Nghiên cứu tổng hợp quy trình kỹ thuật cho giống vừng triển vọng VĐ11

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống vừng triển vọng tại nghệ an (Trang 107 - 110)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.6.4.Nghiên cứu tổng hợp quy trình kỹ thuật cho giống vừng triển vọng VĐ11

VĐ11 là giống vừng triển vọng đồng thời là sản phẩm quan trọng của đề tài, đây là giống vừng mới có nhiều ưu việt về sinh trưởng, chống chịu, sự thích ứng, năng suất và chất lượng. VĐ11có thể phát triển và cho năng suất cao trên cả 3 vùng miền biển, đồng bằng và trung du miền núi ở Nghệ An. Để có thể chuyển giao một cách toàn diện cả giống mới và kỹ thuật mới cho sản xuất, chúng tôi bước đầu đã nghiên cứu một số yếu tố kỹ thuật. Tuy nhiên những yếu tố này là chưa đủ để hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật cho một giống cây trồng mới, xong trên cơ sở sử dụng những kết quả nghiên cứu hiện có, những kết quả trong điều tra đánh giá tình hình sản xuất và kế thừa những kinh nghiệm, những kết quả nghiên cứu trước đây của các cơ quan Trung ương và địa phương cùng với tập quán canh tác của địa phương, chúng tôi xin trình bày tổng hợp quy trình kỹ thuật sản xuất giống vừng mới VĐ11 như sau:

Quy trình kỹ thuật sản xuất giống vừng VĐ11

+ Thời vụ: Vụ Xuân: 20/2-20/3, vụ Hè: 5-25/6

+ Vùng áp dụng: Các huyện vùng biển, đồng bằng, trung du của Nghệ An và các vùng khác có điều kiện tương tự.

+ Giống: Giống vừng VĐ11 có độ thuần cao, tỷ lệ nảy mầm >80%, sức nảy mầm tốt, lượng giống cho 1 ha là 8,0 kg

+ Loại đất: Đất cát biển, thịt nhẹ và đất đồi gò có độ dày tầng canh tác 25-40 cm:

+ Làm đất: Tơi xốp, sâu 25-30 cm, sạch cỏ dại, bằng phẳng, lên luống rộng 60 cm, dài 10 m, cao 25 cm, rãnh rộng 40 cm.

+ Phân bón cho 1ha: Tổng lượng 60kgN + 100 kgP2O5 +60kgK2O + 200 kgNPK (5:10:3) + 500 kg vôi bột. Bón lót toàn bộ phân lân, vôi, NPK (5:10:3), 50% N và 50% K2O, lượng phân còn lại được bón thúc kết hợp vun xới lần 2.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 107

+ Mật độ, khoảng cách: mật độ 35 cây/m2. Mỗi luống gieo 2 hàng theo chiều dài luống với khoảng cách giữa các hàng là 40 cm, khoảng cách giữa các cây trên hàng là 6,0 cm.

+ Xới xáo, làm cỏ, vun gốc: xới xáo lần 1 khi cây có 1 lá thật, xới xáo nhẹ và tỉa định cây, xới xáo lần 2 khi cây có 3 - 5 lá thật, yêu cầu xới sâu kết hợp bón thúc và vun cao gốc.

+ Tưới, tiêu: Vào thời vụ gieo trồng cần tranh thủ gieo ngay sau khi có mưa, nếu đến thời vụ mà không có mưa phải tưới đủ ẩm trước khi gieo. Sau gieo 5-7 ngày mà tỷ lệ mọc trên đồng ruộng < 30% cần tưới bổ sung theo phương pháp tưới rãnh. Trong thời kỳ ra hoa làm hạt cần duy trì độ ẩm 70-75%, nếu gặp mưa cần tiêu úng kịp thời, tránh để ngập nước quá 3 giờ nhằm hạn chế và phòng ngừa bệnh héo xanh vi khuẩn.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Kiểm tra định kỳ 7-10 ngày 1 lần để phát hiện và kịp thời phòng trừ một số sâu bệnh hại chính trên cây vừng như: sâu cuốn lá, bọ ban miêu, rầy xanh, rệp, bệnh đốm lá, phấn trắng, bệnh héo xanh vi khuẩn. Trong trường hợp cần thiết có thể phòng trừ bằng biện pháp hóa học theo hướng dẫn về liều lượng và chủng loại thuốc của nhà sản xuất.

+ Thu hoạch: Khi trên cây có khoảng 95% số quả chuyển từ màu xanh vàng sang màu nâu đậm, hạt chuyển từ màu trắng sang đen là thời điểm thu hoạch. Chú ý khi gặt hái và vận chuyển cần nhẹ nhàng để hạn chế sự rụng hạt trên đồng ruộng. Có thể ủ 1-2 ngày tại nhà trước khi phơi khô đập tách hạt.

+ Bảo quản: Hạt vừng có hàm lượng dầu cao nên rất dễ bị chảy dầu, làm giảm chất lượng, bởi vậy cần chú ý không phơi trực tiếp trên nền sân nóng trong mùa hè, có thể sử dụng bạt, cót để phơi nhằm hạn chế sự chảy dầu trong quá trình phơi khô. Sau khi được phơi khô, thường 3-4 nắng là có thể đem bảo quản. Nguyên tắc trong bảo quản là cách nhiệt, cách ẩm và đặt ở nơi cao ráo, thông thoáng. Hạt vừng có thể được bảo quản theo cách trên kéo dài trong 1-2 năm mà không ảnh hưởng đến chất lượng.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 108 Ngoài ra nếu có điều kiện có thể bảo quản trong kho lạnh nhiệt độ 8-10oC có thể duy trì chất lượng 3-5 năm.

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận

4.1.1. Nghệ An là một tỉnh có quy mô diện tích vừng lớn nhất cả nước trong phạm vi từ 10.000 – 12.000 ha/năm, được gieo trồng chủ yếu trên đất cát ven biển, vùng đồng bằng và vùng đồi gò ở trung du miền núi. Thời vụ trồng chủ yếu trong vụ Hè Thu trên đất lạc xuân hoặc cây rau màu vụ Đông Xuân. Bộ giống vừng đang được sử dụng khá đa dạng, nhưng chủ yếu là giống địa phương và giống nhập nội V6. Do điều kiện quảng canh, ít đầu tư trong nhiều năm nên hầu hết các giống vừng đã bị thoái hoá, không còn khả năng thích ứng nên năng suất và hiệu quả kinh tế đã suy giảm một cách nghiêm trọng.

4.1.2. Các số liệu từ thí nghiệm so sánh 15 giống vừng triển vọng tại các địa bàn khác nhau ở Nghệ An đến các số liệu trong thí nghiệm đánh giá khả năng chịu hạn trong phòng và trong chậu vại đều cho thấy VĐ11 là giống vừng ưu việt nhất, đứng đầu trong bộ giống triển vọng về sinh trưởng, chống chịu, khả năng thích ứng, tính ổn định năng suất và chất lượng. Đặc điểm nông sinh học cơ bản của VĐ11 là có TGST ngắn, sinh trưởng khoẻ, không phân cành, chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, chống tách quả, chống đổ và chống chịu hạn khá, có khả năng ổn định năng suất cao trong các mùa vụ và địa bàn khác nhau, cho năng suất cao từ 1000-1300 kg/ha, tăng > 30% so với giống đối chứng V6 và các giống địa phương ở Nghệ An.

4.1.3. Kết quả nghiên cứu bước đầu về quy trình canh tác cho giống vừng VĐ11 đã xác định được 10 yếu tố quan trọng, trong đó phân bón, mật độ và phương thức gieo trồng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 109 có vai trò then chốt trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất vừng ở Nghệ An. Theo đó VĐ11 cần áp dụng chế độ phân bón tổng lượng 60kgN + 100 kgP2O5 +60kgK2O + 200 kgNPK (5:10:3) + 500 kg vôi bột/ha. Mật độ gieo trồng thích hợp là 35 cây/m2 với phương thức gieo theo hàng dọc, mỗi luống gieo 2 hàng với khoảng cách giữa các hàng là 40 cm, khoảng cách giữa các cây trên hàng là 6,0 cm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống vừng triển vọng tại nghệ an (Trang 107 - 110)