HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nấm trichoderma và xạ khuẩn streptomyces đến sinh trưởng phát triển và bệnh thán thư, héo xanh vi khuẩn hại ớt tại quảng trị (Trang 76 - 88)

TRICHODERMA STREPTOMYCES ĐỐI VỚI CÂY ỚT TẠI ĐỊA PHƯƠNG NGHIÊN CỨU

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma

và Streptomyces đối với ớt.

Công thức Tổng thu (triệu đồng/ha) Tổng chi (triệu đồng/ha) Lãi ròng (triệu đồng/ha) Chỉ số VCR Tỷ suất lợi nhuận (lần) Đối chứng 57,54 33,50 24,04 - 1,72 T100 66,24 36,50 29,74 1,9 1,81 S100 68,04 36,50 31,54 2,5 1,86 TS50:50 70,14 36,50 33,64 3,2 1,92 TS70:30 66,30 36,50 29,80 1,92 1,82 TS30:70 66,60 36,50 30,10 2,02 1,82

Lãi ròng ở các công thức thí nghiệm dao động từ 24,04 đến 33,64 triệu/ha, các công thức có xử lý chế phẩm đều có lãi ròng cao hơn so với đối chứng không sử dụng chế phẩm, tăng từ 5,70 đến 9,6 triệu/ha. Trong đó lãi ròng đạt cao nhất ở công thức TS50:50 (33,64 triệu/ha). Mặc dù chịu chi phí đầu tư cao hơn hoặc ngang bằng so với các công thức khác nhưng lãi ròng vẫn cao hơn do có sự tăng lên đáng kể về năng suất, điều này càng khẳng định hiệu quả của sử dụng kết hợp 50% Trichoderma và 50%

Streptomyces. Lãi ròng thấp nhất ở công thức Đối chứng.

Chỉ số VCR (value cost ratio): là chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma Streptomyces so với công thức Đối chứng. Qua kết quả nghiên cứu, chúng ta thấy rằng ở các công thức xử lý chế phẩm khác nhau thì hiệu quả của từng công thức cũng thể hiện khác nhau, trong đó thể hiện rõ nét nhất là công thức TS50:50 (xử lý hai loại chế phẩm kết hợp với tỉ lệ 50%

Trichoderma và 50% Streptomyces) có chỉ số VCR đạt cao nhất 3,2. Như vậy, sử dụng chế phẩm sinh học kết hợp với tỉ lệ 50% Trichoderma và 50% Streptomyces có lãi và được người dân tin tưởng sử dụng.

Về tỷ suất lợi nhuận: Để đánh giá đúng hiệu quả kinh tế thu được, chúng tôi còn xem xét mối tương quan giữa tổng chi phí thu vào và tổng chi phí bỏ ra. Tỷ luất lợi nhuận là tỷ số giữa tổng thu và tổng chi. Nếu tỷ số này càng lớn chứng tỏ lợi nhuận thu được càng cao. Ở các công thức thí nghiệm, tỷ suất lợi nhuận ở các công thức có xử lý chế phẩm đều cao hơn so với công thức đối chứng. Trong các công thức xử lý chế phẩm thì công thức TS50:50 có tỷ suất lợi nhuận cao nhất (1,92).

Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy hiệu quả kinh tế của việc sử dụng hai loại chế phẩm Trichoderma và Streptomyces là rất cao. Khi sử dụng kết hợp hai loại chế phẩm với các tỷ lệ khác nhau thì năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn khi xử lý riêng lẻ từng loại chế phẩm và đạt cao nhất ở tỷ lệ 50% Trichoderma: 50% Streptomyces.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu “Ảnh hưởng của nấm Trichoderma và xạ khuẩn

Streptomyces đến sinh trưởng phát triển và bệnh thán thư, héo xanh vi khuẩn hại ớt tại Quảng Trị” chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

(1) Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học từ nấm Trichoderma và xạ khuẩn

Streptomyces đến sinh trưởng phát triển ớt và một số vi sinh vật đất trước và sau thí nghiệm.

- Khi xử lý kết hợp 2 loại chế phẩm Trichoderma Streptomyces đều làm tăng chiều cao cây, số lá trên cây, số cành cấp 1, cành cấp 2, cành cấp 3 và tổng số cành/cây, tổng số hoa trên cây so với khi không xử lý chế phẩm hay khi xử lý chế phẩm một cách riêng lẻ. Điều này đã góp phần làm tăng năng suất ớt.

- Về năng suất thực thu: các công thức có xử lý chế phẩm đều cho năng suất cao hơn đối chứng. Trong đó công thức TS50:50: xử lý kết hợp tỷ lệ 50%

Trichoderma 50% Streptomyces cho năng suất thực thu cao nhất, đạt 11,69 tấn/ha, cao hơn đối chứng 9,59 tấn/ha, vượt 17,96% so với đối chứng. Xử lý chế phẩm Trichoderma Streptomyces đã có tác động tích cực đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của ớt. Trong đó công thức TS50:50- xử lý kết hợp 2 loại chế phẩm trên với tỷ lệ mỗi loại 50% đã tỏ ra có ưu thế và cao hơn khi xử lý riêng lẻ từng loại chế phẩm.

- Về kết quả phân tích đất: Khi phân tích các vi sinh vật đất (vi khuẩn tổng số, nấm sợi, xạ khuẩn, vi khuẩn phân giải xenlulose, VSV phân giải photphat khó tan, VSV sinh màng nhầy polyssaccaride) sau khi bố trí thí nghiệm xử lý chế phẩm

TrichodermaStreptomyces đã làm tăng số lượng các VSV có ích trong đất cao hơn so với trước khi bó trí thí nghiệm, giữa các công thức sau khi bố trí thí nghiệm thì công thức Đối chứng không xử lý chế phẩm có số lượng VSV có ích thấp hơn các công thức có xử lý chế phẩm.

(2) Ảnh hưởng của nấm Trichoderma và xạ khuẩn Streptomyces trong phòng trừ bệnh thán thư (Collectotrichum sp.) và bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralsonia Solanacearum) hại ớt.

- Thành phần sâu bệnh hại trên cây ớt vụ Đông Xuân 2013-2014 tại Gio Thành - Gio Linh- Quảng Trị tương đối đa dạng và phong phú, các đối tượng như bệnh héo xanh, bệnh thán thư quả, sâu đục quả xuất hiện với tần suất rất phổ biến. Đây cũng là những đối tượng sâu bệnh chủ yếu làm giảm năng suất của cây ớt trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Xử lý chế phẩm TrichodermaStreptomyces đều làm giảm tỉ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây ớt và tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh thán thư hại quả ớt. Kết quả thí nghiệm cho thấy xử lý phối hợp Trichoderma Streptomyces có hiệu quả cao hơn xử lý riêng lẻ và cao hơn so với đối chứng (không xử lí). Trong đó công thức TS50:50- xử lý phối hợp với tỷ lệ 50% Trichoderma và 50% Streptomyces có tỷ lệ nhiễm bệnh bệnh héo xanh vi khuẩn hại thấp nhất và thấp hơn đối chứng ở mức ý nghĩa khi phân tích thống kê. Tỷ lệ nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn ở công thức TS50:50 là 2,97%.

(3) Về hiệu quả kinh tế: Khi sử dụng kết hợp 2 loại chế phẩm Trichoderma

Streptomyces hiệu quả kinh tế cao hơn so với không sử dụng hay sử dụng riêng lẻ từng loại chế phẩm và khi sử dụng kết hợp với tỷ lệ mỗi loại 50% thì hiệu quả kinh tế đạt cao nhất. Chỉ số VCR đạt cao nhất là 3,2 và tỷ suất lợi nhuận đạt 1,92 (trong khi đối chứng chỉ đạt 1,72).

2. Đề nghị

Vì điều kiện nghiên cứu và thời gian có hạn nên chúng tôi chưa tiến hành nghiên cứu được một số chỉ tiêu về lý hóa tính của đất. Do đó để có kết luận toàn diện hơn hiệu lực của chế phẩm Trichoderma Streptomyces và cần phải thêm các chỉ tiêu này để thấy rõ hơn vai trò của chế phẩm trong việc cải tạo tính chất hóa lý tính của đất. Thí nghiệm mới chỉ nghiên cứu được một vụ trên đất cát ở Gio Linh- Quảng Trị chưa nghiên cứu được qua nhiều vụ và trên một số loại đất khác. Do đó để có kết luận đầy đủ hơn hiệu lực của chế phẩm TrichodermaStreptomyces cần phải nghiên cứu thêm nhiều vụ, trên các loại đất khác để thấy rõ hơn vai trò của chế phẩm trên cây ớt.

Kết quả của thí nghiệm còn mới mẻ đối với người dân vùng nghiên cứu nên cần có mô hình mở rộng để sử dụng chế phẩm Trichoderma Streptomyces có hiệu quả cho người dân tại địa phương nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Mai Phương Anh (1997), Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 7-30.

2. Tăng Thị Chính, Lý Kim Bảng (2005), “Đặc điểm phân loại của ba chủng xạ khuẩn có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh héo xanh ở cây cà chua và cây dưa hấu”, Tạp chí sinh học, 27(1), tr. 39-43.

3. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đăng Đức, Đặng Hồng Miên, Nguyễn Vĩnh Phước, Nguyễn Đình Quyết, Nguyễn Phùng Tiến, Phạm Văn Ty (1976), Một số phương pháp phân loại vi sinh vật học, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 280-291. 4. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyết, Phạm Văn Ty (2002), Vi sinh vật học,

Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 235-247.

5. Đỗ Tấn Dũng (2001), Bệnh héo rũ hại cây trồng cạn, biện pháp phòng chống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Bùi Thị Hà (2008), Nghiên cứu xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh trên cây chè ờ Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ sinh học, Trường Đại học Thái Nguyên.

7. Nguyễn Thu Hà, Phạm Văn Toản, Nguyễn Thị Chinh (2006), “Nghiên cứu sử dụng

Bacillus nhằm nâng cao năng suất và hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn đối với cây lạc”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2, tr. 16-21.

8. Trần Thị Thu Hà, Phạm Thanh Hòa (2012), “Khả năng đối kháng của nấm

Trichoderma với nấm bệnh hại cây trồng Sclerotium rolfsii Sacc trong điều kiện in vitro”, Tạp chí khoa học - Đại học Huế, 75A(6), tr. 49-55.

9. Nguyễn Thị Hồng Hải, Hoàng Hoa Long, Nguyễn Linh Chi, Nguyễn Ngọc Cường (2006), “Đặc điểm sinh học và ứng dụng vi khuẩn nội sinh thực vật trong phòng trừ bệnh héo xanh cây trồng (do Ralstonia solanacearum)”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2, tr. 78-80.

10. Phan Thúy Hiền, Lester W. Burgess, Timothy E. Knight, Len Tesoriero (2009),

Cẩm nang chuẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR).

11. Hồ Thanh Hoàng (2005), Sử dụng các dòng vi khuẩn Pseudomonas fluorescens phòng trừ vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh trên cây cà chua, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông lâm TP. HCM.

12. Lê Như Kiểu và CS (2010), Nghiên cứu, sản xuất chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong phòng trừ bệnh héo xanh lạc và vừng, Báo cáo tổng kết chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Trần Kim Loang, Lê Đình Đôn, Tạ Thanh Nam, Ngô Thị Xuân Thịnh, Nguyễn Thị Tiến Sỹ, Trần Thị Xê (2009), “Phòng trừ bệnh do nấm Phytophthora trên cây hồ tiêu bằng chế phẩm sinh học Trichoderma (Trico-VTN) tại Tây Nguyên”, Tạp chí chuyên ngành bảo vệ thực vật 2, tr. 22-27.

14. Đào Thị Lương, Phạm Văn Ty và CS (2005), Nghiên cứu đặc điểm sinh học của xạ khuẩn kháng Pseudomonas solanacearum gây héo cây trồng, Trung tâm công nghệ sinh học - Đại học quốc gia Hà Nội.

15. Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề (1998), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Vũ Triệu Mân (2007), Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 17. Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân (1999), Bệnh vi khuẩn và virus hại cây trồng, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

18. Lê Lương Tề và CS (2002), Nhận dạng Ralstonia solanacearum bằng PCR và đánh giá tính kháng bệnh héo xanh của một số giống cà chua với các dòng vi khuẩn ở Hà Nội - Việt Nam, Hội thảo bệnh cây và sinh học phân tử lần thứ 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 37-40.

19. Nguyễn Tất Thắng, Đỗ Tấn Dũng, Nguyễn Văn Tuất (2011), “Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum Smith) hại khoai tây vùng Hà Nội - phụ cận và biện pháp phòng trừ”, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 9(5), tr. 725-734.

20. Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi (1996), Sổ tay người trồng rau, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 124-131.

21. Trần Khắc Thi (1985), Sổ tay người trồng rau, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Trần Khắc Thi (1996), Kỹ thuật trồng rau sạch, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 71-74. 23. Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng (2010), Bệnh hại cà chua do nấm, vi khuẩn và

biện pháp phòng chống,Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

24. Ngô Bích Hào (1991), Kết quả bước đầu nghiên cứu về thành phần bệnh hại ớt và một số đặc điểm sinh học của nấm thán thư hại ớt Colletotrichum spp’’, Kết quả nghiên cứu khoa học – Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, 86-91, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 106-109.

25. Ngô Bích Hào (1992), Bệnh thán thư hại ớt’’, Tạp chí Bảo vệ thực vật T.124, số 4, tr. 15-17.

26. Ngô Bích Hào (1993), Nguồn bệnh thán thư trên hạt giống và biện pháp phòng trừ, Kết quả nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, NXB Nông nghiệp, tr. 64-67.

27. Trần Thị Miên (2008), Luận văn Thạc sỷ Khoa học Nông nghiệp, Nghiên cứu bệnh thán thư hại ớt (Colletotrichum) hại ớt tại Gia Lâm – Hà Nội vụ xuân hè năm 2008. 28. Trần Thanh Tùng (2002), Nghiên cứu xây dựng quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh

thán thư trên ớt cay tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 10/2002, tr. 879-880.

29. Nguyễn Văn Đĩnh và cs. Giáo trình biện pháp sinh học bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội-2007.

30. Z. Kiraly, Z. Klement, F. Solymosy, J. Voros, 1983. Những phương pháp nghiên cứu bệnh cây. (Người dịch: Vũ Khắc Nhượng, Hà Minh Trung). NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1983.

31. Phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng. 2010. Tiêu chuẩn ngành – 10 TCN 01-38 / 2010.

32. Trần Thị Thu Hà, Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma với nấm bệnh hại cây trồng Sclerotium rolfsii Sacc trong điều kiện in vitro, tạp chí khoa học, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012).

33. Trần Thị Thuần Viện Bảo Vệ Thực Vật (1998), Hiệu quả đối kháng của nấm

Trichoderma đối với nấm gây bệnh hại cây trồng, tạp chí bảo vệ thực vật- số 4/1998.

34. Sổ tay phương pháp nghiên cứu khoa học ngành nông học. Khoa Nông Học, trường đại học Nông Lâm Huế, 1998. 162 trang.

35. Nguyễn Thị Thuần, Lê Minh Thi, Dương Thị Hồng. Kết quả nghiên cứu bước bầu về nấm đối kháng Trichoderma. Tuyển tập công trình nghiên cứu bảo vệ thực vật 1990-1995. Nhà xuất bản Hà Nội, 1996.

36. Trương Thị Hồng Hải, Nghiên cứu tập đoàn dòng giống ớt cay ( Capsicum spp) nhập nội trong vụ Đông Xuân 2001-2002 tại Thừa Thiên Huế, Luận Văn Thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp, năm 2002.

37. Đỗ Tấn Dũng và CTV, Đặc tính sinh học và khả năng phòng chống một số bệnh nấm hại rễ cây trồng cạn của nấm đối kháng Trichoderma viride, Tạp chí bảo vệ thực vật- số 4 năm 2001.

38. Trần Thị Thuần, Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm Trichoderma,Tạp chí bảo vệ thực vật- số 3/1998.

39. TS Lê Thị Khánh, Giáo trình Cây Rau, Nhà xuất bản Đại học Huế, năm 2009. 40. Nguyen Bao Hung, Hoang Tan Quang, Tran Thi Thu Ha, Tran Nguyen Thao,

Tran Thi Diem Chau, Nguyen Hoang Loc. 2010. Isolation and characterization of the chitinase from Trichoderma asperellum. Journal of Biotechnology 8(3B): 1491-1497.

41. Le Dinh Huong. 2009. Survey of biotic and abiotic constraints for crop grow (rice, peanut and chilli insect pests, diseases and farmers’ cropping practices) in the coastal sandy area of Thua Thien Hue province, Central Vietnam. Improving Food Crop Productivity in The Coastal Sandy Area of Thua Thien Hue Province Central Vietnam, Vietnam- Belgium Interuniversity Project 2004-2009, nxb Đại Học Huế.

42. QCVN 01-64 : 2011/BNNPTNT do Viện nghiên cứu rau quả biên soạn, Cục Trồng trọt trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 48 /2011/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 7 năm 2011

Tài liệu tiếng Anh

43. Abd Allah E.F. (2001), “Streptomyces plicatus as a model biocontrol agent”, Folia Microbiological, 46(4), pp. 309-314.

44. Akiko Fujiwara, Mariko Fujisawa et al (2011), “Biocontrol of Ralstonia solanacearum by Treatment with Lytic Bacteriophages”, Appl Environ Microbiol, 77(12), pp. 4155-4162.

45. Álvarez B., Biosca E.G., López M.M. (2010), “On the life of Ralstonia solanacearum, a destructive bacterial plant pathogen”, Current research, technology and education topics in applied microbiology and microbial biotechnology 1 (editor, Mendez V.A.), Formatex, Badajoz, Spain, pp. 267-279.

46. Bassett M.J. (1986), Breeding vegetable crops, AVI Publishing Company, Westport, Connetticut, USA.

47. Bosland P. W. (1996), “Capsicums: Innovative Uses of an Ancient Crop”,

Progress in New Crops (Janick J., editor), American Society for Horticultural Science Press, Arlington County, Virginia, USA, pp. 479-487.

48. Buddenhagen I.W., Kelman A. (1964), “Biological and physiological aspects of bacterial wilt caused by Pseudomonas solanacearum”, Annual Review of Phytopathology 2, pp. 203-230.

49. Cook R.J. and Baker K.F. (1983), “The nature and practice of biological control”,

50. Cook, R.J. (1993), “Making greater use of introduced microorganisms for

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của nấm trichoderma và xạ khuẩn streptomyces đến sinh trưởng phát triển và bệnh thán thư, héo xanh vi khuẩn hại ớt tại quảng trị (Trang 76 - 88)