Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống vừng triển vọng tại nghệ an (Trang 63 - 66)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.2.3.Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các giống

Sinh trưởng và phát triển là tổng hợp của nhiều chức năng sinh lý cây trồng, đây là 2 quá trình luôn luôn diễn ra và đan xen với nhau không thể tách biệt. Vừng là cây sinh trường vô hạn, vừa sinh trưởng dinh dưỡng vừa sinh trưởng sinh thực, vì thế trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây vừa ra hoa vừa phát triển cho đến thời kỳ thu hoạch.Thời gian sinh trưởng của vừng biến động từ 75 - 120 ngày. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của vừng kéo dài 40 - 60 ngày tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng lớn đến thời gian của thời kỳ này là nhiệt độ và độ dài ngày. Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, quá trình sinh lý quan trọng nhất của vừng là sự sinh trưởng của các bộ phận dinh dưỡng và sự phân hóa mầm hoa. Thời kỳ sinh trưởng phát triển đặc trưng là sự ra hoa, kết quả, hình thành hạt và chín. Tốc độ tăng trưởng của chiều cao cây rất nhanh khi bắt đầu ra hoa đồng thời quả cũng phát triển rất nhanh, quả phát triển tối đa trong khoảng 9 ngày sau khi nở hoa mặc dù quả còn tiếp tục phát triển trong 24 ngày, trong thời kỳ chín trọng lượng khô của quả đạt tối đa vào khoảng ngày thứ 27 sau khi hoa nở. Quả chín hoàn toàn vào khoảng 35 - 40 ngày. Nhìn chung thời gian sinh trưởng của cây vừng là tổng độ dài của các thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Đối với cây trồng nói chung, cây vừng nói riêng, thời gian sinh trưởng và phát triển luôn luôn trải qua 2 quá trình là giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Cả 2 giai đoạn này không chỉ phụ thuộc vào bản chất di truyền bên trong mà còn chịu sự tác động của điều kiên ngoaị cảnh.

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các giống có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác tuyển chọn giống vừng triển vọng. Kết quả nghiên cứu quá trình sinh trưởng của 15 giống triển vọng đã cho thấy (bảng 12):

Từ gieo đến mọc đây là thời kỳ rất quan trọng đối với cây vừng nó quyết định đến mật độ và khả năng sinh trưởng về sau của cây, đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất. Qua theo dõi thời gian từ khi gieo tới mọc của các giống vừng không có sự khác nhau và đồng nhất là 4 ngày. Từ gieo đến ra hoa là thời kỳ được tính từ khi

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 63 cây mọc cho tới cây ra hoa, thời kỳ này cây sinh trưởng xấu hay tốt đều ảnh hưởng trực tiếp tới đến năng suất. Nếu cây sinh trưởng và phát triển tốt thì tiềm năng cho năng suất cao và ngược lại cây sinh trưởng kém cho năng suất thấp. Vì thế thời kỳ này cây rất cần sự chăm sóc như: xới xáo, bón phân, tưới nước, dăm tỉa…Thời kỳ từ gieo tới ra hoa còn luôn phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Qua theo dõi thời kỳ gieo tới ra hoa của các giống đã có sự khác nhau, biến động từ 29-36 ngày, trung bình là 32,7 ngày. Giống có thời gian gieo tới ra hoa sớm nhất là: V19, V21…, giống có dài nhất là V6 (ĐC), V13,…(bảng12).

Thời gian sinh trưởng là tổng độ dài của các thời kỳ sinh trưởng. Thời gian sinh trưởng của cây vừng là cơ sở khoa học cho việc phân nhóm thời gian sinh trưởng của giống, từ đó làm cơ sở cho việc bố trí thời vụ và luân canh cây trồng hợp lý cho từng vùng sản xuất. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy TGST của các giống triển vọng biến động từ 78-95 ngày, trung bình là 81,7 ngày, dài nhất là giống đối chứng V6 (95 ngày) cao hơn so với TTGS trung bình của các giống là 14,3 ngày (bảng 12).

Bất cứ 1 loại cây trồng nào, chiều cao cây là yếu tố rất quan trọng, phản ảnh khá trung thực quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Chiều cao cây phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, nên các giống khác nhau chiều cao cây cũng khác nhau. Tuy nhiên nó luôn luôn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như: nước, ánh sáng độ ẩm, dinh dưỡng. Chiều cao cây có liên quan mật thiết với việc hình thành số đốt/thân, số hoa/nách lá, số cành/cây, khối lượng chất khô và năng suất sinh vật, từ đó tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất kinh tế. Đánh giá chiều cao cây của các giống vừng triển vọng đã cho thấy chiều cao trung bình là 73,6cm, trong đó cao nhất là giống V24 (97,7cm) và thấp nhất là V18 (61,1cm).

Số hoa/nách lá của các giống biến động từ 2-5 hoa, trong đó có 5 giống đạt 2 hoa/nách, có 2 giống 3 hoa/nách, có 7 giống 4 hoa/nách và đáng chú ý là có 1 giống đạt 5 hoa/nách (VĐ11).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 64

Bảng 12: Đặc điểm sinh trưởng của các giống vừng triển vọng

TT Tên giống Gieo - mọc (ngày) Gieo - hoa (ngày) TGST ( ngày) Cao cây (cm) Số hoa nở/nách Số đốt /thân chính Số cành /cây 1 V6(ĐC) 4 36 95 71,6 4 17,1 0,3 2 VĐ11 4 34 80 63,5 5 20,5 0,0 3 V12 4 34 80 68,4 4 18,7 0,0 4 V13 4 34 80 71,7 4 19,5 0,0 5 V14 4 36 80 70,8 2 18,5 0,0 6 V15 4 34 85 76,3 2 17,8 0,3 7 V16 4 34 85 74,6 3 19,4 0,0 8 V17 4 34 85 79,9 2 18,5 1,3 9 V18 4 36 78 61,1 4 16,4 2,3 10 V19 4 29 80 65,0 2 16,4 2,7 11 V20 4 34 78 97,7 3 20,6 4,3 12 V21 4 29 80 69,2 4 15,5 2,2 13 V22 4 29 80 76.4 2 19,2 1,6 14 V23 4 29 80 77,7 4 19,1 0,7 15 V24 4 29 80 80,7 4 18,2 0,0 TB 4 32,7 81,7 73,6 3,27 18,27 1,07

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 65 Tuy nhiên số lượng hoa/nách lá/cây luôn phụ thuộc vào số đốt. Số đốt/thân chính là yếu tố quan trọng, là cơ sở để hình thành số hoa và số quả/cây. Nghiên cứu yếu tố này của 15 giống triển vọng đã cho thấy có sự biến động từ 16,4-20,6 đốt/thân chính. Trong đó đáng chú ý có 2 giống đạt > 20,0 đốt là VĐ11 và V20, các giống còn lại bao gồm cả đối chứng đều < 20 đốt/thân chính. (bảng 12).

Cành xuất phát từ thân chính gọi là cành cấp 1, cành có thể mọc cách hay mọc đối nhau, cành sẽ mang hoa và trái, trên các cành chính còn có cành cấp hai. Sự phân cành trên thân chính cũng là một yếu tố để phân biệt các giống vừng, thường màu sắc của cành giống như màu thân chính. Khi nghiên cứu số cành/cây của các giống vừng triển vọng có sự biến động khá lớn trong phạm vi từ 0-4,3 cành/cây, giống có số cành cao nhất là giống V20. Ngoài ra số cành/cây còn liên quan tới mật độ gieo trồng, đối với những giống không phân cành hay khả năng phân cành thấp có thể trồng mật độ dày hơn và ngược lại những giống khả năng phân cành cao có thể trồng thưa hơn. (bảng 12).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống vừng triển vọng tại nghệ an (Trang 63 - 66)