hoảng Tài chính Quốc tế
Trong bối cảnh khủng hoảng TCQT, vàng được người dân Việt Nam lựa chọn là phương tiện đầu tư an toàn trong giai đoạn đầu năm 2008 khi lạm phát tăng cao. Nhưng do những biến động mạnh của giá vàng, khiến những NĐT đã chú ý đến nó như một công cụ đầu tư sinh lời. Do đó chỉ trong hai năm nhưng thị trường vàng vật chất và phi vật chất trong nước đã có những biến động rất mạnh.
Thị trường vàng vật chất
Hiện nay trên thị trường vàng vật chất trong nước Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC chiếm đến 80% thị phần. Ngoài ra còn có khoảng 30 doanh nghiệp có quy mô lớn cùng với rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng nhỏ và vừa. Kinh doanh vàng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải được phép của NHNN. Cho đến nay chưa có công ty hay ngân hàng nước ngoài nào được phép kinh doanh vàng tại Việt Nam.
Về quản lý Nhà nước: Ở nước ta, hoạt động xuất nhập khẩu vàng hàng hóa được NHNN quản lý trên nguyên tắc bảo đảm quyền và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, ổn định thị trường trong nước. Hiện tại hoạt động xuất nhập khẩu vàng đang được NHNN đang quản lý thông qua cơ chế cấp hạn ngạch cho từng đầu mối và theo từng năm. NHNN và Tổng cục Hải quan đã cho phép thành lập kho ngoại quan từ năm 2007. Ở Hà Nội do Công ty Vàng bạc Ngân hàng Nông nghiệp quản lý và thành phố Hồ Chí minh do công ty SJC quản lý, việc kho ngoại quan đi vào hoạt động đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu vàng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Tình hình nhập khẩu: Hàng năm nước ta phải nhập khẩu đáp ứng đến gần 95% nhu cầu trong nước. Và mặc dù là một nước nhỏ, nhưng lượng vàng nhập khẩu hàng năm của nước ta thuộc loại lớn. Theo số liệu thống kê của Hội đồng vàng Thế giới, hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 50 – 60 tấn vàng, đặc biệt năm 2007 lên tới 70 tấn. Năm 2008 trước những ảnh hưởng của khủng hoảng TCQT, nhu cầu vàng vật chất của người dân tăng cao, chỉ trong 4 tháng đầu năm đã lên tới 43 tấn. Trước tính hình đó Chính phủ phải ban hành lệnh cấm nhập khẩu vàng. Cho đến tháng 11/2009 NHNN mới cấp phép trở lại, cho phép nhập khẩu không hạn chế số lượng để nhằm hạ nhiệt giá vàng.
Tình hình xuất khẩu vàng: lĩnh vực sản xuất vàng trang sức ở nước ta chưa thực sự phát triển, hàng năm lượng xuất khẩu thấp do chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Về vàng thỏi, thanh... hay vàng nguyên liệu nếu doanh nghiệp trong nước muốn xuất khẩu phải được cấp phép của NHNN. Thông thường Việt Nam đóng vai trò là nước nhập khẩu hơn là nước xuất khẩu mặt hàng này. Nhưng quý I năm 2009, trước tình hình biến động giá vàng thuận lợi, NHNN đã kịp thời cho phép xuất khẩu, khiến doanh nghiệp
thu được lãi lớn, đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước lên tới 2,287 tỷ USD (theo Tổng cục thống kê).
Tình trạng ăn gian tuổi vàng
Thực tế tuổi vàng được thế hiện qua màu sắc, song việc phân định màu sắc bằng mắt thường chỉ mang tính tương đối do đó rất khó để biết được tuổi thật của vàng. Bên cạnh đó chất lượng sản phẩm là do doanh nghiệp tự đăng ký chất lượng với cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng vàng đã đăng ký. Và khi cơ quan quản lý tổ chức thanh tra nếu phát hiện vi phạm thì sẽ xử phạt nhưng các doanh nghiệp có nhiều cách thức để lách luật trong khi các cơ quan quản lý là hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Do đó khi giá vàng lên cao, các doanh nghiệp tư nhân tường có xu hướng ăn gian tuổi vàng để cạnh tranh về giá cả, đồng thời thu lợi nhuận cao. Điều này chỉ người tiêu dùng chịu thiệt.
Thị trường vàng phi vật chất
Năm 2008 và đầu năm 2009 thị trường vàng phi vật chất đã có những bước tiến mới, hình thức kinh doanh này đã thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Chỉ hơn một năm đã có tới gần 20 sàn vàng được thành lập và được cấp phép kinh doanh vàng qua tài khoản tại nước ngoài. Ngày 25/5 năm 2007 Sàn giao dịch vàng Sài Gòn của Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập. Đây là sàn vàng đầu tiên tại Việt Nam, và chỉ trong thời gian ngắn số lượng NĐT đến mở tài khoản kinh doanh đã tăng lên nhanh chóng. Để đáp ứng yêu cầu của NĐT ngày 27/3 năm 2008 ACB đã mở thêm sàn vàng ở Hà Nội. Sau thành công của ACB nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán, các tổ chức, cá nhân khác cũng đã nhận thấy cơ hội kinh doanh và ồ ạt cho ra mắt các sàn vàng như Sàn vàng Eximbank, SDGV VietA Bank, Sàn vàng
Sacombank, Sàn giao dịch vàng thế giới, SDGV Kim Thiệu, SDGV Kim Minh Đạt…
Tháng 4 năm 2009, Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán lần lượt có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán ngừng các kế hoạch thành lập hoặc tham gia thành lập sàn giao dịch vàng. Tính đến thời điểm đó đã có 19 sàn vàng được thành lập và hoạt động, Những tổ chức thành lập các sàn này phải có giấy phép thành lập và trong đó có 11 ngân hàng và 8 tổ chức được cấp phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài.
Gần hai mươi sàn giao dịch vàng trong nước được tổ chức theo một trong bốn hình thức sau:
Thứ nhất: Do NHTM đứng ra thành lập và nhà đầu tư mở tài khoản tại
ngân hàng, Các SGDV thuộc hình thức này như: Sàn giao dịch Vàng Á Châu, Phương Nam, Sacombank, Việt Á, Eximbank…
Thứ hai: Các tổ chức, cá nhân hình thành nên và nhà đầu tư tham gia
đóng tiền vào một tài khoản đứng tên công ty thành lập sàn, như Trung tâm giao dịch vàng Phố Wall, Châu Á, 24K...
Thứ ba: Sàn vàng được các tổ chức cùng với ngân hàng tham gia góp
vốn thành lập qua hình thức công ty và nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, thuộc hình thức này có: Trung tâm giao dịch Vàng Việt Nam...
Thứ tư: Các công ty đứng ra tổ chức, các NĐT kinh doanh trực tiếp
vàng bằng USD ra nước ngoài, như SDGV Kim Thiệu, SDGV Kim Minh Đạt...
Sản phẩm vàng kinh doanh trên các SDG chủ yếu là vàng miếng SJC – sản phẩm của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn. Ngoài ra còn có sản phẩm vàng mang nhãn hiệu ACB, vàng miếng PNJ - DongA Bank
Sàn vàng ra đời đã mang lại nhiều lợi ích cho thị trường trong nước: Những trung tâm giao dịch vàng sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư hạn chế rủi ro và hạn chế chênh lệch giá vàng bằng việc tận dụng từng phút biến động của thị trường, đồng thời dễ dàng hiện thực hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó giúp các thành viên thực hiện các giao dịch đóng các vị thế, phòng ngừa rủi ro.
Việc các trung tâm giao dịch vàng ra đời còn tạo ra một kênh điều hòa cung cầu, giúp các doanh nghiệp kinh doanh vàng được chủ động nguồn vàng nguyên liệu hơn, giảm được một lượng ngoại tệ đáng kể đáng lẽ phải dùng để nhập khẩu vàng, mặt khác huy động được vốn vàng đang bị “đóng băng” trong dân.
Thời gian vừa qua, các sàn vàng ra đời ồ ạt nhưng thị trường Việt Nam lại chưa đủ điều kiện cơ sở ban đầu, khiến thị trường vàng phi vật chất sớm bộc lộ những khuyết điểm:
Thứ nhất, về quản lý nhà nước: hiện tại các giao dịch vàng trên sàn
không rõ cơ quan quản lý và thẩm quyền quản lý. Cơ sở pháp lý cho hoạt động, luật điều chỉnh... hầu như chưa có văn bản nào điều chỉnh mô hình hoạt động này, các ngân hàng/sàn tự đặt ra cơ chế giải quyết tranh chấp khi có phát sinh.
Thứ hai, về hạch toán: không có hệ thống tài khoản vàng; không có quy
định về đơn vị hạch toán kế toán đối với vàng phù hợp cho kinh doanh; vàng được giao dịch theo đủ loại...
Thứ ba, lưu ký vàng và mở tài khoản: không có ngân hàng/trung tâm
lưu ký độc lập mà ngân hàng, sàn vàng tự mở tự làm...
Thứ tư, hệ thống giao dịch: tự lập, không có tiêu chuẩn dẫn đến trong
lần và từng gây nhiều bức xúc cho nhà đầu tư trên sàn vàng của ngân hàng này...
Thứ năm, trình độ nhà đầu tư còn nhiều bất cập và hạn chế, kinh doanh
theo phong trào như chứng khoán, chưa thực sự chuyên nghiệp...
Trước tình hình thành lập tự phát và hoạt động thiếu cơ chế quản lý, Thủ Tướng Chính Phủ đã ra công văn chỉ đạo theo đó quyết định đóng cửa sàn vàng và cấm kinh doanh vàng trên tài khoản tại nước ngoài. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ, ngày 6/1/2010 NHNN ban hành Thông tư số 01/2010/TT-NHNN, bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/1/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/3/2007 về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN. Thông tư cũng quy định ngày 30/3 năm 2010 là là hạn cuối cùng các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đang kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài phải tất toán, đóng các tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài cũng như các giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài NHNN đã cấp cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng hết hiệu lực.
Đã có nhiều sàn vàng tuân thủ theo Thông tư 01/2010/ TT - NHNN trước ngày 30/3 những cũng còn nhiều sàn vàng chậm trễ thi hành. Trước tình hình các sàn vàng đóng cửa cũng đã xuất hiện những sàn vàng biến tướng và hoạt động ngầm cần có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.