Nguyên nhân hạn chế đầu tư phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 89 - 91)

1

3.3.3. Nguyên nhân hạn chế đầu tư phát triển nông nghiệp

3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

.

Hàm Yên là huyện còn ít phát triển, việc phát triển kinh tế- xã hội còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập người dân còn thấp chính vì điều này mà phần lớn nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp là từ ngân sách nhà nước.

Do ngành nông nghiệp có độ rủi ro cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên. Chính vì vậy, nông nghiệp kém hấp dẫn với nhà đầu tư so với các ngành kinh tế khác nên quy mô vốn đầu tư nhỏ và nguồn vốn chưa đa dạng, đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài chưa thu hút được nhiều.

Nguồn vốn đầu tư dành cho nông nghiệp chỉ đạt từ 25% đến 30% trong tổng vốn đầu tư, rất thấp so với các Huyện khác trong tỉnh.

b. Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp còn chồng chéo, triển khai chưa tốt

Do công tác quy hoạch chưa hoàn chính, xây dựng các chính sách chưa chuyên nghiệp nên một số chính sách thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá, một số chủ trương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chính sách không hợp lý nhưng không được bổ xung kịp thời, gây nên tình trạng lãng phí khi sử dụng vốn, tạo điều kiện trục lợi làm giầu bất chính gây bức xúc cho xã hội.

Các chính sách đề ra nhưng việc thực hiện chưa được tốt do thiếu nguồn lực tài chính, nhân lực và thiếu sự kiểm tra đôn đốc của cấp trên. Trách nhiệm của các cấp chính quyền chưa được phân cấp rõ ràng chính vì vậy dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm các cấp với nhau.

c. Chất lượng lao động thấp

Cán bộ nông nghiệp có trình độ còn ít, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, bộ máy quản lý ở cấp huyện và xã ít, không giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, phải chờ sự chỉ đạo cấp trên, mất nhiều thời gian nhiều công trình thực hiện không đúng tiến độ, gây ra dư luận không tốt trong nhân dân.

Số lượng lao động trong nông nghiệp qua đào tạo còn rất thấp, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

d. Áp dụng khoa học vào nông nghiệp còn nhiều yếu kém

Năng suất cây trồng, vật nuôi của Hàm Yên còn thấp một phần lý do đó là do áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều, sản phẩm làm ra vẫn chủ yếu là sơ chế nên chất lượng và giá thành không cao.

Nhiều khi người nông dân lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học là cho giảm độ phì nhiêu của đất, sản phẩm nông nghiệp cón nhiều dư thừa hàm lượng thuốc bảo về thực vật, ngoài ra làm cho nguồn nước bị ôi nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến diện tích nuôi trồng thủy sản.

3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Nông nghiệp Hàm Yên tuy rằng có nhiều thay đổi nhưng vẫn mang tính thủ công, nhỏ lẻ, công nghệ sử dụng trong sản xuất còn lạc hậu, nhân lực được qua đào tạo còn ít.

Trong những năm gần đây, tình trạng bệnh dịch diễn ra phức tạp và trên quy mô lớn trên cả cây trồng, vật nuôi; dịch tai xanh ở lợn, dịch cúm ở gà, lở mồm long móng ở trâu bò, rầy lâu trên lúa…gây thiệt hại nhiều cho người nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tình trạng thời tiết ngày càng khắc nhiêt, hạn hán kéo dài hay mưa lũ xảy ra thường xuyên đã gây ra không ít khó khăn trong sản xuất của người nông dân, năng suất công trồng vật nuôi bị giảm đi nhiều.

Một số bộ phận nông dân còn hạn chế về nhận thức nên vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước nhất là nông dân ở các vùng xâu, vùng xa.

Do quá trình công nghiệp hóa phát triển, nhiều vùng đất mẫu mỡ đã bị thu hồi và nhường quyền sử dụng cho công nghiệp. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch dân cư vùng nông thôn không đúng mức nên khó phát triển bền vững nông nghiệp trong tương lai.

Cơ sở hạ tầng vùng nông thôn còn lạc hậu, ít được quan tâm đã tạo ra tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào lĩnh vực này.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN HÀM YÊN TỈNH TUYÊN QUANG

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)