Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 47 - 48)

1

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hàm Yên là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp với huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp huyện Yên Sơn, phía đông giáp với hai huyện Chiêm Hóa và Lâm Bình, phía tây giáp huyện Yên Bình và Lục Yên của tỉnh Yên Bái.

Hàm Yên với diện tích 907 km2, dân số là 140.000 người và 17 xã, huyện nằm trên quốc lộ 2, cách thành phố Tuyên Quang 20 km về hướng tây bắc, huyện cũng là nơi con sông Lô chảy qua thuận tiện cho việc phát triển thủy lợi cũng như giao thông đường thủy với các địa phương khác.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình của Hàm yên khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều đồi núi thấp, độ cao trung bình 150 đến 300 m so với mặt biển, có đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Cham Chu có độ cao là 1.591m, địa hình có hướng dốc dần về phía Sông Lô và các xã phía Nam của Huyện. Với đặc điểm địa hình như này Huyện khá thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.

3.1.1.3. Khí hậu

Hàm Yên mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh - khô hanh; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trưởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 22 - 24 độ, lượng mưa trung bình từ 1.500 mm - 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 85%.

Hệ thống sông suối của Hàm Yên khá dày đặc, phân phối tương đối đều giữa các vùng, trong đó sông Lô có khả năng vận tải tốt, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều làm lớp vỏ phong hoá của đất Hàm Yên tương đối dày, cộng với thảm thực vật còn khá có tác dụng bảo vệ mặt đất nên sự thoái hoá của đất ở mức độ nhẹ. Đất Hàm yên có các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 32486 ha, chiếm 70,2% diện tích tự nhiên; đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 5582 ha, chiếm 18,25%; đất đỏ vàng trên đá macma, diện tích 427,42 ha, chiếm 4,17% diện tích; đất vàng đỏ trên đá biến chất, diện tích 1883,5 ha, chiếm 3,89%; đất phù sa ven suối, diện tích 801,75 ha, chiếm 1,66%; đất dốc tụ - thung lũng, diện tích 674 ha, chiếm 1,38%; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không được bồi đắp… Tóm lại, tài nguyên đất của Hàm Yên hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại cây trồng.

3.1.1.5. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng Hàm Yên có khoảng 64.666 ha, trong đó rừng tự nhiên là 17.723 ha và rừng trồng là 46.924 ha. Độ che phủ của rừng đạt trên 51%. Rừng tự nhiên đại bộ phận giữ vai trò phòng hộ 11.554 ha, chiếm 65,19% diện tích rừng hiện có. Rừng đặc dụng 6.169 ha, chiếm 34,81%, diện tích rừng sản xuất 46.924 ha

Có thể nói, về cơ bản rừng tự nhiên Hàm Yên có trữ lượng gỗ còn rất thấp, việc hạn chế khai thác lâm sản sẽ hợp với thực trạng tài nguyên rừng. Tuy nhiên, Hàm Yên vẫn còn hơn 2196,85 ha rừng tre, nứa tự nhiên. Trong tổng diện tích rừng trồng có 46.924 ha rừng trồng cho mục đích sản xuất với các loại như: thông, mỡ, bạch đàn, keo, bồ đề… Hàm Yên có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa sử dụng khoảng 1344,56 ha.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)