Năng lực của doanh nghiệp: Không một doanh nghiệp nào đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả. Nhưng nhiều khi do năng lực có hạn, họ không thực hiện được các mục tiêu của mình và làm ảnh hưởng đến khoản cho vay mà họ đã nhận từ ngân hàng.
Trình độ khả năng của cán bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp: Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt sẽ có khả năng đưa ra chiến lược kinh doanh, cạnh tranh phù hợp giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Doanh nghiệp làm ăn tốt là điều kiện để họ bù đắp chi phí kinh doanh và trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn, qua đó giảm rủi ro và nâng cao chất lượng cho vay. Trình độ năng lực cán bộ của doanh nghiệp là điều kiện quan trọng và được ngân hàng xem xét kĩ trước khi cho vay.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Việc xây dựng những kế hoạch
kinh doanh đúng đắn quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, do đó cũng ảnh hưởng tới chất lượng khoản vay.
Doanh sử dụng vốn sai mục đích, không đúng với phương án SXKD đã đề ra: Nhiều doanh nghiệp dùng tiền vay được đầu tư vào những kế hoạch sản xuất có rủi ro cao nhằm tìm kiếm lợi nhuận, sử dụng vốn của ngân hàng để vào tài sản cố định, kinh doanh bất động sản nên không trả được nợ cho ngân hàng. Trong thực tế, hoạt động thẩm định đã xuất hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp lập phương án kinh doanh (thực chất là phương án kinh doanh giả, thậm chí nhờ tư vấn lập phương án kinh doanh chỉ để rút được tiền của ngân hàng) có vẻ rất hiệu quả, ký kết hợp đồng kinh tế chứng minh đầu vào, đầu ra rất khả thi, tài sản thế chấp rất cụ thể nhưng đến khi vay được vốn ngân hàng lại không kinh doanh lại cho vay lại hoặc bỏ trốn để chiếm số tiền vay, vật tư hàng hóa thế chấp là hàng chậm luân chuyển, ứ đọng hoặc bất động sản khó chuyển thành tiền để thu nợ.
21