Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 91 - 93)

1

4.1.1.Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam

Trong chiến lược phát triển nền kinh tế Việt Nam, phát triển nông nghiệp luôn là mối quan tâm thường xuyên trong chính sách Định hướng phát triển các ngành kinh tế trong kế hoạch 10 năm (2010- 2020) đã đưa ra định hướng phát triển ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn như sau:

Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn: theo hướng hình thành nền nông nghiệp hang hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng: chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích; tang năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước, tang đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên thị trường thế giới.

Chú trọng điện khí hóa, cơ giới hóa ở vùng nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu cơ khí phục vụ nông nghiệp, công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp, gia công dịch vụ; liên kết nông nghiệp- công nghiệ- dịch vụ trên từng địa bàn trong cả nước.

Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ đất, ngồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường.

Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ; tăng năng suất đi đôi với nâng cấp chất lượng. Bảo đảm an ninh lương thực trong mọi tình huống.Xây dựng các vùng tập trung lúa hàng hóa và ngô làm thức ăn chăn nuôi, tận dụngđiều kiện thích hợp của các địa bàn để sản xuất lương thực có hiệu quả, nâng cao giá trị và hiệu quả xuất khẩu gạo. Có chính sách đảm bảo lợi ích của người sản xuất lương thực.

Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây công nghiệp. Hình thành các vùng rau, hoa quả có giá trị gắn với phát triển cơ sở bảo quản và chế biến.

Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở rộng phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm, tang tỷ trọng ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp.

Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%. Hoàn thành việc giao đất giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội hóa lâm nghiệp và có chính sách hỗ trợ để định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi. Ngăn chặn nạn đốt, phá rừng. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ làm nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ và làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu; nâng cao giá trị sản phẩm rừng.

Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Chú trọng tạo và sử dụng giống cây, con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Đưa công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ứng dụng công nghệ sạchtrong chăn nuôi, trồng và chế biến rau quả thực phẩm. Hạn chế việc sử dụng chất độc hại trong công nghiệp. Xây dựng một số khu nông nghiệp công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghệ cao. Tăng cường đội ngũ, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát huy tác dụng của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về hệ thống thủy lợi, kiểm soát lũ, đảm bảo tưới tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông nghiệp. Nâng cao năng lực dự báo thời tiết và khả năng phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại.

Phát triển mạnh mẽ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn nhằm đẩy mạnh kinh tế nông thôn phát triển, cùng với các hình thức dịch vụ nông nghiệp được đầy mạnh.

Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra mục tiêu chiến lược CNH, HĐH đất nước là: từ năm 1996 đến năm 210 phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, có cở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong cơ cấu kinh tế, mặc dù công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng lớn song nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh. Đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông- lâm- thủy sản. Hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu đầu tư hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hóa đa dạng về chủng loại, nhiều về số lượng, đảm bảo an toàn về lương thực cho xã hội, đáp ứng được yêu cầu của công nghệ chế biến và thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện thủy lợi hóa, điện khí hóa, cơ giới hóa, sinh học hóa. Nước ta khảng định con đường phát triển nông nghiệp của thế kỷ 21 là nông nghiệp sản xuất hàng hóa trên cơ sở CNH- HĐH đảm bảo được yêu cầu của nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 91 - 93)