Điều tra tình hình sản xuất vừng ở Nghệ an

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống vừng triển vọng tại nghệ an (Trang 51 - 53)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1.2.Điều tra tình hình sản xuất vừng ở Nghệ an

Tháng 9 năm 2009 đoàn điều tra sau khi được thành lập đã tiến hành điều tra ở hầu hết các huyện trồng vừng có quy mô lớn ở Nghệ An. Đoàn đã tham gia hội thảo, đánh giá tình hình sản xuất, xác định những nguyên nhân thành công và thất bại, những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất vừng. Trên cơ sở đó đoàn đã thống nhất nội dung điều tra, các tiêu chí thu thập với các nhà quản lý, nhà chuyên môn địa phương. Kết quả điều tra được tóm tắt như sau:

+ Vùng sản xuất và quy mô diện tích: Vừng ở Nghệ An được sản xuất ở hầu hết các huyện, thị, thành phố với quy mô năm cao nhất lên tới 14.000 ha/năm, trung bình 10.000 ha. Tuy nhiên vừng có quy mô lớn tại các huyện thị sau đây: Diễn Châu, Cửa Lò, Nghi Lộc Thành phố Vinh, thị xã Thái Hòa, huyện Diễn Châu, huyện Đô Lương, huyện Hưng Nguyên, huyện Quỳ Châu, huyện Kỳ Sơn, huyện Nam Đàn, huyện Nghi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 51

Lộc, huyện Nghĩa Đàn huyện Quế Phong, huyện Quỳ Hợp, huyện Quỳnh Lưu, huyện Tân Kỳ, huyện Thanh Chương, huyện Yên Thành

+ Đất đai trồng vừng: Vừng ở Nghệ An được trồng trên nhiều loại đất khác nhau về thành phần dinh dưỡng, cấu trúc đất, độ cao soa với mặt biển. Theo đó vừng có thể được trồng trên đất cát vùng ven biển, đất cát pha vùng đồng bằng, đất thị nhẹ, đất bãi phù sa, đất đồi gò, đất sườn núi….Tuy nhiên đất cát pha vùng đồng bằng và đất cát ven biển đóng một vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ cao nhất với > 70% diện tích toàn tỉnh.

+ Thời vụ trồng: Kết quả điều tra tại các huyện trồng vừng với trên 30 xã đã cho thấy thời vụ trồng vừng có 2 vụ chính là Xuân Hè và Hè Thu, trong đó vụ Hè Thu là chủ yếu với trên > 80 % diện tích cả năm. Trong vụ Xuân vừng được trồng từ 25/2-15/3 tùy điều kiện thời tiết mỗi năm. Vụ Hè Thu đa số các vùng áp dụng từ 5-25/6 ngay sau khi thu hoạch vụ Xuân

+ Mật độ gieo trồng: Hầu hết các địa phương vẫn áp phương thức gieo vãi không lên luống, lấp đất bằng cào hay bừa trâu, không dậm tỉa, với mật độ khoảng 25-50 cây/m2. Phương thức này gây nhiều khó khăn cho chăm sóc, tưới tiêu và phòng trừ sâu bệnh.

+ Phân bón chăm sóc: Đa số các hộ nông dân không sử dụng phân bón khi trồng vừng mà thường quan niệm rằng đây là cây trồng phụ nên đầu tư tối thiểu, không làm đất, không phân bón, không làm cỏ, không xới xáo, không phòng trừ sâu bệnh, được mùa hay mất đều do ý trời. Nên năng suất và hiệu quả luôn mang tính bấp bênh.

+ Giống cho sản xuất: Kết quả điều tra cũng cho thấy bộ giống vừng đang áp dụng trong sản xuất ở Nghệ An là khá đa dạng, có những giống là truyền thống, có giống là nhập nội, nhưng tựu trung tất cả các giống đều có hiện tượng lẫn tạp, thoái hóa, nhiễm sâu bệnh, không còn đặc tính ban đầu, nên khả năng tích ứng kém, khó có thể cho thu nhập cao nhờ năng suất tăng lên kể cả những năm thuận lợi nhất. Điều này cũng là một trong những lý do giải tích tại vừng ở Nghệ An đang tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết

+ Những yếu tố hạn chế trong sản xuất: Có nhiều yếu tố hạn chế đến năng suất vừng ở Nghệ An, song yếu tố giống và kỹ thuật canh tác thích hợp với biến đổi khí hậu được xem là có tính quyết định. Trong quá khứ diễn biến của khí hậu ở Nghệ An tương đối thuận lợi, phù hợp với quy luật sinh trưởng phát triển của cây vừng đặc biệt là trong

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 52

vụ Hè Thu. Nhưng trong những năm gần đây hiện tượng thời tiết nắng hạn, mưa bão bất thường, người sản xuất chưa tìm được cách ứng phó vì thế hậu quả của những biến đổi đó thường là thất thu hay mất mùa hoàn toàn. Điều này đã và đang tạo ra sự khủng hoảng lớn trong sản xuất vừng Hè Thu nói riêng và cây trồng trong vụ Hè Thu nói chung ở Nghệ An. Đó là những yếu tố hạn chế lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu ở Nghệ An hiện nay.

+ Điều tra tình hình tiêu thụ: Hàng năm sản lượng vừng ở nghệ An ước tính thu được 5000-10000 tấn. Trong quá khứ vừng được tiêu thu với một số lượng lớn bằng con đường xuất khẩu sang Nhật, Trung Quốc, nhưng những năm gần đây do chất lượng, giá cả và sản lượng vừng ở nghệ an không ổn định nên việc xuất khẩu theo đường chính ngạch hầu như gặp khó khăn và thường không được kiểm soát, vừng chủ yếu được tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu tiểu ngach đi một số nước láng giềng của chúng ta với số lượng ít ỏi.

3.1.3. Xác định các huyện đại diện cho vùng nghiên cứu

Kết quả điều tra tình hình sản xuất vừng ở Nghệ An đã cho thấy vừng được trồng ở cả 3 miền: miền biển, đồng bằng và Trung du miền núi. Mỗi vùng miền lại có nhiều huyện khác nhau với những đặc trưng riêng biệt về đất đai, tập quán canh tác, mô hình luân canh. Trên cơ sở đó chúng tôi đã tiến hành xây dừng các tiêu về nhóm đất canh tác, mô hình luân canh chủ yếu, tập quán canh tác, quy mô diện tích, khả năng về thị trường, kế hoạch phát triển hàng năm. Trên cơ sở đó đã xác định được 3 vùng đại diện gồm miền biển, đồng bằng và Trung du miền núi, tương ứng với các huyện đại diện là Diễn Châu, Nghi lộc và Nghĩa Đàn. Vì vậy 3 huyên Diễn Châu, Nghi lộc và Nghĩa Đàn đã được chọn là các trọng điểm cho việc nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống vừng triển vọng tại nghệ an (Trang 51 - 53)