vốn huy động giai đoạn 2011-2013 mới chỉ đạt 30%. Về sử dụng vốn cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp trong tổng dư nợ cho vay đạt 26,7%. Như vậy so với định hướng và yêu cầu của đầu tư phát triển phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước vẫn còn thấp.
Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu mặc dù được duy trì ở mức an toàn, nhưng tăng dần trong 2 năm 2012-2013 gần đây. Đặc biệt trong năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tăng cao, lần lượt là 3,26% và 4,23%. Điều này cho thấy chất lượng cho vay trung-dài hạn của chi nhánh có phần giảm sút. Các CBTD chưa thực sự có các giải pháp hiệu quả trong công tác xiết nợ, thu hồi nợ xấu của doanh nghiệp dẫn đến việc chi nhánh phải đối mặt với nguy cơ mất vốn cao. Ngoài những hạn chế trên, còn một số hạn chế còn tồn tại như: Môi trường pháp luật ở nước ta chưa thật tốt, gây nhiều khó khăn cho chi nhánh trong công tác xử lý nợ quá hạn và phát mại tài sản thế chấp. Môi trường kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định, đặc biệt là tỷ giá hối đoái. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cho vay trung-dài hạn bằng ngoại tệ giảm
2.5.3. Các nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế trong hoạt động cho vay trung –dài hạn –dài hạn
Nguyên nhân về phía ngân hàng:
Nguồn huy động vốn trung- dài hạn của chi nhánh chưa cao (chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn) dẫn đến việc cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Việc cho vay trung và dài hạn còn chưa khai thác hết những doanh nghiệp tiềm năng có trên địa bàn.
Lãi suất cho vay trung-dài hạn của chi nhánh chưa thực sự linh hoạt, khi có
biến động về lãi suất, muốn áp dụng lãi suất cạnh tranh phải chờ Giám đốc phê duyệt dẫn tới thời gian giải ngân sẽ chậm lại, lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ của CBTD cho vay trung - dài hạn còn thiếu kinh nghiệm thu thập và phân tích thông tin còn mang tính một chiều nên chưa khai thác xử lý thông tín kịp thời và độ chính xác chưa cao. Việc thu thập, khai thác thông tin còn nhiều hạn chế. Có thể nói 80% nguyên nhân của các khoản nợ xấu là do ngân hàng không đủ khả 57
năng thu thập và phân tích thông tin cũng như giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau khi đi vay.
Công tác xây dựng chiến lược cho vay trung- dài hạn đối với doanh nghiệp
chưa được quan tâm đúng mức. Chi nhánh chưa có những chiến lược hiệu quả để mở rộng cho vay trung- dài hạn. Công việc cho vay còn bị động, phụ thuộc vào doanh nghiệp, chi nhánh chỉ thẩm định những dự án do doanh nghiệp đưa đến để xin vay mà chưa chủ động tham mưu với doanh nghiệp để tạo ra những dự án khả thi để mở rộng cho vay trung- dài hạn.
CBTD chấp hành quá máy móc các quy định của cấp trên, chưa có sự linh hoạt, sáng tạo. Công tác kiểm tra kiểm soát của chi nhánh chưa được thực hiện một cách thường xuyên và triệt để, nhiều khi chỉ mang tính hình thức.
Công tác Marketing trong thời gian gần đây đã được chi nhánh quan tâm hơn nhưng vẫn còn hạn chế, chưa có nhiều biện pháp tuyên truyền các dịch vụ ngân hàng
khiến cho nhiều doanh nghiệp chưa biết được các dịch vụ này cũng như tiện ích nó mang lại.
Nguyên nhân về phía doanh nghiệp:
Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp còn lúng túng trong lựa chọn đầu tư, dựa án thiếu tính khả thi, không đủ điều kiện về mức vốn tự có tham gia. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất cao nhưng họ lại không hội đủ các điều kiện vay vốn. Doanh nghiệp không có dự án, phương án khả thi: Đây là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu để chi nhánh xem xét và quyết định cho vay. Một dự án khả thi phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, thông tin đầy đủ, phân tích đánh giá tình hình một cách chính xác. Vì vậy dự án phải được nghiên cứu tỉ mỉ, phải do người có đầy đủ chuyên môn, kinh nghiệm, trách nhiệm xây dựng và thẩm định. Trong thực tế hầu hết các doanh nghiệp tự xây dựng DAĐT trung –dài hạn. Có những doanh nghiệp có ý tưởng đầu tư kế hoạch làm ăn lớn nhưng không lập được kế hoạch dưới dạng bảng biểu. Doanh nghiệp không đủ vốn tự có tham gia DAĐT: Nhiều doanh nghiệp có
nhu cầu vay vốn để đầu tư cho các dự án lớn. Tuy nhiên, vốn tự có của các doanh nghiệp tham gia vào dự án là rất nhỏ. Do vậy chi nhánh không thể mạo hiểm cho các doanh nghiệp vay vốn.
Doanh nghiệp không đủ tài sản thế chấp hợp pháp: Điều kiện doanh nghiệp
phải có đủ tài sản thế chấp hợp pháp là biện pháp bảo đảm vốn vay, phòng ngừa rủi ro khi dự án SXKD gặp khó khăn, hoạt động không hiệu quả.
Các khách hàng là doanh nghiệp của chi nhánh đa số là lớn và uy tín, tuy
nhiên trong quá trình hoạt động do cơ chế thị trường thay đổi làm cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ. Hoặc cũng có doanh nghiệp muốn chiếm dụng 58
vốn của chi nhánh để phục vụ mục đích khác nên dù vẫn đủ khả năng trả nợ nhưng vẫn xin gia hạn nợ, gây ra nợ quá hạn.
Nguyên nhân khách quan:
Thị trường ngân hàng ngày càng phát triển sôi động và lớn mạnh. Hoạt động cho vay trung - dài hạn đối với doanh nghiệp của chi nhánh cũng đang bị vấp phải sự cạnh tranh gay gắt, thị trường bị chia sẻ bởi một số chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn như: Agribank, Đông Á bank , VP bank, MB bank, AB bank, TP bank,... hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tiềm lực vững mạnh như: ANZ, HSBC, Standard Charter ...
Hành lang pháp lý hoạt động cho vay đối với các ngân hàng là chưa đầy đủ, các cơ quan chịu trách nhiệm cấp giấy tờ sở hữu tài sản, bất động sản còn chưa rõ ràng. Do đó việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn còn nhiều khó khăn, phức tạp, nhiều giấy tờ không hợp pháp, hợp lệ. Vì thế việc thẩm định của chi nhánh gặp nhiều khó khăn hơn, mất thời gian hơn và giảm đi tính chính xác.
Môi trường kinh tế xã hội: Ảnh hưởng của lạm phát, những cuộc đua tranh lãi suất, sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài,... cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh doanh và huy động vốn của chi nhánh.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI
NHÁNH THÀNH CÔNG