Tình hình nghiên cứu và sản xuất vừng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống vừng triển vọng tại nghệ an (Trang 34)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất vừng ở Việt Nam

+ Nghiên cứu thu thập, khai thác, tuyển chọn và phát triển nguồn gen

Thu thập tài nguyên di truyền thực vật nói chung và tài nguyên cây vừng nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm tài nguyên thực vật - Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, nhằm bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen vừng, góp phần nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu dầu thực vật ngày càng cao trong nước. Thực hiện phương châm này trong những năm qua, Trung tâm tài nguyên thực vật đã tiến hành điều tra và thu thập được trên 400 mẫu giống vừng, hiện đang được bảo tồn tại ngân hàng gen thực vật quốc gia. Đây là tài sản vô giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác khai thác và phát triển cây vừng ở Việt Nam. Thông qua công tác mô tả, đánh giá và tư liệu hoá nguồn tài nguyên, các nhà khoa học của Trung tâm đã tiến hành phân lập thành những nhóm khác nhau về đặc điểm sinh trưởng, chống chịu, khả năng thích ứng, năng suất, giá trị kinh tế, là cơ sở cho việc bảo tồn, khai thác và phát triển trong tương lai. Trong đó nhiều nguồn gen đang được các địa phương sử dụng trong cơ cấu luân canh, tăng vụ đồng thời đang góp phần quan trọng trong việc tạo ra tổng sản phẩm nông nghiệp hàng năm cho các địa phương. Tuy vậy trong những năm gần đây sản xuất vừng ở các tỉnh miền Trung nước ta lại có chiều hướng giảm đi do nhiều nguyên nhân. Biến đổi khí hậu, nắng nóng, khô hạn, mưa bão bất tường kết hợp với việc sử dụng giống địa phương thoái hoá, lẫn tạp, giảm sức chống chịu đang được coi là những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất vừng. Đồng thời với việc tăng cường công tác tuyển chọn giống mới, nhiệm vụ khai thác và và phát triển nguồn gen đang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phục hồi và phát huy những đặc điểm nông sinh học có giá trị mang lại màu xanh và hiệu quả quả kinh tế cao trong sản xuất vừng cho cả nước nói chung và

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34

Nghệ An nói riêng. Khai thác, phát triển những giống vừng chống chịu nói chung và chịu hạn nói riêng đã trở thành một điều kiện rất quan trọng trong việc phục hồi và phát triển các mô hình canh tác vừng ở các tỉnh miền Trung nước ta. Nghiên cứu và phát triển vừng cho Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung được bắt đầu vào những năm cuối của thế kỷ trước với mục tiêu chủ yếu là tuyển chọn những giống vừng mới ngắn ngày, thích ứng rộng cho năng suất và chất lượng khá. Đáng chú ý nhất trong công tác nghiên cứu vừng ở giai đoạn này là sự hợp tác giữa Trung tâm khuyến nông Nghệ An, Viện Thổ Nhưỡng nông hoá và trường đại học Toyama Nhật Bản từ năm 1994 - 1996. Kết quả của sự hợp tác này đã xác định được 2 giống vừng triển vọng là V6 và V36. Giống vừng V6 có đặc điểm là ngắn ngày (75 ngày), không phân cành, hạt trắng có 2 lớp vỏ, tỷ lệ dầu cao (>45%), thích ứng rộng, có khả năng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các nước phát triển. Bằng việc áp dụng giống vừng V6, năng suất và sản lượng vừng ở Nghệ An đã được cải tiến một cách đáng kể từ 600 kg/ha lên 800 kg/ha trong các năm 1997-2000 trên quy mô 5.000 - 7.000 ha/năm. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của giống vừng V6 là chịu hạn kém. Điều kiện hạn ở đầu thời vụ và mưa ngập ở cuối vụ vẫn thường xuyên xẩy ra ở nghệ An trong những năm gần đây đã khiến cho giống vừng V6 và những giống vừng hiện hành không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất vừng hiện nay. Thực hiện chủ trương phát triển nhanh nguồn nguyên liệu cho ngành dầu thực vật Việt Nam, trong những năm qua nhà nước ta đã đầu tư nhiều đề tài và dự án nghiên cứu. Đề tài ”nghiên cứu phát triển vừng và hướng dương ở Việt Nam” giai đoạn 2001 – 2004 do Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam chủ trì đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc. Đề tài đã nghiên cứu một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ lai tạo, đột biến, nhập nội đến các biện pháp canh tác kỹ thuật cho các vùng miền. Kết quả của đề tài chủ yếu là tuyển chọn được một tập hợp với hàng chục dòng, giống triển vọng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật cho giống vừng V6. Giống vừng đen VĐ10 là một trong những sản phẩm của đề tài này đã và đang phát triển ở một số tỉnh phía Nam với năng suất trung bình 900 kg/ha (Lê khả Tường, Trần Đình Long và CS, 2010).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35

chú ý ngay sau khi tập đoàn Kodoya của Nhật có những hợp đồng thu mua vừng ở Việt Nam. Trong 2 năm 1994 và 1995, tác giả Nguyễn Vy đã tiến hành 4 vụ khảo nghiệm các giống địa phương của Việt Nam cùng một số giống nhập nội và đã đi đến kết luận rằng các giống địa phương vừa có năng suất thấp vừa không đáp ứng được những tiêu chuẩn xuất khẩu. Tác giả cũng đã chọn lọc ra một số giống có triển vọng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng những yêu cầu cho xuất khẩu, đó là giống V6 (hạt màu trắng) và V36 (hạt màu đen) có nguồn gốc từ Nhật Bản. Giá trị kinh tế của vừng V6 và các cây trồng khác khi canh tác trên các loại đất như đất cát ven biển, đất bạc màu, đất bạc màu cổ, đất phù sa đã được so sánh và kết luận rằng trên những vùng đất bạc màu hoặc đất cát ven biển thì vừng là loại cây trồng cho giá trị cao nhất (Trần Xuân Bí (1995) [12] Phạm Văn Ba và cs (1995) [14]; Bộ NN&PTNT (2002)[1]; Nguyễn Vy (2003)[9]. Trong công tác điều tra, đánh giá tình hình sản xuất vào năm 1995, đứng trước một thực tế là giống vừng V6 có biểu hiện phân ly mạnh khi được gieo trồng trên vùng đất cát biển Nghệ An, Tác giả (Nguyễn Vi và cs 1996) [8]đã tiến hành một chương trình chọn lọc các kiểu hình biến dị có năng suất cao và đã chọn và nhân được một dòng có năng suất cao hơn giống V6 và đặt tên là giống V6-CL. Trong vụ hè năm 2001 tại Văn Điển – Thanh Trì - Hà Nội ( Vũ Ngọc Thắng và cs, 2002) [20]đã tiến hành lai hữu tính vừng nhằm tổ hợp những tính trạng tốt đang tồn tại riêng lẻ trong các mẫu giống và tập đoàn. Vật liệu nghiên cứu gồm 10 tổ hợp kết quả cho thấy: sau 328 lần thụ phấn từ cây bố sang cây mẹ đã nhận được 208 kết quả, thời gian khử đực tốt nhất vào 3-6 giờ chiều, thời gian thụ phấn tốt nhất vào 7-9 giờ sáng (Trần Đình Long 2001 – 2002) [17]. Song song với thí nghiệm lai hữu tính vừng, thí nghiệm lai đột biến trên giống vừng V6 “Vừng trắng Nhật Bản” bằng phương pháp chiếu xạ sử dụng tia Gama Co60 với liều lượng chiếu 5Kr, 8Kr, 11Kr, 14Kr, 17Kr, 20Kr cũng được nhóm tác giả Trần Đình Long, Lê Khả Tường, Vũ Ngọc Thắng thực hiện năm 2002. Kết quả gây đột biến cũng chọn được 13 dòng đột biến: mức 14Kr 2 dòng, mức 17Kr 2 dòng, mức 20Kr 9 dòng. Các dòng được chọn tạo mang tính chất cải tiến của giống vừng V6 là 4 múi (Trần Đình Long 2001 – 2002) [17]. Nhóm tác giả (Vũ Ngọc Thắng và cs 2004) [ 21]sau khi tiến hành khảo nghiệm 10 dòng, giống vừng triển vọng tại Diễn Hùng-Diễn Châu-Nghệ An cho kết quả: Các dòng, giống vừng có năng suất cao là vừng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36

vàng Ngãi Cầu (1106kg/ha), vừng đen VĐ10 (1067kg/ha), vừng đen Nhật Bản (1047kg/ha) và vừng đen V36 (1044kg/ha). (Nguyễn Tài Toàn và cs ) [ 12] nghiên cứu bước đầu về dòng vừng mới chọn lọc kết quả đã chỉ ra rằng dòng vừng NV10 có khả năng thích ứng tốt với điều kiện gieo trồng của địa phương. Đây là dòng có những đặc điểm về hình thái và nông học phù hợp với điều kiện canh tác trên đất cát pha. Với năng suất thực thu đạt 14,8 tạ/ha cho thấy đây là dòng vừng có nhiều triển vọng và có thể phát triển thành giống mới cho sản xuất.

+ Nghiên cứu chọn giống chống chịu bệnh hại

Trong công tác nghiên cứu cơ bản, ở việt nam mới chỉ tập trung nghiên cứu mô tả một số đặc điểm hình thái và kỹ thuật phòng trừ một số loài sâu bệnh hại vừng (Trần Văn Lài và cs., 1993) [19]. Những nghiên cứu về sinh lý, di truyền, phản ứng của cây vừng với các điều kiện canh tác khác nhau chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là những nghiên cứu về khả năng chống chịu của cây vừng với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận như hạn hán, úng, mặn, chua, phèn, nóng, lạnh...hầu như chưa được quan tâm và đầu tư thích đáng. Điều kiện úng ngập thường đi cùng với một số loại sâu bệnh hại nguy hiểm, trong đó đáng chú ý là bênh héo xanh vi khuẩn. Kết quả thống kê nhiều năm tại các vùng ngập úng đều cho sự thiệt hại do bệnh héo xanh rất nghiêm trọng, có thể làm thất thu năng suất 30-40%, thậm chí mất hoàn toàn. Nghiên cứu phát triển giống chống chịu bệnh héo xanh đã được nhiều nhà khoa học trong nước quan tâm, trong đó các chuyên gia thuộc Viện Bảo vệ thực vật đã có những kết quả đánh giá bước dầu đáng chú ý. Bệnh héo xanh vi khuẩn Pseudomonas solanacearum Smith (P.solanacearum Smith) vẫn được coi là yếu tố hạn chế năng suất đối với vừng, đặc biệt là những vùng có mưa lớn khó thoát nước ở giai đoạn cuối vụ. Trong điều kiện độ ẩm đồng ruộng tăng lên > 85% do mưa lớn, nhiệt độ không khí cao kéo dài trong nhiều ngày, thì nguồn bệnh héo xanh vi khuẩn sẽ phát triển và lây lan nhanh. Sự thiệt hại do bệnh héo xanh vi khuẩn ở bất cứ giai đoạn nào cũng dẫn đến cây chết hàng loạt, làm giảm mật độ và cuối cùng là làm thất thu năng suất nghiêm trọng. Để phòng ngừa và hạn chế tối đa tác hại của bệnh héo xanh vi khuẩn, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống vừng chống chịu bệnh kết hợp với các biện pháp canh tác thích

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37

hợp luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định và nâng cao hiệu quả của sản xuất vừng. Bệnh vi khuẩn P. solanacearum Smith là một loại bệnh đa thực có phổ ký chủ rộng, có thể xâm nhiễm, ký sinh, gây hại trên 44 họ cây trồng, đặc biệt trên các cây trồng thuộc họ cà, đậu đỗ, bầu bí.... Quan sát những cây bị bệnh héo xanh, người ta thấy các lá ngọn héo rũ trước có màu xanh tái, một số lá phía dưới và cành cũng dần héo rũ và chết nhanh. Khi bệnh mới xuất hiện các lá bị héo vào ban ngày và sẽ được hồi phục qua đêm, nhưng sau đó vài ngày cây héo rũ hẳn và không còn khả năng phục hồi nữa. Cây bị bệnh có chóp rễ màu nâu đen và thối. Khi cắt ngang thân cây bệnh có thể thấy bó mạch dẫn màu nâu, thâm đen, bóp mạnh vết cắt có thể thấy dịch nhờn vi khuẩn tiết ra màu trẳng sữa. Nghiên cứu về đặc điểm phát sinh, các nhà khoa học đã cho thấy vi khuẩn P. solanacerrum Smith trên môi trường đường Glucose – khoai tây – repton-agar, khuẩn lạc của vi khuẩn có hình tròn nhỏ, bề mặt ướt, có màu trắng kem. Đôi khi Vi khuẩn này cũng có dạng hình gậy, hai đầu hơi tròn, có 1-3 lông roi ở một đầu, nhuộm gram âm. Vi khuẩn có khả năng dịch hoá gelatin, thuỷ phân tinh bột, tạo H2S, không tạo indon, NH3, tạo axit nhưng không hình thành trong môi trường có đường. Vi khuẩn tồn tại trong đất khá lâu. Bệnh phát triển nhanh trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao, cây sinh trưởng kém. Ở những chân đất cao, trồng độc canh và luân canh với cây họ cà, bệnh héo xanh thường phát sinh mạnh. Có nhiều giải pháp để giảm thiểu tối đa những tác hại do bênh héo xanh vi khuẩn gây ra, tuy nhiên sự phối hợp của việc luân canh, chủ động tiêu thoát nước và dùng giống chống chịu bệnh được coi là giải pháp hàng đầu. Chọn tạo giống chống chịu bệnh héo xanh đã được Viên bảo vệ thực vật triển khai trong những năm gần đây với kết quả là một số dòng giống chống chịu khá đã được tuyển chọn và thử nghiệm thành công trong sản xuất.

+ Nghiên cứu dinh dưỡng và phân bón

Trần Văn Lài và cs (1993) [19] đã mô tả một số đặc điểm hình thái của 5 giống vừng, các yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến cây vừng và các biện pháp kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh cho cây vừng. Theo kết quả về kỹ thuật sản xuất và tập quán canh tác tại 5 tỉnh phía Bắc năm 2001 cho thấy mặc dù các giống mới được chọn tạo bằng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 38

nhiều phương pháp khác nhau đã ra đời nhưng do kỹ thuật sản xuất và tập quán canh tác chưa thay đổi nên năng suất vừng nước ta còn rất thấp:Hầu hết các điểm đều sử dụng giống địa phương đã thoái hoá, năng suất thấp và ít sử dụng phân bón hoặc nếu có ở mức thấp. Cùng với sự ra đời các giống mới bằng phương pháp chọn lọc khác nhau thì biện pháp kỹ thuật cũng được nghiên cứu đầy đủ. Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu Đậu Đỗ đã tiến hành thí nghiệm về ảnh hưởng phân bón đối với vừng V6 cho kết quả như sau: Các mức phân bón khác nhau thì thời gian sinh trưởng của giống khác nhau. Với mức không bón phân và chỉ bón duy nhất 5 tấn phân chuồng trên 1ha thì thời gian sinh trưởng ngắn nhất 71 ngày. Mức phân bón với liều lượng 90N thì thời gian sinh trưởng dài nhất với 80 ngày. (Trần Đình Long, Lê Khả Tường, 2002). Kết quả cũng cho thấy trong điều kiện đất nghèo đạm, khi đầu tư phân N, P, K, năng suất vừng đã được cải tiến một cách rõ rệt, trong đó đáng chú ý nhất là ở mức 120 N đã làm tăng năng suất vượt đối chứng 100%. Bón tăng lên 30% P2O5 so với mức 60-90 P2O5 đã làm tăng năng suất vượt đối chứng 29% đồng thời hiệu suất của 1kg P2O5 đạt giá trị cao nhất. Bón K2O có tác dụng làm tăng năng suất rõ rệt và tăng so với đối chứng 30% đồng thời hiệu suất đạt giá trị cao nhất (Phan Liêu, 2002) [ 13]. Tại vùng duyên hải Nam Trung bộ, Hoàng Minh Tâm và cs 2008) [ 3 ] đã tiến hành nghiên cứu xác định cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất cát vùng ven biển Nam Trung bộ. Thí nghiệm được triển khai tại hai tỉnh Bình Định và Ninh Thuận từ năm 2007- 2008 gồm có các cơ cấu cây trồng như: Lạc xen sắn, Lạc – vừng – khoai lang, Lạc – cowpea – khoai lang. Kết quả cho thấy, tại các điểm nghiên cứu, cây vừng trong thí nghiệm (giống vừng VĐ10) đạt năng suất trên 6,5 tạ/ha, cao hơn so với các giống hiện có ở địa phương. Tác giả (Nguyễn Tấn Lê 2005) [ 10] đã sử dụng dung dịch nước dừa (10%) để ngâm hạt trước khi gieo và phun lên lá của cây vừng (giai đoạn 5 lá) trồng thí nghiệm trong chậu và ngoài đồng ruộng ở vụ Hè tại Đà Nẵng đã làm cho quá trình sinh trưởng (tỷ lệ nảy mầm của hạt, diện tích lá, trọng lượng tươi và trọng lượng khô), năng suất (số quả/cây, số hạt/cây, trọng lượng hạt/cây, trọng lượng 1.000 hạt), phẩm chất hạt (hàm lượng lipit, protein, gluxit) đã được cải thiện một cách rõ rệt so với đối chứng. Tiếp theo đó, tác giả (Nguyễn Tấn Lê 2010) [ 11] đã sử dụng dung dịch gibberellin với nồng độ 1,5 ppm để ngâm hạt giống và phun vào lá

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 39

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống vừng triển vọng tại nghệ an (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)