STREPTOMYCES ĐẾN PHÒNG TRỪ BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN (RALSONIA SOLANACEARUM) VÀ BỆNH THÁN THƯ HẠI ỚT (COLLECTOTRICHUMSP.)
3.2.1. Tần suất bắt gặp các đối tượng dịch hại ớt tại xã Gio Thành huyện Gio Linh tỉnh Quảng Trị
Bảng 3.10. Tần suất bắt gặp các đối tượng dịch hại ớt.
TT TÊN THÔNG
THƯỜNG TÊN KHOA HỌC
MỨC ĐỘ PHỔ BIẾN
I. BỆNH HẠI
1 Đốm trắng lá Cercospora capsici +++
2 Thán thư Collectotrichum sp. +++
3 Héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum +++
4 Héo vàng Fusarium sp +
5 Xoăn lá do virus Cucumber mosaic virus ++
6 Héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii ++
7 Bệnh thối hạch Rhizoctonia solani ++
8 Bệnh chết rạp cây con Pythium sp +
II. SÂU HẠI
1 Sâu xanh đục quả Heliothis armigera +++
2 Sâu ăn tạp Spodoptera litura +++
3 Bọ trĩ Thrips palmi ++
III ĐỐI TƯỢNG KHÁC
1 Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus +
2 Nhện đỏ Tetranychus spp. ++
++ : phổ biến (tần suất bắt gặp từ 10 - 50%) + : ít phổ biến (tần suất bắt gặp <10%).
Qua bảng 3.10 chúng ta có thể nhận thấy: Thành phần sâu bệnh hại ớt trong thời gian tiến hành thí nghiệm khá đa dạng và phong phú. Có 13 đối tượng bao gồm 08 đối tượng bệnh hại, 03 đối tượng sâu hại và 02 đối tượng khác là nhện hại được bắt gặp với tần suất khác nhau. Trong đó các đối tượng như bệnh thán thư, bệnh héo xanh, bệnh đốm trắng lá, sâu đục quả gây hại rất phổ biến tần suất bắt gặp trên 50%, bệnh héo rũ gốc mốc trắng, bệnh thối hạch, bệnh xoăn lá do virus, bọ trĩ, nhện đỏ phổ biến, tần suất bắt gặp 10-50% các đối tượng còn lại gây hại ít phổ biến với tần suất bắt gặp < 10%.
Các đối tượng: Bệnh héo xanh vi khuẩn, sâu đục quả phát sinh gây hại mạnh khi ớt ra hoa phát triển quả; bệnh thán thư phát sinh gây hại mạnh từ khi quả già đến thu hoạch.
3.2.2. Tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn ở các công thức thí nghiệm
Bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) là loại bệnh hại nguy hiểm trên cây ớt, bệnh thường xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao, gây hại nặng vào giai đoạn cây ớt có hoa đến khi thu hoạch. Bệnh làm chết cây làm giảm mật độ từ đó làm giảm năng suất, do vậy nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh là rất quan trọng. Kết quả theo dõi diễn biến bệnh héo xanh ở các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.11.
Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy: Bệnh héo xanh bắt đầu xuất hiện ở ngày thứ 52 đến ngày thứ 59 sau trồng, đây là giai đoạn cây ớt đang ra hoa đậu quả. Trong 6 công thức thí nghiệm thì bệnh xuất hiện đầu tiên ở công thức Đối chứng với tỷ lệ bệnh là 0,59%. Khi xử lí thống kê tỷ lệ bệnh ở ngày thứ 52 sau trồng sự sai khác không có ý nghĩa. Đến ngày thứ 59 sau trồng, sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa công thức Đối chứng với các công thức xữ lý chế phẩm, điều này cho thấy xữ lý chế phẩm sinh học đã cho kết quả rõ ràng.
Ngày thứ 66 sau trồng: Bệnh đã phát sinh gây hại trên các công thức. Công thức Đối chứng không xửlý chế phẩm tỷ lệ bệnh cao nhất (5,95%) khi phân tích thống kê có sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05% với các công thức có xử lý chế phẩm. Công thức T100 sử dụng chế phẩm Trichoderma tỷ lệ bệnh là 1,78%; công thức S100 xữ lý chế phẩm Streptomyces tỷ lệ bệnh là 0,59%; công thức TS70:30 xử lý chế phẩm phối hợp 70% Trichoderma và 30% Streptomyces tỷ lệ bệnh là 1,19%; công thức TS30:70 xử lý chế phẩm phối hợp 30% Trichoderma và 70% Streptomyces tỷ lệ bệnh là 0,59%; riêng công thức TS50:50 xữ lý phối hợp 50% Trichoderma và 50% Streptomyces bệnh chưa xuất hiện. Giữa các công thức có xử lý chế phẩm có sự sai khác không có ý nghĩa khi phân tích thống kê.
Từ ngày thứ 73 đến ngày 94 sau trồng: Tỷ lệ bệnh ở công thức Đối chứng liên tục tăng nhanh từ 10,71% ở ngày 73 đến 17,26% ở ngày thứ 94 sau trồng. Ở công thức T100 tỷ lệ bệnh tăng từ 3,57% (ngày 73 sau trồng) lên 5,95% (94 ngày sau trồng), công thức S100 tỷ lệ bệnh tăng từ 2,38% (73 ngày sau trồng) lên 4,76% (94 ngày sau trồng), công thức TS50:50 tỷ lệ bệnh tăng từ 0,60% ở 73 ngày sau trồng lên 2,97% ở 94 ngày sau trồng, công thức TS70:30 tỷ lệ bệnh tăng từ 2,97% (73 ngày sau trồng) lên 5,36% (94 ngày sau trồng), công thức TS30:70 tỷ lệ bệnh tăng từ 2,38% (73 ngày sau trồng) lên 4,17% (94 ngày sau trồng) và sau đó bệnh không tiến triển thêm nữa do ẩm độ thấp nhiệt độ cao thời tiết không thuận lợi cho bệnh tiếp tục phát sinh gây hại. Điều nay cho thấy hiệu quả cửa việc hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây ớt. Trong đó tỷ lệ bệnh thấp nhất là công thức TS50:50 (xử lý chế phẩm với 50% Trichoderma và 50% Streptomyces). Khi phân tích thống kê thì tỷ lệ bệnh của công thức Đối chứng sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05% so với các công thức còn lại. Sự sai khác tỷ lệ bệnh ở các công thức có xữ lý chế phẩm không có ý nghĩa khi phân tích thống kê, điều này cho thấy hiệu quả của các tỷ lệ chế phẩm là tương đương nhau.
Vùng giới hạn bởi đường cong tiến triển bệnh (AUDPC) biểu thị sự tích lũy cường độ bệnh theo thời gian. Chỉ số AUDPC cao nhất là của công thức Đối chứng và cao hơn hẳn các công thức có xử lý chế phẩm. nhìn chung AUDPC ở các công thức có xử lý chế phẩm thấp hơn công thức Đối chứng, sự sai khác có ý nghĩa khi phân tích thống kê. Giữa các công thức có xử lý chế phẩm sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng chế phẩm sinh học Trichoderma và Streptomyces đến phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn
(Ralsonia solanacearum) hại ớt
Đơn vị tính: %
Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức không sai khác nhau biểu hiện cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức p < 0,05.
Công thức
Ngày sau trồng (ngày)
AUDPC 45 52 59 66 73 80 87 94 101 108 Đối chứng 0 0,59 2,38 5,95 10,71 14,29 16,07 17,26 17,26 17,26 652,08a T100 0 0 0,00 1,78 3,57 5,36 5,85 5,95 5,95 5,95 220,83b S100 0 0 0,00 0,60 2,38 4,17 4,76 4,76 4,76 4,76 162,5bc TS50:50 0 0 0,00 0,00 0,60 1,79 2,38 2,97 2,97 2,97 85,42c TS70:30 0 0 0,00 1,19 2,97 4,76 5,36 5,36 5,36 5,36 193,75b TS30:60 0 0 0,00 0,60 2,38 4,17 4,77 4,17 4,17 4,17 152,08bc
3.2.3. Tình hình bệnh thán thư ở các công thức thí nghiệm.
Bệnh thán thư (Colletotrichum sp) là loại bệnh gây hại trên quả là chủ yếu, gây hại từ giai đoạn từ quả già đến chín, bệnh xuất hiện trong điều kiện thời tiết nhiệt độ và ẩm độ cao. Bệnh gây hại nặng ở các vùng chuyên canh ớt, gây thối quả từ đó làm giảm năng suất và chất lượng quả ớt, ở những vùng bị nặng có khi gây thất thu từ 70- 100% năng suất. Vì vậy theo dõi, đánh giá mức độ gây hại của bệnh và xác định khả năng phòng bệnh thán thư của các chế phẩm sinh học là cần thiết và để làm cơ sở cho việc xản xuất các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh thán thư.
Kết quả theo dõi diễn biến tỷ lệ bệnh thán thư hại ớt trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Ảnh hưởng chế phẩm sinh học Trichoderma và Streptomyces đến tỷ lệ
bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) hại ớt
Đơn vị tính: % Công thức Ngày sau trồng AUDPC 73 80 87 94 101 108 Đối chứng 7,33 9,00 16,00 24,00 4,00 5,67 416,50 a T100 4,00 5,33 7,67 9,00 1,33 2,33 185,50b S100 4,00 5,67 7,67 9,33 1,67 2,67 193,67b TS50:5 0 3,67 5,67 7,33 9,33 2,00 3,00 193,67 b TS70:3 0 3,67 5,00 6,67 9,67 1,67 3,00 190,94 b TS30:7 0 4,33 6,00 7,00 9,67 1,67 2,67 194,83 b
Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức không sai khác nhau biểu hiện cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức p < 0,05
Kết quả ở bảng 3.12 và bảng 3.13 cho thấy: Bệnh bắt đầu xuất hiện và gây hại ở ngày thứ 73 sau trồng, đây là thời gian cây ớt đang phát triển quả và tiếp tục ra hoa, quả tiếp tục tăng nhanh cả về khối lượng và số lượng. Thời tiết trong giai đoạn này là kiểu thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ trung bình xấp xỉ 27ºC và độ ẩm 87% rất thuận lợi cho
bệnh phát sinh và gây hại. Tuy vậy ở các công thức và các thời điểm khác nhau tỷ lệ bệnh và chit số bệnh có sự khác nhau.
Giai đoạn ngày 73 sau trồng: Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh ở công thức Đối chứng không xử lý chế phẩm là lớn nhất (7,33% với chỉ số bệnh 1,04%) khi phân tích thống kê đã có sự sai khác có ý ở mức 0,05 với các công thức có xử lý chế phẩm. Ở các công thức xử lý chế phẩm tỷ lệ bệnh dao động từ 3,67% đến 4,33%, chỉ số bệnh dao động từ 0,52% đến 0,59%, giữa các công thức có xử lý chế phẩm sự sai khác khi phân tích thống kê là không có ý nghĩa.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng chế phẩm sinh học Trichoderma và Streptomyces đến chỉ số
bệnh thán thư (Colletotrichum sp.) hại ớt.
Đơn vị tính: %
CT Ngày sau trồng AUDPC
73 80 87 94 101 108 Đối chứng 1,04 2,48 5,63 9,63 1,04 1,22 139,34 a T100 0,52 0,89 1,37 2,56 0,22 0,33 38,49b S100 0,52 0,93 1,15 2,26 0,26 0,37 35,48b TS50:5 0 0,48 0,93 1,26 2,15 0,30 0,41 35,68 b TS70:3 0 0,59 0,89 1,22 2,74 0,30 0,44 38,87 b TS30:6 0 0,56 1,04 1,30 2,19 0,26 0,37 34,88 b
Ghi chú: Trong cùng một cột các công thức không sai khác nhau biểu hiện cùng một chữ cái. Các chữ cái khác nhau biểu hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức p < 0,05
Từ ngày thứ 80 đến ngày thứ 94 sau trồng: Do giai đoạn này có mưa rào lớn nên đã bắn đất có mang nấm bệnh lên quả ớt đang vào giai đoạn già đến chín nên tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh tăng nhanh đặc biệt là ở công thức Đối chứng tỷ lệ bệnh tăng từ 9% đến 24%, chỉ số bệnh tăng từ 2,4% đến 9,3%. Khi phân tích thống kê ở các ngày điều tra từ ngày thứ 80 đến ngày thứ 94 sau trồng đều cáo sự sai khác có ý nghĩa giữa công thức Đối chứng với các công thức xữ lý chế phẩm. Các công thức xử lý chế
phẩm tỷ lệ bệnh dao động từ 5,0% đến 9,67% và chỉ số bệnh dao động từ 0,77% đến 2,74%, sự sai khác giữa các công thức có xử lý chế phẩm khi phân tích thống kê là không có ý nghĩa ở mức 0,05.
Ngày thứ 101 đến ngày thứ 108 sau trồng: Thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, ẩm độ thấp và đã thu hoạch quả đợt 1 nên diễn biến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh giảm hơn so với giai đoạn từ 80 đến 94 ngày sau trồng. Cụ thể ở công thức Đối chứng không xử lý chế phẩm sinh học tỷ lệ bệnh giảm còn 4,00%- 5,67% và chỉ số bệnh là 1,04% đến 1,22%. Các công thức xử lý chế phẩm tỷ lệ bệnh từ 1,33% đến 3% và chỉ số bệnh từ 0,22% đến 0,44%. Khi phân tích thống kê có sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 giữa công thức Đối chứng với các công thức có xử lý chế phẩm sinh học (T100, S100, TS50:50, TS70:30, TS30:70). Giữa các công thức xử lý chế phẩm có sự sai khác không có ý nghĩa khi phân tích thống kê.
Dựa vào thống kê vùng giới hạn bởi đường cong tiến triển tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thán thư ớt (AUDPC-Area Under the Disease Progress Curve) chúng ta thấy tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh ở công thức Đối chứng và các công thức có xử lý chế phẩm chênh lệch nhau có ý nghĩa về mặt thống kê.
Nhìn chung mức độ nhiễm bệnh thán thư ở công thức Đối chứng là lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với các công thức còn lại. Tuy nhiên, khi phân tích thông kê thì giữa các công thức xử lý chế phẩm sinh học sự sai khác này không có ý nghĩa, điều nay cho thấy mức độ bệnh ở cả các công thức xử lý chế phẩm là tương đương nhau, nghĩa là các loại chế phẩm sinh học trong thí nghiệm đều có thể hạn chế được bệnh thán thư hại ớt.
3.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC
TRICHODERMA VÀ STREPTOMYCES ĐỐI VỚI CÂY ỚT TẠI ĐỊA PHƯƠNG NGHIÊN CỨU
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma
và Streptomyces đối với ớt.
Công thức Tổng thu (triệu đồng/ha) Tổng chi (triệu đồng/ha) Lãi ròng (triệu đồng/ha) Chỉ số VCR Tỷ suất lợi nhuận (lần) Đối chứng 57,54 33,50 24,04 - 1,72 T100 66,24 36,50 29,74 1,9 1,81 S100 68,04 36,50 31,54 2,5 1,86 TS50:50 70,14 36,50 33,64 3,2 1,92 TS70:30 66,30 36,50 29,80 1,92 1,82 TS30:70 66,60 36,50 30,10 2,02 1,82
Lãi ròng ở các công thức thí nghiệm dao động từ 24,04 đến 33,64 triệu/ha, các công thức có xử lý chế phẩm đều có lãi ròng cao hơn so với đối chứng không sử dụng chế phẩm, tăng từ 5,70 đến 9,6 triệu/ha. Trong đó lãi ròng đạt cao nhất ở công thức TS50:50 (33,64 triệu/ha). Mặc dù chịu chi phí đầu tư cao hơn hoặc ngang bằng so với các công thức khác nhưng lãi ròng vẫn cao hơn do có sự tăng lên đáng kể về năng suất, điều này càng khẳng định hiệu quả của sử dụng kết hợp 50% Trichoderma và 50%
Streptomyces. Lãi ròng thấp nhất ở công thức Đối chứng.
Chỉ số VCR (value cost ratio): là chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma và Streptomyces so với công thức Đối chứng. Qua kết quả nghiên cứu, chúng ta thấy rằng ở các công thức xử lý chế phẩm khác nhau thì hiệu quả của từng công thức cũng thể hiện khác nhau, trong đó thể hiện rõ nét nhất là công thức TS50:50 (xử lý hai loại chế phẩm kết hợp với tỉ lệ 50%
Trichoderma và 50% Streptomyces) có chỉ số VCR đạt cao nhất 3,2. Như vậy, sử dụng chế phẩm sinh học kết hợp với tỉ lệ 50% Trichoderma và 50% Streptomyces có lãi và được người dân tin tưởng sử dụng.
Về tỷ suất lợi nhuận: Để đánh giá đúng hiệu quả kinh tế thu được, chúng tôi còn xem xét mối tương quan giữa tổng chi phí thu vào và tổng chi phí bỏ ra. Tỷ luất lợi nhuận là tỷ số giữa tổng thu và tổng chi. Nếu tỷ số này càng lớn chứng tỏ lợi nhuận thu được càng cao. Ở các công thức thí nghiệm, tỷ suất lợi nhuận ở các công thức có xử lý chế phẩm đều cao hơn so với công thức đối chứng. Trong các công thức xử lý chế phẩm thì công thức TS50:50 có tỷ suất lợi nhuận cao nhất (1,92).
Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy hiệu quả kinh tế của việc sử dụng hai loại chế phẩm Trichoderma và Streptomyces là rất cao. Khi sử dụng kết hợp hai loại chế phẩm với các tỷ lệ khác nhau thì năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn khi xử lý riêng lẻ từng loại chế phẩm và đạt cao nhất ở tỷ lệ 50% Trichoderma: 50% Streptomyces.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
Qua nghiên cứu “Ảnh hưởng của nấm Trichoderma và xạ khuẩn
Streptomyces đến sinh trưởng phát triển và bệnh thán thư, héo xanh vi khuẩn hại ớt tại Quảng Trị” chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
(1) Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học từ nấm Trichoderma và xạ khuẩn
Streptomyces đến sinh trưởng phát triển ớt và một số vi sinh vật đất trước và sau thí nghiệm.
- Khi xử lý kết hợp 2 loại chế phẩm Trichoderma và Streptomyces đều làm tăng chiều cao cây, số lá trên cây, số cành cấp 1, cành cấp 2, cành cấp 3 và tổng số cành/cây, tổng số hoa trên cây so với khi không xử lý chế phẩm hay khi xử lý chế phẩm một cách riêng lẻ. Điều này đã góp phần làm tăng năng suất ớt.
- Về năng suất thực thu: các công thức có xử lý chế phẩm đều cho năng suất cao hơn đối chứng. Trong đó công thức TS50:50: xử lý kết hợp tỷ lệ 50%
Trichoderma và 50% Streptomyces cho năng suất thực thu cao nhất, đạt 11,69