Năm 2008 là năm xảy ra nhiều đợt biến động mạnh về giá vàng trên thị trường thế giới cũng như trong nước.
Những tháng đầu năm nhu cầu vàng của người dân VN tăng cao, chủ yếu nhằm mục đích tích trữ bảo toàn vốn trước nguy cơ lạm phát tăng cao. Thời gian này là lúc thị trường chứng khoán mất điểm, lạm phát tăng gấp đôi cùng kỳ, tỷ giá USD biến động cũng là lúc vàng tiêu thụ mạnh. Giá vàng do đó bị đẩy lên cao.
Ngày 2/1 năm 08, giá vàng thế giới phá vỡ mức cản 85014 đã tồn tại 27 năm qua. Việc tăng giá của vàng chính là hệ quả của giá dầu tăng cao và đồng đôla giảm giá do những vấn đề bất ổn của nền kinh tế Mỹ và những xung đột chính trị tại Pakistan. Sáng nay, thị trường Nhật nghỉ lễ nên đã không có những biến động mạnh đến từ phiên giao dịch Tokyo.
Từ ngày 3/1 giá vàng thế giới vượt ngưỡng tâm lý 850 USD/ounce của năm 1980, cộng thêm cuộc họp cắt giảm lại suất của FED vào cuối tháng đã đẩy giá vàng thế giới tăng trong suốt tháng 1. Thị trường trong nước cũng chịu ảnh hưởng của giá vàng thế giới lại thêm sự suy giảm thị trường chứng khoán trong thời gian này đã đẩy các nhà đầu tư hướng sang thị trường vàng, càng làm cho giá vàng tăng mạnh. Ngày 22/1 FED chính thức cắt giảm 0,75% mức cắt giảm cao nhất trong vòng 25 năm qua đưa lãi suất từ 4,25%15 xuống còn 3,5%. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ bằng cách bơm 14 Số liệu giá vàng thế giới lấy trên trang www.kitco.com
Số liệu giá vàng VN lấy trên trang www.sjc.com.vn
150 tỉ USD vào nền kinh tế thông qua việc giảm thuế cũng khiến cho đồng USD mất giá thêm nữa. Hành động này làm giảm giá trị đồng Đô la do đó đẩy giá vàng thế giới lên cao.
Những ngày cuối tháng hai được ghi nhận là thời điểm lịch sử của giá vàng thế giới lẫn trong nước. Sáng 25/2, giá vàng trong nước đạt mức 18 triệu đồng/lượng và đóng cửa ở mức 18,26 triệu đồng. Ngày 26/2, giá vàng tiếp tục giảm và thậm chí rớt dưới mức 18 triệu, theo vàng thế giới. Nhưng ngày 27/2, giá vàng Bảo Tín Minh Châu đã lên đến mức 18,74 triệu đồng/lượng, đến thứ năm 28/2, giá vàng giảm nhẹ chờ đợi tình hình. Tuy nhiên sang ngày 29/2, thị trường vàng trong nước lại tăng tốc mạnh và vượt qua mức 19 triệu, thiết lập mức 19,1 triều đồng/lượng. Như vậy chỉ trong tuần cuối tháng 2, giá vàng đã liên tục xác lập mức giá theo sát giá vàng thế giới. Trong khi đó giá dầu cũng chạm ngưỡng cao của lịch sử, tình hình lạm phát có dấu hiệu tăng và USD thì rớt giá liên tục.
Sang tháng 3 sóng lớn đã xuất hiện, đây cũng là tháng giá dầu bắt tăng nhanh và lạm phát gia tăng ở các nước. Ngày 17/3 giá vàng lập kỷ lục giá mới, lúc 11h, SJC niêm yết 19,30 – 19,430 triệu đồng/lượng. Đây cũng là thời điểm giá vàng thế giới lập kỷ lục giá 1011,25 USD/ounce, giá dầu vượt mức 100 USD/thùng, tỷ giá EUR/USD lên tới 1,5776. Giá vàng tăng nhanh, lập đỉnh cao khiến các nhà đầu tư trong nước cũng trở nên thận trọng hơn. Sức mua vàng miếng đợt này không tăng do giá đã quá cao . FED cắt giảm lãi suất chiết khấu vào ngày 18/3 xuống còn 2,25%, dù vậy không như đợt cắt giảm lãi suất trước, lần này giá vàng giảm mạnh do giới đầu tư bán vàng ra nhằm bù lỗ cho danh mục đầu tư chứng khoán và chốt lãi vì giá vàng phiên trước đó đã lên quá cao. Giá vàng trong nước cũng giảm theo, sàn SJC niêm yết ở mức 19,07 – 19,17 triệu đồng/lượng, giảm 330.000 đồng/lượng so với hôm trước. Giá vàng thế giới ngày 19/3 giảm hơn 50 USD/ounce so
với ngày trước đo. Tiếp theo đó, ngày 20/3 giá vàng thế giới đã rơi xuống 925,75 – mức thấp nhất trong tháng – giảm so với mức đỉnh trước đó 3 ngày tới 84,5 USD/ounce. Giá vàng trong nước cũng theo đó giảm mạnh 1.000.000 đồng/lượng làm chao đảm tâm lý NĐT. Ngày tiếp theo giá vàng mất mốc 18 triệu đồng, khiến các NĐT hoang mang khi chứng kiến sự tàn khốc của thị trường. Phiên đầu ngày 23/3 SJC niêm yết 17,95 – 18,10 triệu đồng /lượng, sau đó giảm xuống 17,8 – 17,95. Có thể thấy thời gian này cách biệt giữa giá mua và bán thường ở mức 150 – 200 trăm đồng. Do những biến động bất ổn của giá vàng những sàn vàng hoạt động trong môi trường chưa có sự quản lý chặt chẽ đã tự ý tăng chênh lệch giá mua và bán lên cao, khiến các NĐT rất bất bình. Ngày 24/3 đầu ngày SJC bán ra 18 triệu đồng/lượng nhưng đến 14h lại giảm còn 17,80 đến cuối ngày lại tăng lên mức 18,10, trong 1 ngày sàn đã phải thay đổi giá 8 lần. Những phiên còn lại cuối tháng giá vàng đã giảm dần, lúc này TTCK cả trong nước và thế giới để có những phiên tăng điểm hiếm hoi.
Sang đầu tháng tư đến hết tháng 5 xu hướng chính là giảm giá, mức trung bình của thế giới lần lượt là 909,70 và 888,66 mức cao nhất không vượt quá 950 USD/ounce. Giá vàng trong nước cũng có xu hướng tương tự, do sự tăng giảm trong tháng 3 khiến NĐT trở nên dè dặt, khối lượng giao dịch giảm hẳn giá vàng có xu hướng giảm. Có những ngày giá vàng đột biến, nguyên do là ngày 9/4 có tin rằng IMF sẽ bán vàng ra, bên cạnh đó mở kho ngoại quan đầu tiên tại thành phố Hồ Chính Minh rồi lại đến lệnh cấm nhập khẩu vàng của NHNN VN được áp dụng từ tháng 5/2008.
Đến gần giữa tháng sáu, xu hướng giá vàng tăng trở lại đã rõ nét, nhưng lần này các NĐT thận trọng hơn. Sau hai đợt tăng giá nhẹ, ngày15/7 giá vàng do hỗ trợ từ đà tăng mạnh của thị trường kim loại quý thế giới. Trong khi giá đôla trên thị trường tự do cũng nhích lên 20 đồng so với mức chiều
qua. Giá vàng trong nước tăng trung bình 100.000 - 120.000 đồng mỗi lượng, Vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết giá mua vào - bán ra tương ứng 19,150-193,500 triệu đồng. Tháng 6, 7 và 8 là 3 tháng dài giá dầu ngự trị ở mức cao trên 100 USD/thùng, có ngày còn lên tới 147,27 USD/thùng. Sau ngày lập đỉnh 15/7, về cuối năm sự tăng giá dầu đã ảnh hưởng đến nền kinh tế, các hãng kinh doanh thu hẹp sản xuất. Cộng thêm tác động len lỏi của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho biểu hiện suy thoái toàn cầu rõ nét và đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với triển vọng nhu cầu vàng. Ưu thế của vàng như một nơi trú ẩn an toàn của vốn đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng đã giảm dần, làm cho giá kim loại quý này quay đầu sụt giảm mạnh.
Trong tháng 9 trên thị trường thế giới, chỉ 2 ngày vàng được giao dịch trên ngưỡng 900, và lập mức thấp nhất kể từ đầu năm xuống đến 740,75 USD/ounce, mức trung bình tháng chỉ còn 829,93. Thị trường trong nước mở đầu tháng 9 giá vàng hầu như không biến động, giao dịch phổ biến mức 17,34 - 17,36 triệu đồng/lượng. Thị trường vẫn rất ảm đạm. Cty SJC Hà Nội, vàng miếng tại đây niêm yết mức: 17,26 (mua vào)-17,36 triệu đồng/lượng (bán ra). Vàng của Bảo Tín Minh Châu có giá: mua vào 17,22 triệu đồng/lượng, bán ra 17,34 triệu đồng/lượng, thay đổi không đáng kể so với chiều qua. Như vậy, khoảng cách giữa giá mua và giá bán đã được thu hẹp, còn mức 100.000 – 120.000 đồng, thay vì 200.000, 250.000, thậm chí 300.000 đồng vào thời điểm giá vàng nhiều biến động.
Ngày 7/9 Chính phủ Mỹ đã quyết định nắm quyền quản lý hai công ty cho vay cầm cố Fannie Mae và Freddie Mac, nhằm kiềm chế sự xáo động trên các thị trường tài chính toàn cầu. Quyết định này đã có tác dụng tăng giá đồng đô la Mỹ. 1EUR ăn 1,4053 USD mức tăng giá cao nhất trong vòng một năm qua, theo đó giá dầu và giá vàng giảm xuống. Khi giá vàng giảm
mạnh, các NĐT bán tháo chốt lỗ đã đẩy giá vàng xuống sâu. Thị trường chứng khoán Mỹ có phiên tăng điểm khá mạnh bởi nhà đầu tư tranh thủ mua vào cổ phiếu nhóm ngành năng lượng khi giá cổ nhóm ngành này đứng ở mức thấp nhất trong 18 tháng. Thị trường trong nước ngày 10/9, giá vàng SJC đã xuống dưới mức 17 triệu đồng/lượng, mua vào 16,75 triệu đồng/lượng, bán ra 16,95 triệu đồng/lượng. Khi giá vàng giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm, giới đầu cơ trong nước dè dặt không tận dụng lúc giá thấp để mua vào như những lần trước. Còn trên thị trường thế giới phiên tiếp theo đã chấm dứt đà giảm giá, do động lực mua vào từ thị trường Châu Á.
Như vậy giá vàng đã tăng dần trở lại, lúc này giới đầu cơ thế giới nhận ra cơ hội kinh doanh đã tăng lượng mua vào, càng đẩy nhanh quá trình phục hồi giá vàng. Trong nước vẫn với sự thận trọng, dù muộn hơn nhưng lượng mua vào cũng đã tăng đẩy giá vàng phục hồi. Gần cuối tháng 9 giá vàng trong nước tăng vọt lên trên mức 18 triệu đồng/lượng do giá vàng thế giới bất ngờ tăng trên mức 900 USD/ounce. Trước tình hình biến động mạnh các cửa hàng vàng bạc tại Hà Nội lại tăng khoảng cách giữa giá mua vào và bán ra, trong sáng 23/9 được duy trì ở mức 230.000-300.000 đồng/lượng. Giao dịch tại các cửa hàng vàng tại Hà Nội vẫn khá ảm đạm. Từ thời điểm này đến những phiên đầu tháng 10 giá vàng tăng song không vững các NĐT cũng giao dịch cầm chừng. Giá dầu tháng 10 tăng nhẹ và khá ổn định ở mức 76 USD/thùng song giá vàng lại tiếp đà giảm mạnh, phiên giao dịch ngày 24/10 giá vàng chỉ còn 712,50. Về cuối năm, những biện pháp giải cứu kinh tế được thực hiện, song triển vọng phục hồi kinh tế còn mịt mờ, nên vẫn còn nhu cầu nắm giữ vàng với vai trò cất trữ mặc dù không cấp thiết như trước, đã khiến cho giá vàng có xu hướng tăng. Mặt khác trong tháng USD tăng giá so với EUR, giá dầu lại ở mức thấp khiến cho xu hướng không được xác định rõ ràng.
Phiên giao dịch ngày 14/11 giá vàng thế giới tăng từ đầu phiên, kết thúc ngày tại mức giá 747,50 USD/ounce tăng 4,76%. Trong khi giá vàng trong nước SJC là 16,40 (mua vào) và 16,47 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 2.000 đồng/chỉ và 1.000 đồng/chỉ so với sáng hôm qua. Diễn biến trái chiều này sẽ được giải thích trong phần là do giá vàng trong nước hiện đã rất cao so với giá vàng thế giới, trong khi mãi lực trên thị trường vàng trong nước rất thấp, khiến họ khó điều chỉnh giá vàng trong nước tăng theo giá thế giới.
Một số sự kiện xảy ra sau đó, như cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ; hay Đức – nền kinh tế lớn trong khu vực EU – công bố số liệu cho thấy tình trạng suy thoái nặng nề nhất trong vòng 12 năm trở lại đây; Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra cảnh báo, đây có thể là lần đầu tiên trong vòng 60 năm qua, cả kinh tế Mỹ, Nhật Bản và châu Âu cùng rơi vào suy thoái; thêm vào đó là động thái bơm tiền hỗ trợ kinh tế của chính phủ Obama. Đã hỗ trợ giá vàng tạo ra những đợt sóng, khiến giá vàng thế giới được kéo lên 822,3 USD/ounce, trong nước SJC ngày 25/11 16,93 – 17 triệu đồng/lượng.
Sang tháng cuối năm, xu hướng tăng giá rất rõ ràng. Nguyên nhân chính là những cảnh báo khủng hoảng tài chính quốc tế sẽ còn tồi tệ hơn trong năm 2009, đã buộc các NĐT quay mối quan tâm trở lại với vàng. Trước ngày nghỉ giáng sinh, hoạt động bán vàng chốt lãi có ảnh hướng khiến giá vàng giảm chút ít, nhưng sau kì nghỉ lễ, thị trường vàng thế giới trở lại với khí thế năm mới, đưa giá vàng chốt phiên cuối năm ở mức 869,75 USD/ounce. Giá vàng trong nước kết thúc một năm với nhiều biến động ở mức giá SJC mua vào 17,9 triệu đồng/lượng – bán ra 18,03 triệu đồng/lượng.
Năm 2009 là năm mà các nhà đầu tư trên thị trường vàng VN phải chao đảo cùng thị trường và dè dặt khi đưa ra các quyết định của mình trên thị
trường này. Giá vàng kết thúc năm 2009 với mức giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối cùng. Tuy nhiên, tính ra trong năm 2009 này, vàng đã tăng ở mức mạnh nhất trong vòng 9 năm qua nhờ các yếu tố đồng đô la mất giá và các ngân hàng trung ương trên thế giới mua vàng.
Những phiên đầu năm 2009, thị trường vàng trong nước không có nhiều biến động, giá vàng từ đến giữa tháng chững lại, giao động trong khoảng 17,75 đến 17,90 triệu đồng/ lượng, lúc này các nhà đầu tư đang chờ đợi thông tin, xem xét thị trường. Trong khi đó giá vàng thế giới có xu hướng khá rõ ràng, 3 phiên giảm điểm , 2 phiên tăng và sau đó là 5 phiên liền giảm điểm, diễn biến này tương đồng với biến động tỷ giá EUR/USD.
Chỉ số Dow Jones tăng điểm, vượt qua ngưỡng 9000, lên tới 9175,19, sau đó giảm mạnh kéo dài sang tháng 3, lập mức đáy mới 6440,08, thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997. Thị trường vàng thế giới thì có xu hướng biến động ngược lại, song thời gian diễn biến ngắn hơn. Sau những phiên giảm điểm đầu tháng 1 là chuỗi tăng giá kéo dài đến ngày 25/2. Tháng 2 giá vàng thế giới giao dịch trên mức 900, trung bình ở 943,16 USD/ounce. Một yếu tố nữa hỗ trợ sự tăng giá này là giá dầu trung bình năm có xu hướng tăng trở lại, 4 tháng đầu năm giao dịch ở mức còn khá thấp và tăng dần đến gần 50 USD/thùng.
Thị trường vàng trong nước sang tháng hai, theo đà giá vàng thế giới, cộng thêm thị trường chứng khoán tiếp đà sụt lún, VNindex xuống thấp đến 235,5 điểm, thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Giá vàng thể hiện rõ xu hướng, tăng điểm liên tục vượt ngưỡng 19 triệu đồng/lượng từ ngày 12/2, kể từ thời điểm này cả năm 2009 người ta không còn thấy giá vàng rơi xuống khỏi ngưỡng 19 triệu đồng. Tiến chậm hơn giá vàng thế giới, ngày 24/3 giá vàng trong nước mới lên điểm cao nhất kể từ đầu năm SJC niêm yết mua vào
19,95 – bán ra 20,2 triệu đồng, và cũng vượt xa mức giá 19,35 đã lập vào năm ngoái, thiêt lập kỷ lục giá trên 20 triệu đồng/lượng.
Sang những phiên đầu tháng 4, thị trường chứng khoán Mỹ có dấu hiệu phục hồi, Dow Jones Index tăng dần về cuối năm, và áp lực tâm lý từ việc IMF bán vàng ra khiến giá vàng có giảm chút ít. Trong nước thị trường chứng khoán cũng bắt đầu những bước tăng điểm song không mạnh. Giá vàng trong nước chỉ giảm xuống 19,38 -19,45 triệu đồng/lượng vào ngày 18/4. Nhưng sự phục hồi không ổn định của DJI, thị trường chứng khoán trong nước, sức mạnh đồng đô la, và lượng vàng IMF tung ra đã được hấp thụ lại đẩy giá vàng lên. Giai đoạn này NĐT đang xem xét giữa sự phục hồi thị trường chứng khoán với nhiều khả năng lướt sóng kiếm lãi cao và rủi ro thị trường vẫn còn nhiều bất ổn khiến giá vàng tăng chậm, đến ngày 29/5 giá vàng thế giới lên mức 975,50 là mức giá cao nhất kể từ đầu tháng 3 cho đến cuối tháng 8. Mức này vẫn thấp hơn mức đỉnh trong tháng 2 (989,0 USD/ounce).
Ngược lại với những nhà đầu tư nước ngoài, những NĐT trong nước theo xu hướng an toàn và chắc chân, đặt niềm tin nhiều hơn vào thứ kim loại