Nghiên cứu phương thức gieo trồng thích hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống vừng triển vọng tại nghệ an (Trang 103 - 107)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.6.3.Nghiên cứu phương thức gieo trồng thích hợp

Vừng là một trong những cây lấy dầu ngắn ngày, thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau, đầu tư chi phí thấp, dễ tiêu thụ và là nguồn thực phẩm an toàn vì thế nó được gieo trồng khắp nơi, từ các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc đến các tỉnh ở Bắc và Nam Trung bộ ở nước ta. Đối với các tỉnh miền Trung nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng hiện nay vừng được trồng chủ yếu bằng phương thức gieo vãi, không lên luống, không làm rãnh tưới tiêu, đây là phương thức gieo truyền thống của người dân. Phương thức này có ưu điểm là giảm chi phí công làm đất, rút ngắn thời gian gieo trồng, tranh thủ thời vụ vv…Tuy nhiên phương thức này đã để lại khá nhiều nhược

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 103 điểm và gắn liền với những rủi ro nghiêm trọng. Những kết quả điều tra ban đầu cho thấy gieo trồng theo phương pháp này đã ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây vừng và làm giảm từ 10 đến 15% năng suất vừng, có những năm còn bị mất trắng do ảnh hưởng của mưa không thoát được nước đã làm cho cây vừng chết ngay giai đoạn cây con, đồng thời trong giai đoạn hình thành quả thường gặp mưa bão không thoát nước nhanh, gây úng ngập nhiều ngày đã để lại nhiều rủi ro nghiêm trọng thậm chí bị mất trắng do nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn (Lê Khả Tường, 2009). Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức gieo trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây vừng dựa trên việc cải tiến gieo vãi không lên luống thành phương thức gieo trên luống với 3 công thức: Gieo vãi tự do, gieo 2 hàng và gieo 3 hàng. Các phương thức gieo trồng đã được nghiên cứu đánh giá về khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất. Kết quả đánh giá cụ thể được trình bày như sau:

+ Ảnh hưởng của các phương thức gieo đến sinh trưởng của giống vừng VĐ11

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức gieo trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống VĐ11 được thể hiện trên bảng 30. Kết quả cho thấy: Phương thức gieo trồng khác nhau đã ảnh hưởng tới thời gian từ gieo đến mọc, khi tiến hành gieo vãi thời gian từ gieo đến mọc của VĐ11 ngắn nhất chỉ có 3 ngày, trong khi đó phương thức gieo 2 hàng dọc/luống thời gian từ gieo - mọc 5 ngày, phương thức gieo 3 hàng dọc/luống thời gian từ gieo - mọc 4 ngày. Vì khi gieo vãi hạt vừng được lấp1 lớp đất rất mỏng chính vì vậy mọc rất nhanh, còn 2 phương thức gieo 2 hàng và 3 hàng phải rạch hàng và lấp đất sâu hơn nên mọc chậm hơn. Tuy nhiên trong điều kiện không đủ độ ẩm, phương thức gieo vãi do lấp đất mỏng có thể sẽ làm khô hạt và gây nhiều rủi ro về tỷ lệ mọc trên đồng ruộng. Khi theo dõi ảnh hưởng của phương thức gieo đến thời gian ra hoa của giống VĐ11 chúng tôi thấy phương thức thức gieo hầu như không ảnh hưởng tới thời gian ra hoa và thời gian sinh trưởng (bảng 30). Ảnh hưởng của các phương thức gieo đến chiều cao cây biến động từ 66,5 đến 71,3 cm, thấp nhất là phương thức gieo vãi với 66,5cm. Các chỉ tiêu còn lại như số hoa nơ/nách

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 104 lá, số đốt/thân, số cành/cây cũng được đánh giá là không có ảnh hưởng đáng kể bởi sự khác nhau của các phương thức gieo trồng (bảng 30).

Bảng 30: Ảnh hưởng của phương thức gieo đến sinh trưởng của VĐ11

Phương thức Gieo - Mọc (ngày) Mọc - ra hoa (ngày) TGST (ngày) Cao cây (cm) Số hoa nở/nách Số đốt /thân chính Số cành / cây i (ĐC) 3 34 84 66,5 4 19,5 0 ii 5 35 86 68,9 4 19,0 0 iii 4 34 85 71,3 4 20,4 0

Nguồn: Vụ Xuân, Hè 2011tại Diễn Hanh, Nghi Long, Quang Phong, Nghệ An.

+ Ảnh hưởng phương thức gieo trồng đến năng suất vừng VĐ11

Giống tốt chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi nó được thực hiện với một phương thức gieo trồng nhất định. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các phương thức gieo trồng đến năng suất đã cho thấy: Chiều dài quả, số hạt/quả, khối lượng 1000 hạt hầu như không bị ảnh hưởng bởi các phương thức gieo trồng, điều này có thể được hiểu như là những tính trạng di truyền nên vẫn giữ nguyên giá trị đặc trưng của nó. Đây là những chỉ tiêu gắn liền với bản chất của giống, do vậy phương thức gieo trồng khác nhau đã không làm thay đổi được những giá trị đặc trưng của giống.

Sự khác biệt rõ nhất ở đây chính là số quả/cây. Qua theo dõi số quả/cây cho thấy: phương thức gieo trồng khác nhau số quả cũng khác nhau, biến động từ 24,3 đến 28,4 quả/cây, cao nhất là phương thức gieo 2 hàng và thấp nhất là phương thức gieo vãi. Khối lượng hạt/cây được xác định dựa trên số quả/cây, hat/quả và khối lượng 1000 hạt, từ kết quả theo dõi cho thấy khối lượng hat/cây của các phương thức gieo khác nhau biến động từ 3,56 đến 4,21g/cây.Từ những kết quả theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất cho thấy năng suất ở các phương thức gieo trồng khác nhau cũng khác nhau.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 105 Phương thức gieo 2 hàng cho năng suất cao nhất 1,2917 tấn/ha, thấp nhất là phương thức gieo vãi 0,868 tấn/ha (bảng 31, đồ thị 9).

Bảng 31: Ảnh hưởng phương thức gieo trồng đến năng suất vừng VĐ11

Phương thức Quả/ cây Hat/ quả KL hạt/ cây (g) Khối lượng 1000 hạt(g) NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) i (ĐC) 24,3 74,3 3,56 1,97 1,244 0,868 ii 28,4 76,4 4,21 2,0 1,683 1,2917 iii 25,4 75,4 3,68 1,92 1,838 1,0693 CV% 5,2 LSD 5% 0,1119

Nguồn: Vụ Xuân, Hè 2011tại Diễn Hanh, Nghi Long, Quang Phong, Nghệ An

Như thế kết quả nghiên cứu các phương thức gieo trồng khác nhau đã ảnh hưởng khác nhau tới năng suất giống của vừng VĐ11. Phương thức gieo 2 hàng dọc/luống đã cho năng suất cao nhất và được xem là phương thức gieo trồng thích hợp cho giống vừng VĐ11 tại Nghệ An.

0.868 1.291 1.069 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1 2 3 Phương thức gieo năng suất(tấn/ha)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 106

Đồ thị 9: Ảnh hưởng của phương thức gieo trồng đến năng suất vừng VĐ11

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống vừng triển vọng tại nghệ an (Trang 103 - 107)