Biều đồ 2.8 :Biến động giá vàng trong nước và thế giới 2009-2010
Nguồn: www.SJC.com
Nhìn vào biểu đồ, cũng như những phân tích ở phần trên, ta có thấy, giá vàng trong nước vẫn chủ yếu đi theo xu hướng của giá vàng thế giới nhưng tại nhiều thời điểm giá vàng trong nước tăng mạnh hơn, lúc lại giảm sâu hơn giá vàng thế giới, cũng có lúc giá vàng phiên giá vàng thế giới đã tăng nhưng xu hướng giá trong nước chưa rõ ràng và chỉ hình thành xu hướng sau đó một vài phiên. Những nguyên nhân giải thích cho sự sai lệch này:
2.2.3.1. Chính sách tiền tệ trong nước đối phó với khủng hoảng
Với Việt Nam, nhập khẩu vàng để đáp ứng nhu cầu trong nước chiếm đến 95%. Thêm vào đó sự toàn cầu hóa trên mọi mặt, thị trường vàng cũng không ngoại lệ thì giá vàng thế giới và giá vàng trong nước sẽ có quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng NĐT nội, hoạt động trên thị trường trong nước khi lựa chọn hình thức đầu tư hay phân tích thị trường sẽ phải bám vào tình hình kinh tế trong nước. Do vậy mà giá vàng trong nước cũng có những bước tăng giảm sai khác với giá vàng thế giới.
Như đã phân tích ở phần tình hình kinh tế, năm 2008, những tháng đầu năm Việt Nam phải đối mặt với tình trạng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, giá cả trong nước tăng cao và nền kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát. Mức nhập siêu quý I năm 2008 lên tới 8,4 tỷ Đôla17. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã khẩn trương xem xét tình hình và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 của đất nước, đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. Trong đó chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa thắt chặt phần nào kiềm hãm mức tăng giá vàng trong điều kiện lạm phát trong nước tăng cao.
Sang năm 2009 đối mặt với những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, từ đầu năm 2009, chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế. Gói kích thích kinh tế đã triển khai được phân thành các cấu phần sau: (i) gói hỗ trợ lãi suất 4%; (ii) gói hỗ trợ tiêu dùng bao gồm miễn thuế thu nhập cá nhân và hỗ trợ người nghèo ăn Tết; (iii) gói hỗ trợ đầu tư bao gồm miễn, giảm, giãn thuế doanh thu, thuế VAT cho các doanh nghiệp và cho nông dân vay vốn không lãi suất để mua thiết bị, máy móc sản xuất công nghiệp; (iv) đầu tư công bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên và khu chung cư cho người thu nhập thấp. Những gói hỗ trợ này giúp kích thích nền kinh tế nhanh chóng hồi phục sau khủng hoảng, do đó giúp giá vàng trở nên ổn định và giảm bớt áp lực tăng giá. Nhưng để có được những tác động này cần phải có thời gian đủ dài. Về ngắn hạn gói kích cầu làm tăng cung tiền, giảm giá trị VNĐ và mặt trái của nó là đẩy lạm phát tăng. Do đó năm 2009, dưới tác động của chính sách tiền tệ giá vàng đã có một năm tăng giá ngoạn mục.
Những tháng đầu năm 2010, nền kinh tế VN trong quá trình hồi phục sau khủng hoảng, chính sách tiền tệ ổn định linh hoạt khiến cho giá vàng những tháng đầu năm khá ổn định.
2.2.3.2. Tỷ giá USD/VND
Thị trường vàng Việt Nam hàng năm nhập khẩu đến 95% nhu cầu, do đó Việt Nam trở thành thị trường nhỏ và phải chập nhận giá, đồng thời những biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá vàng trong nước. Năm 2008 – 2009 vừa qua thị trường ngoại tệ VN có rất nhiều biến động. Buộc NHNN phải điều chỉnh tỷ giá chính thức giữa USD và VND nhiều lần. . Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá thị trường tự do vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của NHNN. Biểu đồ dưới đây, cho thấy thị trường ngoại hối luôn căng thẳng.
Biểu đồ 2.9: Tỷ giá USD/VND 2008 – 2009
Nguồn: Global Financial Data, Ngân hàng Nhà nước và tổng hợp của Trường Fulbright.
Thực tế hai năm này tín dụng bằng ngoại tệ khá khó khăn, khiến nhiều nhà nhập khẩu khó tiếp cận với nguồn ngoại tệ ở mức tỷ giá chính thức. Nếu có mua được ngoại tệ cũng phải chấp nhận ở mức cao hơn giá sàn, không thì phải tìm đến thị trường tự do với giá cao.Do đó giá vàng thực tế và giá vàng quy đổi có độ chênh lệch khá cao. Trong thời gian này xảy ra tình trạng nhập lậu vàng khiến các cơ quan chức năng đã phải vào cuộc. Sang năm 2009 nhờ chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt hơn đã tạo điều kiện cho tỷ giá chính thức phản ánh nhanh nhạy hơn những biến động giá trị hai đồng tiền., rút ngắn chênh lệch giữa hai thị trường. Do vậy giá vàng trong nước cũng tiến sát giá vàng thế giới hơn.
2.2.3.3. Quy định về nhập khẩu vàng:
Thói quen coi vàng như một tài sản, một nguồn vốn dự trữ cũng như sử dụng vàng trong hầu hết các giao dịch lớn, hoặc sử dụng vàng làm đồ trang sức đã ăn sâu vào lối sống của người Việt Nam, khiến cho cầu về vàng tăng theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như khả năng tích luỹ của người dân. Tuy vậy những quy định về nhập khẩu tác động đến nguồn cung làm ảnh hưởng đến cân đối cung cầu trong nước khiến giá vàng trong nước có độ chênh so với giá vàng trên thị trường thế giới.
Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép cho nhập 73,5 tấn vàng tuy nhiên chỉ trong 4 tháng đầu năm đã nhập lên tới 40 tấn. Việc nhập khẩu lượng lớn vàng đã làm tăng cầu Đô la, khiến cho thị trường thiếu Đô la cho những hoạt động nhập khấu khác, do đó tỷ giá USD/VND chịu lực đẩy lên. Trước tình hình đó NHNN đã phải ra quyết định cấm nhập khẩu vàng, để ổn định tỷ giá, bảo vệ cán cân thương mại. Song lệnh cấm này khiến tính liên thông giữa thị trường trong nước và thế giới gián đoạn, tạo khoảng cách cho giá vàng trong nước và thế giới.
Sang tháng 11 năm 2009 khi giá vàng phá ngưỡng 20 triệu đồng/lượng và lên tới 26,8 – 27,5 triệu đồng/lượng vào ngày 11/11, ngay hôm đó NHNN đã có cuộc họp để tháo gỡ giá vàng tăng nóng lúc bấy giờ. Giải pháp được đưa ra là NHNN cho phép và cấp quota không hạn chế cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc lớn nhập vào đáp ứng đủ nhu cầu để cân bằng thị trường. Phản ứng của thị trường trước thông tin này, đã làm giảm giá vàng ngay phiên hôm sau xuống 25,5 -26 triệu đồng/lượng. Trước tình hình giá cao nhất ngưởng các doanh nghiệp được quota cũng không dám nhập vào. Chính vì vậy mà ngày giao dịch hôm sau giá vàng lại dần tăng lên.
2.2.3.4. Tâm lý nhà đầu tư
Thị trường tài chính Việt Nam còn rất non trẻ, đặc biệt là thị trường vàng. Hầu hết những NĐT là các nhà đầu tư cá nhân, khả năng phân tích thị trường còn rất yếu, thêm vào đó, họ thiếu thông tin và khả năng kiểm định tính đúng đắn của thông tin thấp. Do đó NĐT trong nước chủ yếu mua bán theo những tin đồn mà họ nghe được và mua bán theo xu hướng đám đông. Khi giá vàng thế giới giảm, giá vàng trong nước cũng giảm theo, nhưng với tâm lý không vững vàng của những NĐT nhỏ lẻ, khiến thị trường trong nước xảy ra tình trạng bán tháo, điều này khiến cho giá vàng trong nước giảm mạnh hơn. Tuy nhiên, có những thời điểm giá vàng thế giới đã tăng và tạo xu hướng nhưng giá vàng trong nước vẫn chỉ biến động nhẹ như đầu năm 2009, Điều này có thể lý giải do tâm lý dè dặt và e ngại của NĐT. Bởi năm 2008 trôi qua, giá vàng tăng cũng cao nhưng giảm cũng nhiều, khiến nhiều nhà đầu tư phải trắng tay; đồng thời hiện tại giá vàng cũng đã cao, NĐT không đủ kỳ vọng nó sẽ tăng hơn nữa.
Như vậy, Tâm lý là một nhân tố rất vô hình, nó khác nhau ở các NĐT, nó khác nhau tùy thuộc thói quen suy nghĩ, tập quán kinh doanh. NĐT nước
ngoài với suy nghĩ thoáng, mức độ chấp nhận rủi ro có thể cao hơn ; cùng với thị trường tài chính phát triển, sự am hiểu thị trường cao hơn. Trong khi đó NĐT trong nước thường theo tập quán “ăn chắc mặc bền”, “an toàn là trên hết” và khả năng phân tích thị trường kém hơn. Do đó NĐT nước ngoài sẽ có tâm lý khác với các NĐT trong nước, dần tới những quyết định kinh doanh khác. Nhu vậy tâm lý nhà đâu tư cũng là yếu tố quan trọng tạo nên khác biệt giá vàng trong nước và thế giới trong thời gian vừa qua.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM