Xác định địa bàn nghiên cứu cho các huyện đại diện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống vừng triển vọng tại nghệ an (Trang 53)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1.4.Xác định địa bàn nghiên cứu cho các huyện đại diện

3.1.4.1. Địa bàn nghiên cứu ở huyện Diễn Châu (vùng đất cát biển)

Diễn Châu là huyện ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở toạ độ 105,30 - 105,45 vĩ độ Bắc, 18,20 - 19,50 kinh độ Đông. Địa bàn huyện trải dài theo hướng Bắc - Nam. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biển đông. Diện tích tự nhiên là 30 492,36ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là chủ yếu.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 53

Đất đai ở vùng ven biển nhìn chung độ màu mỡ không cao, nhưng nhân dân Diễn Châu rất giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp vì vậy nông nghiệp Diễn Châu đã được đánh giá là phát triển nhất của Nghệ An. Diễn Châu có 25 km bờ biển, chạy dài từ xã Diễn Trung đến Diễn Hùng tạo thành hình cánh cung lõm vào đất liền tạo thành một vĩnh nhỏ, một số người gọi đó là Vịnh Diễn Châu. Thiên nhiên ban tặng cho Diễn Châu nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu biển mát lành. Biển Diễn Châu giàu hải sản, thềm lục địa bằng phẳng, có bãi tắm và khu nghỉ mát Diễn Thành thuộc loại đất tốt trong khu vực miền Trung. Vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên Diễn Châu quanh năm nhiều nắng, độ ẩm không khí cao (trên 80%), khí hậu mát mẻ (Nhiệt độ bình quân năm từ 22-250C). Đây là điều kiện rất thuận tiện để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Toàn huyện có 38 xã và 1 thị trấn, trong đó có 1 xã miền núi (Diễn Lâm), 4 xã vùng bán sơn địa (Diễn Phú, Diễn Lợi, Diễn Thắng và Diễn Đoài), 9 xã vùng biển (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Hạnh, Diễn Thành, Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng), số còn lại là các xã vùng lúa và vùng màu. Dân số đến hết năm 2006 là 292.229 người, trong đó đồng bào theo đạo Thiên Chúa là 5.011 hộ với 28.076 người phân bố ở 22 xã. Giáo dân Diễn Châu có truyền thống sống tốt đời đẹp đạo, đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp.. Kinh tế tăng trưởng bình quân hàng năm từ 17 - 17,5%, thu nhập bình quân đầu người (năm 2006): trên 6 triệu đồng.

Diễn Châu nằm trong khu vực nhiệt đới, nóng ẩm, quanh năm có gió mùa, nhận được nguồn năng lượng rất lớn của mặt trời. Cân bằng bức xạ quanh năm đạt đến 75 Kcalo/cm2/năm. Mùa hè có tháng đến 200 giờ nắng. Mùa đông không kém 70 giờ. Đây là một nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nhiều nơi không có, nhất là các vùng năm ở vĩ độ cao hơn. Tính chất nhiệt đới thể hiện rõ trong cảnh quan địa lý tự nhiên và ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế địa phương. Ngoài năng lượng mặt trời, Diễn Châu quanh năm có độ ẩm cao. Độ ẩm bình quân trong năm từ 80-100%. Biểu hiện của việc giàu độ ẩm rõ rệt nhất là lượng mưa hàng năm. Nếu lượng mưa rải xuống mà nước không chảy và bốc hơi thì tạo thành một lớp nước dày từ 1,5m đến hơn 2m,. Cũng như năng lượng của mặt trời, đây cũng là một loại tài nguyên quý. Nhờ có lượng bức xạ mặt trời và độ ẩm phong phú nên quanh năm cây cối xanh tươi đơm hoa kết trái, cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp đều cho năng suất và sản lượng cao, ruộng đồng ở Diễn Châu có thể thâm canh 2, 3 vụ.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 54

Do ở vào vị trí địa lý như đã nêu trên, khí hậu Diễn Châu hình thành hai mùa rõ rệt : mùa nóng và mùa lạnh phù hợp với hai thời kỳ xâm nhập của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam, toàn bộ thiên nhiên cho đến con người ở đây đều chịu ảnh hưởng của nhịp điệu này đến mức họ có thể dự kiến dược hoạt động cần phơi làm ở mỗi mùa trong lĩnh vực kinh tế cũng như hoạt động xã hội. Mùa này tiết trời nóng nực, nhiệt độ trung bình là 30 oC có khi lên tới 40 oC. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch. Gió Lào xuất hiện trong mùa này. Gió Lào tức là gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Băng Gan vốn mang nhiều độ ẩm nhưng qua một chặng đường dài trên các lục địa Miến Điện, Thái lan, Lào vào mùa hạ nên hơi ẩm mất dần, lại bị dãy Trường Sản chơi phối, nên khơi trào vào Nghệ an thì gió trở nên nóng và khô dưới ánh nắng gay gắt của những ngày hè, có dợt kéo dài hàng tháng làm cát bụi bay mù, đồng điền nứt nẻ, cây cối hoa màu bị khô héo. Dù là vùng ven biển, nhưng Diễn Châu vẫn không thoát khỏi ảnh hưởng của gió Lào. Mùa mưa bão thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch. Mỗi năm bão đổ bộ lên đất liền vào khu vực Diễn Châu ít nhất cũng từ 1 đến 2 cơn, năm nhiều nhất là 4 đến 5, 6 cơn trong số hơn 10 cơn bão xuất hiện tại biển đông. Sức gió của các cơn bão thường có cường độ lớn từ cấp 8, cấp 9, đến cấp 12, 13 gây nhiều thiệt hại cho nhân dân nghề biển, nghề nông và nghề làm muối. Từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch. Mùa lạnh thường có gió mùa đông bắc. Gió mùa này thường xuất phát từ lục địa Đông Bắc Á và Thái Bình Dương. Đặc điểm của gió mùa là khô và lạnh thổi qua Vịnh Bắc Bộ mang theo hơi nước vào Nghệ An, gặp dãy Trường Sơn và các dãy núi khác dừng lại thường gây ra mưa phùn có khi kéo dài 3-4 ngày. Tuy lượng mưa ít nhưng bầu trời lại nhiều mây, về sáng nhiều ngày có sương mù u ám đến 9, 10 giờ mới tan. Mùa này sâu hại dễ phát sinh làm ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông-xuân và xuân- hè.

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, khí hậu và tình hình vừng của các xã trong huyện, xã Diễn Hạnh được xem là đại diện cho huyện Diễn châu về sản xuất vừng. Đất đai của Diễn Hạnh chủ yếu là đất cát pha, được sử dụng chủ yếu cho các cây lương thực và cây thực phẩm. Trong đó ngô, lạc và vừng được xem là những cây trồng chủ yếu trong năm. Giống V6 và vàng 6 cạnh được coi là 2 giống chủ lực trong sản xuất vừng ở Diễn Hạnh với năng suất dao động từ 500-700 kg/ha, tương ứng với năng suất trung bình của toàn huyện trong nhiều năm qua, TGST 80-85 ngày, khả năng chống chịu hạn, sâu bệnh

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 55

ở mức trung bình. Cơ cấu luân canh chủ yếu là: Lạc xuân + vừng hè + ngô đông hoặc lạc xuân + vừng hè + rau màu vụ đông. Vừng ở Diễn Hạnh được sản xuất trong điều kiện ít thâm canh, không đầu tư phân chuồng, đầu tư rất thấp các loại phân đam, lân, kli. Điều này cũng được xem là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất và chất lương vừng hiện nay ở Diễn Hạnh nói riêng và Diễn Châu nói chung.

3.1.4.2. Địa bàn nghiên cứu ở huyện Nghi Lộc (vùng đất màu đồng bằng):

Huyện Nghi Lộc có vị trí địa lý: phía Đông giáp biển Đông và thị xã Cửa Lò, phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam giáp thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía Tây Nam giáp huyện Nam Đàn, phía Tây giáp huyện Đô Lương, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thành và phía Bắc giáp huyện Diễn Châu. Huyện có diện tích tự nhiên là 34.809,6 ha và 195.847 nhân khẩu (2008). Nghi Lộc có 30 đơn vị hành chính cấp xã và thị trấn, bao gồm: Quán Hành (thị trấn huyện lỵ), Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Hưng, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Lâm, Nghi Mỹ, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Vạn, Nghi Phong, Nghi Trường, Nghi Phương, Nghi Đồng, Nghi Thuận, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Hợp, Nghi Hoa, Nghi Trung, Nghi Thịnh, Nghi Khánh, Nghi Diên, Nghi Thạch, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Xuân.

Điều kiện tự nhiên, khí hậu và sản xuất nông nghiệp của huyện Nghi Lộc có nhiều điểm tương đồng với huyện Diễn Châu. Hầu hết các xã trong huyện đều sử dụng cơ cấu canh tác giống nhau. Trong đó mô hình canh tác: lạc xuân + vừng hè thu + rau màu thu đông được coi là mô hình phổ biến được áp dụng trên đất cát pha cho toàn huyện. Năng suất vừng trung bình của toàn huyện trong những năm gần đây đạt khoảng 600 kg/ha.

Căn cứ vào các tiêu chí tuyển chọn điểm đại đại diện của các xã trong huyện, xã Nghi Long được chọn làm đại diện cho huyện Nghi lộc về sản xuất vừng. Đất đai của Nghi Long chủ yếu là cát pha, được sử dụng chủ yếu cho các cây lương thực và cây thực phẩm. Trong đó ngô, lạc và vừng được xem là những cây trồng chủ yếu trong năm. Giống vừng V6, vừng vàng Nghi lộc và vừng đen địa phương được coi là những giống vừng chủ yếu được áp dụng trong sản xuất hiện nay với năng suất dao động từ 500-700 kg/ha, tương ứng với năng suất trung bình của toàn huyện trong nhiều năm qua, TGST 75-80 ngày, khả năng chống chịu hạn, sâu bệnh ở mức trung bình. Cơ cấu luân canh chủ yếu là: Lạc xuân + vừng hè + ngô đông hoặc lạc xuân + vừng hè + rau màu vụ đông. Vừng ở Nghi Long được sản xuất trong điều kiện ít thâm canh, không

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 56

đầu tư phân chuồng hoặc đầu tư rất thấp các loại phân đam, lân, kli. Đặc điểm canh tác vừng ở Nghi Long được coi là mô hình canh tác phổ biến ở Nghi Lộc, chính vì vậy nghiên cứu tuyển chọn giống vừng mới phù hợp với điều kiện canh tác ở Nghi Long cũng được coi là cơ sở để phát triển mở rộng cho các xã khác trong toàn huyện.

3.1.4.2. Địa bàn nghiên cứu ở huyện Nghĩa Đàn (vùng đất đồi gò miền núi)

Nghĩa Đàn là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An với vị trí địa lý nằm trong khoảng từ 19°13' đến 19°33' vĩ độ Bắc và 105°18' đến 105°35' độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, Phía Nam giáp Huyện Tân Kỳ và huyện Quỳnh Lưu, Phía Đông giáp huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Thanh Hóa, Phía Tây giáp huyện Quỳ Hợp, Trung tâm huyện là thị xã Thái Hoà, cách thành phố Vinh 85 km. Diện tích tự nhiên là 75.578 ha, chiếm 4,5% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An. Có quốc lộ 48 chạy dọc xuyên suốt huyện, có đường mòn Hồ Chí Minh chạy ngang, điều kiện giao thông thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nghĩa Đàn có địa hình khá thuận lợi so với các huyện trung du, miền núi khác của tỉnh. Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bao quanh là các dãy núi có độ cao từ 300 m đến 400 m như Chuột Bạch, Cột Cờ, Bồ Bồ, Hòn Sương… Vùng trung tâm gồm nhiều dãy đồi bát úp thấp và thoải, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao trung bình từ 50m đến 70m. Với đặc điểm địa hình bề mặt của huyện Nghĩa Đàn có 8,0% diện tích tự nhiên là đồng bằng thung lũng, 65% là đồi núi thấp, 27% là núi tương đối cao đã tạo cho địa phương nhiều vùng đất thoải bằng, thuận lợi để phát triển kinh tế nông - lâm kết hợp có hiệu quả cao. Nghĩa đàn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,0°C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 41,6°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 0,2°C, tổng nhiệt bình quân hàng năm: 8 503°C. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1591,7 mm (trong khi bình quân vùng Phủ Quỳ là 1.563mm, toàn tỉnh là 1.853mm), lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm: mưa tập trung vào các tháng 8, 9, 10. Mùa khô lượng mưa không đáng kể. Hướng gió chủ yếu là Tây Bắc, Đông Nam, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam (gió Lào) khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Đặc điểm khí hậu nêu trên là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây, con vùng nhiệt đới. Tổng diện tích tự nhiên: 75.578 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp: 35.345 ha, đất lâm nghiệp: 22.203 ha, đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 6.150 ha.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 57

Theo các tài liệu cập nhật mới nhất của sở Tài nguyên – Môi trường Nghệ An thì Nghĩa Đàn có 14 loại đất chính thuộc 2 nhóm lớn theo nguồn gốc phát sinh: đất thuỷ thành và đất địa thành. Nhóm đất thuỷ thành có diện tích 18.672 ha chiếm 25,3% đất toàn huyện gồm 6 loại đất sau: Đất phù sa ven sông được bồi đắp hàng năm: 1.400 ha (1,9%), Đất phù sa không được bồi: 4.110 ha (5,6%), Đất phù sa có nhiều sản phẩm beranit: 4.680 ha (6,3%). Các loại đất này phân bố chủ yếu ở hai bên sông Hiếu, đất nâu vàng phát triển trên vùng phù sa cổ lũ tích 3.610 ha (4,9%), loại đất này được phân bố ở xã Nghĩa Minh, Nghĩa Mai, Nghĩa Lâm, hiện đang trồng cây lương thực và cây ăn quả. Đất dốc tụ, đất feralit biển đổi do trồng lúa.

Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và nông lâm nghiệp chủ yếu là từ sông Hiếu, sông Dinh và trên 50 chi lưu lớn nhỏ. Sông Hiếu là nhánh sông chính của hệ thống sông Cả, chảy qua địa phận huyện Nghĩa Đàn với chiều dài trên 50 km (từ ngã ba Dinh đến khe Đá). Tổng lưu lượng dòng chảy bình quân nhiều năm qua Nghĩa Đàn là 3,7 tỷ m3 nước.Dòng chảy lớn nhất mùa lũ: 5810m3/s. Dòng chảy mùa kiệt chỉ đạt: 13m3/s Sông Hiếu có 5 nhánh chảy vào đó là: Sông Sào: có lưu vực 160km2, dào 34km.Khe Cái: dài 23km. Khe Hang: dài 23km. Khe Diên: dài 16km - Khe đá: dài 17km, có diện tích lưu vực 50km2. Ngoài 5 nhánh trên còn có 43 khe suối nhỏ. Ngoài ra, còn có trên 100 hồ đập thuỷ lợi với trữ lượng hàng chục triệu m3- đây là lợi thế về nguồn nước mặt cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và là cơ sở cho việc xây dựng vùng du lịch sinh thái sau này. Nguồn nước ngầm cho đến nay, chưa có tài liệu nào đánh giá chính thức về nguồn nước ngầm ở huyện Nghĩa Đàn nhưng qua thực tế cho thấy mạch nước ngầm ở huyện.

Nghĩa Đàn tương đối dồi dào. Khả năng khai thác nguồn nước ngầm phục vụ các ngành sản xuất là rất lớn.

Với những đặc điểm nêu trên, Nghĩa đàn được coi là huyện miền núi điển hình cho các huyện vùng núi của tỉnh Nghệ An.

Căn cứ các tiêu chí tuyển chọn điểm đại diện cho các xã miền núi, xã Nghĩa Quang được xem là đáp ứng đủ tiêu chí đại diện cho xã miền núi sản xuất vừng của huyện Nghĩa Đàn. Đất đai của xã Nghĩa Quang được sử dụng chủ yếu cho các cây công nghiệp, cây lương thực và cây thực phẩm. Trong đó mía, lúa, sắn, ngô, vừng và dưa hấu được xem là những cây trồng chủ yếu. Sản xuất vừng ở nghĩa Quang hiện nay đã và

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 58

đang sử dụng 3 giống vừng chủ yếu là: vừng trắng V6, vừng vàng 6 cạnh và vừng đen 6 cạnh. Thời vụ trồng vừng chủ yếu trong 2 vụ là Xuân và Hè, thời gian sinh trưởng (TGST) từ 85-90 ngày, khả năng chịu hạn, chịu sâu hại và bệnh hại ở mức trung bình, năng suất dao động từ 450-600 kg/ha. Nhìn chung sản xuất vừng đại trà ở nghĩa Quang đều sử dụng phân bón (Phân chuồng, đạm, lân, kali, vôi bột) nhưng với liều lượng khá thấp. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất và chất lượng vừng hiện nay.

3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của các giống vừng triển vọng 3.2.1. Nghiên cứu mô tả đặc điểm hình thái thân, lá và hoa

Viện tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPBGR) là một cơ quan chuyên ngành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống vừng triển vọng tại nghệ an (Trang 53)