng và phát triển. Dinh dưỡng khoáng sau khi được rễ hấp thu cùng với quá trình quang hợp của bộ lá sẽ hình thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Đối với cây ớt thì số lá xanh còn lại sau thu hoạch còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chính là biểu hiện của khả năng tích lũy chất khô trong cây trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, dựa vào chỉ tiêu này có thể cho ta dự đoán về năng suất của cây trồng cao hay thấp. Số lá xanh còn lại trên cây nhiều quá hay ít quá đều không tốt cho cây trồng, nếu ít quá chứng tỏ khả năng tích lũy chất khô trong cây thấp dẫn đến năng suất của cây không cao. Còn ngược lại nếu số lá xanh còn lại trên cây sau thu hoạch cao quá thì chứng tỏ sự mất cân đối trong chế độ dinh dưỡng của cây ớt, có hiện tượng “dư thừa” phân đạm, ở giai đoạn quả chín không tập trung dinh dưỡng để tạo quả mà quay lại quá trình sinh trưởng, lúc đó năng suất cây trồng cũng không cao.

Chính vì vậy, sự phát triển của bộ lá là một chỉ tiêu quan trọng để xác định năng suất của cây trồng, bộ lá phát triển tốt, số lá xanh còn lại sau thu hoạch hợp lý là cơ sở để xác định tiềm năng năng suất của cây ớt.

Sau khi nghiên cứu, theo dõi số lá trên cây của cây ớt qua các giai đoạn chúng tôi thu được số liệu ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Trichoderma và Streptomyces

đến số lá trên cây của cây ớt.

GĐST cây

CT Cây con

Bắt đầu ra hoa

Sau thu hoạch đợt 1

Sau thu hoạch đợt 2 Đối chứng 8,60a 32,03c 195,03c 140,80b T100 8,60a 37,37ab 206,40ab 147,73ab S100 8,66a 36,77b 204,13bc 146,23ab TS50:50 8,60a 39,23a 215,63a 157,97a TS70:30 8,73a 37,20ab 206,27ab 150,50ab TS30:70 8,66a 37,93ab 206,07ab 150,07ab

Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức không sai khác nhau biểu hiện cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức p < 0,05.

Qua bảng số liệu ở bảng 3.3 cho thấy số lá trên cây ở các công thức và từ giai đoạn ra hoa là rất khác nhau, có sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 so với công thức Đối chứng.

Thời kỳ cây con: Số lá trên cây dao động từ 8,6 đến 8,73 lá trên cây, khi phân tích thống kê sự sai khác giữa các công thức không có ý nghĩa điều này chứng tỏ việc xữ lý chế phẩm chưa tác động đến số lá của cây ớt trong giai đoạn này.

Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Đã có sự sai khác rõ rệt giữa công thức Đối chứng và các công thức có xử lý chế phẩm. Ở công thức Đối chứng khi phân tích thống kê sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05% đối với các công thức có xử lí chế phẩm Trichoderma

Streptomyces. Cụ thể, đối với công thức Đối chứng không xử lý chế phẩm số lá trên cây là 32,03 lá; công thức T100 xử lý chế phẩm 100% Trichoderma số lá trên cây là 37,37 lá; công thức S100 xử lý chế phẩm 100% Streptomyces có số là trên cây là 36,77 lá; công thức TS50:50 xử lý chế phẩm với tỷ lệ 50% Trichoderma và 50% Streptomyces là 39,23 lá; công thức TS70:30 xử lý chế phẩm với tỷ lệ 70% Trichoderma và 30%

Streptomyces có số lá trên cây là 37,20 lá; công thức TS30:70 xử lý chế phẩm với tỷ lệ 30% Trichoderma và 70% Streptomyces có số lá trên cây là 37,93 lá. Giữa các công thức có xử lý chế phẩm có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Thời kỳ sau thu hoach lần 1: Bộ tán của cây giai đoạn này vẫn còn xanh tốt để nuôi quả đợt 2, sự già và rụng lá chưa diễn ra nên số lá trên cây vẫn còn cao, dao động từ 195,03đến 215,63cm. Số lá đạt cao nhất ở công thức TS70:30 (215,63 lá/cây), sai khác có ý nghĩa thống kê với công thức Đối chứng không sử dụng chế phẩm sinh học (195,03 lá/cây) và công thức S100 sử dụng chế phẩm với tỷ lệ 100% Streptomyces

(204,13lá/ cây). Tuy nhiên sai khác không có ý nghĩa với các công thức còn lại.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nấm trichoderma và xạ khuẩn streptomyces đến sinh trưởng phát triển và bệnh thán thư, héo xanh vi khuẩn hại ớt tại quảng trị (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w