Quan điểm phát triển nông nghiệp huyện Hàm Yên đến năm

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 93)

1

4.1.2. Quan điểm phát triển nông nghiệp huyện Hàm Yên đến năm

nhìn năm 2030

4.1.2.1. Quan điểm phát triển chung nông nghiệp Hàm Yên

Báo cáo tổng thể Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Hàm Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Ủy ban nhân dân huyện Hàm Yên đã đưa ra quan điểm, mục tiêu phát triển chung cho nông nghiệp như sau:

- Phát triển nông nghiệp- nông thôn phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của huyện, và các vùng kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và bền vững, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng nông- lâm- thủy sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Hình thành các vành đai sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp sạch xung quanh quanh đô thị phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân đô thị và khách du lịch.

- Tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh chăn nuôi, chuyển diện tích trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản và trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao.

- Xây dựng một nền nông nghiệp kỹ thuật cao, ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào sản xuất, hiện đại hóa các khâu sản xuất giống, kỹ thuật canh tác, tưới tiêu khoa học.

- Đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã hội. Phát triển lâm nghiệp toàn diện, chú trọng phát triển ba loại rừng: phòng hộ, sản xuất, đặc dụng.

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KTXH hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh xã hội được giữ vững.

- Chú trọng đảm bảo đủ lương thực cho toàn xã hội, giữ và trồng rừng ở tất cả các vùng trọng yếu, vùng đất dốc để giữ nước và tạo môi trường sinh thái bền vững.

Quan điểm phát triển nông nghiệp của huyện Hàm Yên và tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp - dịch vụ của huyện.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể cho từng ngành trong nông nghiệp a. Ngành nông nghiệp thuần túy

Trồng trọt:

Đầu tư cơ sở hạ tầng và áp dụng khoa học công nghệ đảm bảo diện tích gieo trồng lúa đến năm 2020 là 9.000 ha, định hướng đến năm 2030 là 10.000 ha có thủy lợi hoàn chỉnh. Năng suất lúa cũng được tăng lên năm 2015 dự kiến 53 tạ/ha; năm 2020 đạt 56 tạ/ha và đến năm 2030 đạt 62 tạ/ha. Điện tích lúa được bố trí chủ yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

theo 2 hướng đó là sản xuất lúa thâm canh năng suất cao và sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cạo. Những vùng được định hướng để trồng lúa chất lượng cao đó là: các xã Minh Khương, Minh Dân, Yên Phú… nhằm tạo ra các sản phẩm lúa gạo có chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân.

Cây rau : ổn định các vùng rau tập trung theo địa bàn các xã để hình thành các vùng sản xuất rau hàng hóa, áp dụng quy trinh sản xuất rau an toàn. Đến năm 2020 đáp ứng 100% nhu cầu rau an toàn cho toàn huyện, diện tích dự kiến đến năm 2020 là 1.900 ha. Huyện cũng khoang vùng trồng rau chất lượng cao đảm bảo yêu tiêu chuẩn VietGap như: xã Phù Lưu, Bình Xa, Thái Sơn, Thái Hòa.

Cây lâu năm: Phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa an toàn. Diện tích dự kiến đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ổn định khoảng 7.000 - 8.000 ha. Nhãn vải được tập trung trồng tại các xã Bằng Cốc, Yên Lâm, Đức Ninh. Diện tích cam quýt dự kiến là 16.000 ha được bố trí tại các vùng của các xã Tân Yên, Phù Lưu, Thành Long… Trong giai đoạn năm 2010- 2020 huyện đầu tư xây dựng cơ sở chế biến cam quả với công suất 5.000 đến 10.000 tấn/năm tại khu công nghiệp; đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bánh mứt kẹo từ các loại trái cây với công suất 6.000 tấn/năm tại xã Phù Lưu.

Đối với cây chè: dự kiến đến năm 2015 diện tích chè toàn huyện là 3.500 ha, sản lượng là 6.400 tấn búp chè tươi, trồng mới 60 ha và trồng thay thế là 40 ha. Trong giai đoạn 2016 đến 2020 mỗi năm trồng mới 10 ha; trồng thay thế 40 ha, diện tích chè giống mới 70%, còn lại 20-30% là diện tích chè trung du. Vùng sản xuất

chè dự kiến 15% diện tích (tập trung chủ yếu tại các xã Tân Khánh, Hùng Đức). Vùng sản xuất chè cao cấp 25% diện tích (tập trung ở các xã Thái Hòa, Đức Ninh). Huyện đang tập trung đầu tư áp dụng các tiêu chuẩn VieetGap, IPM để 100% nguyên liệu chè búp tươi là chè an toàn thực phẩm. Phấn đấu đến 2020 100% các doanh nghiệp phải áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO - HACCP để đến 2020 không còn các cơ sở sản xuất chè kém chất lượng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không an toàn thực phẩm bán ra thị trường xuất khẩu cũng như nội tiêu.

Chăn nuôi:

- Nhanh chóng đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, dự kiến cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp đến năm 2020 là 45,0%, định hướng đến năm 2030 là 55%.

- Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung xa khu dân cư (bằng các hình thức chăn nuôi trang trại và khu chăn nuôi tập trung), nuôi bằng phương pháp công nghiệp, hiện đại và hình thành các vùng cung cấp nguyên liệu ổn định cho các lò mổ tập trung trên địa bàn huyện. Năm 2020 dự kiến tỷ lệ chăn nuôi tập trung: đàn lợn 35,0%; trâu 25,0%; bò thịt 25,0%; gia cầm 55,0% tổng đàn. Năm 2030 dự kiến tỷ lệ chăn nuôi tập trung: đàn lợn 95%; trâu 55%; bò thịt 55%; gia cầm 95% tổng đàn.

b. Ngành lâm nghiệp

- Dự kiến diện tích đất lâm nghiệp trên toàn huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ổn định là 54.883,8 ha. Trong đó: diện tích đất rừng sản xuất là 36.306,7 ha (chiếm 53,5%); đất rừng phòng hộ là 13.232,6 ha (chiếm 26,2%) và đất rừng đặc dụng là 16.344,5 ha (chiếm 20,2%).

- Rừng phòng hộ phải đáp ứng yêu cầu phòng hộ nhằm bảo vệ: Về cơ bản đến năm 2015 độ che phủ của huyện đáp ứng mục tiêu đặt ra nên giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030 là chú trọng nâng cao chất lượng rừng phòng hộ. Rừng phòng hộ phải có nhiều tầng (ít nhất là 3 tầng: tầng ưu thế sinh thái, tầng cây thấp và tầng tái sinh thảm tươi) để phát huy tối đa chức năng phòng hộ của rừng. Biện pháp quản lý bảo vệ, nuôi dưỡng rừng được chú trọng để rừng phòng hộ đáp ứng được các mục tiêu đặt ra.

- Rừng đặc dụng bao gồm các khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh ... Trên cơ sở hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,... đã được xác lập trong giai đoạn 2010 - 2020 tiến hành nâng cao chất lượng.

- Rừng sản xuất:

+ Đối với rừng tự nhiên: Đến năm 2020 tất cả các loại rừng đều có ranh giới rõ tại thực địa và có chủ quản lý. Để đáp ứng mục tiêu kinh tế chỉ có định hướng duy nhất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là nâng cao chất lượng rừng. Đối với rừng tự nhiên đạt tiêu chuẩn khai thác tiến hành khai thác với cường độ hợp lý để sau khai thác rừng tiếp tục phát triển. Sau khai thác tiến hành nuôi dưỡng rừng định hướng chất để rừng đáp ứng mục tiêu kinh doanh.

+ Đối với rừng chưa đạt tiêu chuẩn khai thác (bao gồm rừng nghèo và rừng phục hồi) cần nuôi dưỡng thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý để điều chỉnh mật độ, hướng hạn chế đến mức thấp nhất tổ thành của những loài có giá trị thấp. Tạo không gian sống phù hợp để rừng cho năng suất và giá trị kinh tế cao. Kết hợp kinh doanh cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ như song mây, dược liệu dưới tán rừng để tạo thêm thu nhập cho các chủ rừng.

+ Đối với rừng trồng: Định hướng đến năm 2020 là chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ cây chu kỳ ngắn sang chu kỳ trung bình và dài (20 - 30 năm) với chất lượng gỗ cao hơn đáp ứng yêu cầu tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và làm nguyên liệu cho chế biến hàng mộc xuất khẩu. Công nghệ giống cần được phát triển để có thể tạo ra những đột phá về giống cây trồng rừng tạo ra rừng trồng có năng suất và chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020 chuyển thêm khoảng 20% diện tích rừng trồng từ các loài cây chu kỳ ngắn sang trồng các loài cây chu kỳ trung bình và dài.

+ Khai thác: Tập trung khai thác những lô rừng đến chu kỳ khai thác. Dự kiến khai thác gỗ năm 2015 là 10.200m3 và năm 2020 là 15.600m3. Sau năm 2020 về cơ bản nguyên liệu gỗ đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong huyện và chế biến xuất khẩu. Việc khai thác rừng được tiến hành trên cơ sở kinh doanh ổn định và bền vững nên tài nguyên rừng không giảm mà còn tiếp tục phát triển. Đến năm 2030 việc xuất khẩu các sản phẩm thô (gỗ dăm, gỗ trồng từ rừng trồng) sẽ không còn. Hệ thống chế biến gỗ đủ mạnh với công nghệ tiên tiến vừa tiết kiệm nguyên liệu, vừa tạo ra sản phẩm có giá trị đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Huyện cũng đưa ra phương án đầu tư vào ngành chế biến lâm sản để nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành lâm nghiệp như nhà máy chế biến ván dăm hay chế biến nghiền bột giấy.

c. Ngành thủy sản

- Tiếp tục phát huy lợi thế, phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững, sản xuất hàng hoá, năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, tạo nguồn nguyên liệu lớn, đa dạng cho tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ha. Trong đó: diện tích ao nuôi là 285 ha,chuyển 100 ha ruộng trũng 1 vụ cấy lúa hiệu quả thấp sang chuyên nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi cá tại hồ: 647 ha trong đó; diện tích nuôi cá tại các xã như Minh Khương, Yên Phú, Tân Thành: 200 ha; diện tích nuôi cá tại các hồ từ 1 - 5 ha: 116 ha; diện tích nuôi cá tại các hồ từ > 5 -10 ha: 319 ha; diện tích nuôi cá tại các hồ > 10 ha: 412 ha. Nuôi cá lồng: 1.000 lồng.

Huyện cũng đưa ra các chiến lược đầu tư vào ngành thủy sản vào những năm tới như sau:

- Đầu tư xây dựng các điểm ươm giống ở các hộ gia đình tại các xã nuôi cá có quy mô tập trung và các vùng sản xuất cá giống tập trung tại các xã như Tân Thành, Bình Xa.

- Tổ chức đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại để cập nhật kiến thức cho cán bộ kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất giống và quản lý nuôi tại các cơ sở.

- Cần tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày cho người dân về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản.

4.1.3. Vận dụng phân tích SWOT đối với đầu tư phát triển nông nghiệp Hàm Yên

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU

- Hàm Yên có vị trí địa lý thuận lợi, vị trí trung tâm xã hội của vùng.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đặc biệt là các loại đất.

- Khí hậu ôn hòa, phù hợp cho nhiều loại cây trồng vật nuôi.

- Huyện đang có chủ trương cải thiện môi trường đầu tư.

- Thủ tục hành chính được rút ngắn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp.

- Tỉnh và Huyện cùng nhau thành lập Ban giải phóng mặt bằng, tháo gỡ các vướng mắc về đất đai cho doanh nghiệp. - Quy hoạch phát triển ngành công khai, nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn cơ hội. - Huyện cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ các doanh nghiệp mới hình thành

- Sản xuất trong nông nghiệp vẫn mang tính thủ công, chưa áp dụng nhiều máy móc.

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ vẫn mang nhiều hình thức tự cung tự cấp.

- Quá trình chuyển dịch cây trồng vật nuôi còn nhiều lúng túng.

- Sản xuất chưa coi trọng chất lượng, giá nông sản thấp.

- Thị trường nhỏ, truyền thống và dễ tính. - Chưa gắn kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. - Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

- Công tác quy hoạch chưa phù hợp với tình hình hiện tại; dàn trải, thiếu đồng bộ…

- Công tác tư vấn, cung cấp thông tin…chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém. - Giao thông liên lạc, đường xá, chợ…còn lạc hậu. - Lao động qua đào tạo ít, chất lượng lao động không cao.

- Vốn đầu tư cho nông nghiệp còn rất ít so với ngành khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giải ngân vốn tài trợ thấp và kém hiệu quả. - Chưa hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp.

CƠ HỘI THÁCH THỨC

-Hàm Yên mở nhiều lớp học ngắn hạn và dài hạn cho các hộ nông dân, đây là cầu nối giúp người nông dân tiếp cận khoa học.

- Hàm Yên đang hội nhập, giúp mởi rộng thị trường nông sản.

- Có nhiều chủ trương, chính sách nâng cao hiệu quả cải cách hành chính.

- Quy hoach cũng được chú trọng, do đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp hơn và vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Tăng cường mối liên kết người dân và lãnh đạo để cùng nhau giải quyết khó khăn.

- Giá cả vật tư nông nghiệp tăng, khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

- Cạnh tranh gay gắt với các hàng hóa nông sản của huyện và tỉnh khác.

- Trình độ phát triển nông nghiệp của Hàm Yên còn thấp.

- Tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm nước gây khó khăn trong sản xuất của người nông dân. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

- Chưa có văn bản cụ thể khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp.

- Cạnh tranh nguồn vốn nước ngoài với ngành khác, địa phương khác.

4.1.3.1. Điểm mạnh của nông nghiệp Hàm Yên a. Điểm mạnh về tự nhiên

Hàm Yên có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp như: đất phù sa là 9.448 ha, thích hợp cho các cây ngắn ngày như lúa, ngô, rau mầu. Đất bạc mầu chỉ có diện tích là 331 ha phù hợp với cây ngô, đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Đất đỏ vàng diện tích 1.380 phù hợp trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày. Hàm Yên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có thể phát triển các cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.

Hàm Yên là một trong những trung tâm kinh tế của tỉnh Tuyên Quang. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường nông sản của huyện.

- Sự phong phú về tài nguyên, quặng ở xã Bằng Cốc, đá vôi ở các xã như Thái

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)