Kết quả và hiệuquả đầu tư phát triển nông nghiệp Hàm Yên

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 74 - 85)

1

3.3.1. Kết quả và hiệuquả đầu tư phát triển nông nghiệp Hàm Yên

3.3.1.1. Một số kết quả đầu tư phát triển nông nghiệp Hàm Yên a. Khối lượng vốn thực hiện

Trong giai đoạn vừa qua, vốn đầu tư vào nông nghiệp liên tục tăng lên, việc sử dụng và quản lý nguồn vốn này ngày hợp lý hơn, hạn chế dần tình trạng thất thoát vốn, lượng vốn thực hiện cũng dần theo kế hoạch mà huyện đưa ra. Nhưng lượng vốn nước ngoài, vốn đăng ký lớn nhưng vốn thực hiện còn nhiều hạn chế chỉ đạt 45,86%.

Bảng 3.11: Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp Hàm Yên giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn ngân sách nhà nƣớc Vố Vốn thực hiện 46.633 42.903 45.600 42.408 38.576 36.262 43.883 41.689 45.712 43.107 Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Vố Vốn thực hiện - - 246 165 276 180 340 242 373 273

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Hàm Yên)

do huyệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

.

, huyệ

gi , thủ tục hành

chính còn phức tạp, kế hoạch sử dụng vốn chưa rõ ràng và cụ thể, khi triển khai thực hiện dự án gặp phải khó khăn như; yêu cầu kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, sự hợp tác của người dân…

b. Tài sản cố định huy động

Trong những năm gần đây, vốn đầu tư và tài sản cố định được huy động trong nông nghiệp của Hàm Yên liên tục tăng cao, làm tăng khả năng sản xuất cho nông nghiệp.

Bảng 3.12: Tài sản cố định huy động vào nông nghiệp Hàm Yên

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 20010 Năm 2011 Năm 2012

Nông nghiệp thuần thúy 47.304 50.778 47.226 49.784 55.001

Lâm nghiệp 3.318 3.241 3.183 3.265 3.544

Thủy sản 2.445 2.223 1.372 2.278 2.125

Tổng TSCĐ 53.067 56.242 51.781 55.327 60.670

Tổng VĐT 75.389 77.527 70.443 76.991 81.701

HTSCĐ 0,703 0,725 0,735 0,718 0,742

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Hàm Yên)

Trong nội bộ ngành nông lâm ngư nghiệp, tỷ lệ tài sản cố định được huy động có sự khác nhau rất lớn giữa các ngành. Chiếm tỷ trọng cao nhất đó là ngành nông nghiệp thuần thúy thường trên 90%. Các loại tài sản được huy động trong ngành nông nghiệp thuần thúy như là; hệ thống trang trại, máy móc dùng trong chăn nuôi, máy cầy, máy kéo, máy gặt, máy làm đất đa năng, hệ thống tưới tiêu nước…

Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật đặc biệt là máy móc đã giảm bớt chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, qua đó tăng thu nhập cho người nông dân. Nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bên cạnh đó, việc huy động tài sản cố định vào nông nghiệp có ảnh hưởng diện tích và sản lượng của cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp.

Hệ số tài huy động tài sản cố định ngành nông nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Nó phản ánh việc huy động vào sử dụng trong ngành làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành. Từ bảng số liệu trên, hệ số của Hàm Yên các năm đều trên 0,7, thấp nhất là năm 2008 là 0,703 và cao nhất năm 2009 là 0,725. Trong 3 năm trở lại đây 2010, 2011, 2012 hệ số này đang có xu hướng tăng dần 0,735; 0,718 và 0,742. Điều này chứng tỏ Hàm Yên đang có những chú ý nhiều đến tình hình tài sản cố định trong ngành. Bằng các biện pháp như; không duyệt những dự án mà tính khả thi cao, các cấp lãnh đạo cũng tích cực quản lý giám sát, tránh việc thất thoát vốn, nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư.

c. Tổng sản phẩm của các ngành kinh tế trong nông nghiệp

Bảng 3.13: Tổng sản phẩm các ngành nông nghiệp Hàm Yên

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nông nghiệp thuần túy 214.022 241.728 275.106 313.689 353.526

Lâm nghiệp 7.268 8.251 9.438 11.079 12.509

Thủy sản 3.051 3.138 3.223 30.15 2.989

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp Hàm Yên)

Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là nông nghiệp thuần túy, thường chiếm trên 95% GDP của nông nghiệp. Tuy rằng tỷ trọng ít thay đổi nhưng GDP liên tục tăng cao, năm 2008 GDP chỉ đạt là 224.341 triệu đồng nhưng đến năm 2012 đã đạt đến 369.024 triệu đồng tức là đã tăng đến 1,64 lần trong vòng 5 năm.

Ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản tuy rằng vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp, nhưng có đã có phần thay đổi. Năm 2008 cả hai ngành lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 4,59% trong GDP của nông nghiệp, bước sang năm 2009 con số này là 4,49% nhưng đến năm 2012 GDP của 2 ngành này chỉ còn chiếm 4,19%. Điều này chứng tỏ rằng: nông nghiệp của huyện đang tập trung vào lĩnh vực thế mạnh mình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đó là cây công nghiệp và chăn nuôi đem lại nguồn thu lớn cho người nông dân. , trong cơ cấu của lĩnh vực nông nghiệp cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực và khá ổn định. GDP của các ngành cũng liên tục tăng cao

Chuyển dịch cơ cấu nội bộ trong nông nghiệp

Bên cạnh sự thay đổi cơ cấu trong các ngành của kinh tế của huyện. Ngành Nông nghiệp có những thay đổi tích cực, đưa nền nông nghiệp của huyện phát triển dần theo hướng nền nông nghiệp hàng hóa. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá cố định năm 1994) năm 2010 là 518.150 triệu đồng tăng 17,17%, năm 2011 là 672.437 triệu đồng. Cơ cấu giá trị sản xuất giữa nông nghiệp - lâm nghiệp nghiệp - thủy sản cũng có những thay đổi đáng kể, năm 2011 96,07% - 2,09% - 1,84%, năm 2012 là 94,7% - 3,2% - 2,1%.

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp Hàm Yên)

Biểu đồ 3.3: Giá trị sản xuất các ngành trong nông nghiệp Hàm Yên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thường chiếm tỷ trọng trên 95%. Ngành lâm nghiệp ít phát triển vì huyện chủ yếu tập trung vào trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác từ lâm nghiệp rất ít giá trị gỗ không cao. Cũng do huyện miền núi, phát triển ngành thủy sản rất khó khăn, chủ yếu tập trung tại các hộ gia đình nhỏ lẻ giá trị kinh tế đem lại không cao.

Đơn vị: người

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Hàm Yên)

Biểu đồ 3.4: Số lượng lao động các ngành trong nông nghiệp Hàm Yên

.

Theo số liệu thống kê của huyện Hàm yên thì số hộ nghèo trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn tập trung tại các vùng nông thôn. Tỷ lệ này qua các năm vẫn thường trên 85% số hộ nghèo trên địa bàn huyện. Do vậy, đầu tư phát triển nông nghiệp đã góp phần vào quá trình xóa đói giảm của huyện.

Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 739,52 828,35 968,23 1072,42 1.118,62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Hàm Yên)

Góp phần xóa đói giảm nghèo: Số hộ nghèo khu vực nông thôn huyện Hàm Yên năm 2008 có khoảng 4.674 hộ nghèo tương đương với 20,74 %. Năm 2009 số hộ nghèo là 4.390 hộ tương đương với 17,74%, đến năm 2012 số hộ nghèo chỉ còn 4.187 hộ. Nhưng, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn trong huyện vẫn thuộc vào loại cao so với mặt bằng chung của cả nước; một số xã trong huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao như Minh Hương là 25,20%, Yên Lâm 23,21%, Bình Xa là 19,60%. Như vậy, Hàm Yên cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xóa đói, giảm nghèo.

Bên cạnh đó, đầu tư phát triển ngành nông nghiệp cũng giúp cho đời sống của người dân ngày càng khá lên, nâng cao cả mặt chất và mặt lượng cho người dân đặc biệt đối với nông thôn. Năm 2008 tỷ lệ sử dụng điện vùng nông thôn đạt 95,9% nhưng đến năm 2011 là 97,3% cao hơn mức trung bình của cả nước là 95,5%. Đường xá ngày càng được cải thiện nhiều hơn, đáp ứng nhu cấu đi lại của người dân và tình hình phát triển kinh tế của vùng. Số xã có đường ô tô đến xã đạt 100% trong khi Vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ là 99,5% và của cả nước là 98,6%. Bên cạnh đó, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, số người đi học trong vùng nông thôn ngay càng cao, số lượng trẻ bỏ học ngày càng giảm.

Đầu tư vào nông nghiệp góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao đông: Hàm Yên là huyện miền núi, trong đó có các dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Đây là nguồn lao động quý của huyện vì những người dân tộc có rất nhiều kinh nghiệm trong việc trồng các loại cây công nghiệp, cây thuốc, chăm sóc và bảo vệ rừng.

f. Tăng nguồn thu ngoại tệ huyện Hàm Yên

Trong những năm qua, Hàm Yên không ngừng khuyến kích xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh đặc biệt các mặt hàng nông sản của huyện cũng như kêu gọi đầu tư của nước ngoài vào huyện nhằm tăng nguồn ngoại tệ cho huyện.

Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, đây là giai đoạn nước ta và các nước trên thế giới xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng về kinh tế.

Bảng 3.15: Giá trị xuất khẩu nông sản và tỷ lệ xuất khẩu nông sản/ GDP của Hàm Yên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 XKNS (tỷ đồng) 22 26 27 30 31 XKNS/GDPnn (%) 8,69 9,03 8,23 8,12 8,69

(Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Hàm Yên)

, huyệ

.

Tỷ lệ xuất khẩu mặt hàng nông sản/GDP chưa cao. Điều này chúng tỏ nông nghiệp Hàm Yên vẫn đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thị trường thế giới, chưa chú trọng nhiều đến việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp của huyện. Các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu của huyện vẫn chủ yếu là cam (năm 2010 xuất khẩu 18 tỷ đồng, năm 2011 xuất khẩu 19 tỷ đồng), trong khi huyện vẫn còn nhiều mặt hàng có thế mạnh như gỗ và các sản phẩm chăn nuôi.

g. Một số kết quả khác của đầu tư phát triển nông nghiệp * Về mặt kinh tế

- Mức độ tăng trưởng ngành nông- lâm- nghiệp của huyện trong những năm qua

là không cao lắm thường trên 4%/ năm, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. - Cơ cấu nông nghiệp: trong những năm qua có sự chuyển dịch tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, đã giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, đồng thời tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và đặc biệt là tăng mạnh tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp.

- Mức độ chuyên môn hóa nhằm khai thác lợi thế so sánh, cụ thể đã từng bước tạo ra được vùng sản xuất nông- lâm nghiệp hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp

chế biến và tiêu thụ sản phẩm như vùng chuyên trồng cam, vùng chè chất lượng cao. - Mức độ đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp: quá trình xen canh, gối vụ đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được áp dụng. Ở khu vực gò đồi, đồng bằng trung tâm xen canh lúa với cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu, xen canh giữa đậu tương là ngô…, khu vực đồi núi đã trồng rừng xen với một số cây công nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu. Ngoài ra, hiện nay trong huyện còn phát triển 328 cơ sở tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, giải quyết được tình trạng thiếu việc làm, nâng cao đời sống cho người dân nông thôn.

Số lượng trang trại, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng tăng về số lượng và quy mô sản xuất hướng tới một nền kinh tế sản xuất hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Bặc biệt, trên địa bàn huyện đã phát triển nông nghiệp đô thị với các khu vực sản xuất rau an toàn, trang trại cây ăn quả, trang trại chăn nuôi tập trung, sản xuất chè sạch, cây cảnh, hoa tươi… đáp ứng nhu cầu cho thị trường huyện và tỉnh.

- Tỷ trọng nông sản hàng hóa trên tổng sản lượng nông sản ngày càng cao. Hầu như các vùng chuyên môn hóa sản xuất, cam, chè, rau màu, cây cảnh, hoa tươi, chăn nuôi theo quy mô trang trại đều là 100% nông sản hàng hóa..

Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số cây trồng

- Để đánh giá hiệu quả kinh tế, tác giả sử dụng các đại lượng như: giá trị gia sản xuất (GO), chi phí sản xuất (IC), giá trị sản xuất trên chi phí trung gian

(GO/IC), giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC)

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế, tác giả không đánh giá theo từng loại đất mà đánh giá theo hai dạng: thích nghi và ít thích nghi.

Như vậy, ở hạng thích nghi, những loại hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao là cây chè, lúa nước, lạc, nông lâm kết hợp. Đặc biệt, cây cam là đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất: tính trung bình mỗi ha chi phí khoảng 8,043 triệu đồng và với 1 đồng cho phí bỏ ra sẽ có doanh thu 1,56 đồng và lợi nhuận là 0,56 đồng. Ở hạng ít thích nghi, cây lúa và cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế thấp nhất, đối với cây lúa chi sản xuất cho mỗi 1 sào (360m2 mất khoảng 1,025 triệu đồng, ở hạng ít thích nghi này thì cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì có được 1,14 -1,19 đồng và lợi nhuận chỉ được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

0,14 - 0,19 đồng. Điều đó cho thấy ở hạng ít thích nghi, huyện Hàm Yên có chính sách khai thác lợi thế so sánh để phát triển các loại cây có giá trị như cam, chè, lạc, cây ăn quả, nông lâm kết hợp hơn là phát triển cây lúa chỉ để đảm bảo lương thực cho người dân miền núi. Như vậy, giá trị sản lượng sản xuất nông nghiệp thấp và người dân rất khó thoát nghèo. Mặt khác, qua kết quả đánh giá còn cho thấy cây lạc là cây đem lại giá trị kinh tế cao và có biên độ sinh thái rộng (hạng thích nghi trung bình tương ứng với một đồng chi phí bỏ ra sẽ có doanh thu 1,42 đồng và lợi nhuận là 0,42 đồng, hạng ít thích nghi cũng có giá trị tương ứng là 1,24 và 0,24), tuy nhiên diện tích lạc trong những năm qua lại giảm do chưa tìm kiếm được thị trường.

* Về mặt xã hội

- Huyện đã có những chính sách hợp lý về cách tiếp cận vốn cho người nông dân, ứng dụng TBKT trong sản xuất góp phần tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, bền vững, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân vùng nông thôn.

- Huyện đã có chính sách quan tâm đến đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa như tổ chức định canh, định cư - kinh tế mới, xóa đói giảm nghèo góp phần giảm mức độ chênh lệch phát triển giữa các địa phương trong huyện.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống trạm, trại kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được đầu tư đúng mức. Hệ thống công trình thủy lợi được kiên cố, về cơ bản đảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp. Vấn đề nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn được quan tâm và đã được đầu tư trong những năm qua. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh khoảng 72%, toàn huyện có 76 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.

- Mỗi dân tộc trong huyện đều có tập quán canh tác và cách ứng xử riêng trong sản xuất nông nghiệp. Người Kinh có kinh nghiệm trong canh tác lúa nước, trồng chè, trồng cam chuyên canh; người Tày, Nùng có kinh nghiệm canh tác nương rẫy, ruộng nước; người Mông, Dao có kinh nghiệm khai thác, trồng và bảo vệ rừng, canh tác nương rẫy. Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của mỗi dân tộc trong huyện Hàm Yên cần được lưu giữ và phát huy bởi vì kiến thức này nếu kết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hợp với việc có vốn đầu tư và được áp dụng TBKT sẽ cho năng suất nông nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)