Một số giải pháp tăng trưởng kinh tế, chống lạm phát cao quay trở lại

Một phần của tài liệu phân tích biến động giá vàng trên thị trường việt nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính quốc tế hiện nay (Trang 86 - 90)

trở lại

3.2.1.1 Chính sách tiền tệ linh hoạt cân đối giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Để thị trường vàng phát triển ổn định, giá cả không biến động quá mạnh thì việc cấp thiết là phát triển ổn định kinh tế và chủ động kiềm chế lạm phát cao quay trở lại. Để thực hiện được điều này cần thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng:

 Chính sách lãi suất linh hoạt, theo hướng chủ đạo là giảm dần

Thực tế hiện nay lãi suất cơ bản vẫn được duy trì ở mức 8%/năm do đó lãi suất huy động sẽ không được quá 150% lãi suất cơ bản, tức ở mức 10,5%. Song trước tình hình khủng hoảng huy động vốn khó khăn các NHTM đã đưa ra những chương trình khuyến mãi, tặng quà khiến lãi suất thực bị đẩy lên cao. Do vậy lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên ở mức cao. Năm 2008 để đáp ứng yêu cầu trung tâm là kiềm chế lạm phát, lãi suất cho vay đã tăng liên tục. Sang năm 2009 để đáp ứng yêu cầu kích thích kinh tế, lãi suất có giảm đi nhưng vẫn đang ở mức cao, khiến các doanh nghiệp trong nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn thiếu vốn.

Nếu thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng lãi suất không những kiềm chế lạm phát không hiệu quả mà còn gây thêm áp lực lạm phát. Lãi suất tăng lúc này sẽ gây nên tình trạng thiếu vốn, và khó khăn tín dụng, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Do đó trong thời gian này NHNN cần khống chế mềm lãi suất đầu vào, đầu ra tại các NHTM theo hướng giảm dần, đáp

ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp trong nền kinh tế. Để thực hiện được việc này, NHNN đưa ra văn bản chỉ đạo, quản lý, giám sát chặt chẽ đối với các NHTM có chương trình khuyến mãi lớn. Đồng thời với tư cách là ngân hàng mẹ, bằng lãi suất và nguồn lực tài chính của mình, NHNN cần có biện pháp hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM khi cần, giúp kêu gọi sự đồng thuận từ phía NHTM.

Trong bối cảnh hiện nay, tình hình kinh tế trong nước đang chịu nhiều tác động, rất dễ xảy ra những bất ổn khó lường trước. Tuy rằng những tháng đầu năm 2010 lạm phát ở mức không quá cao so với những năm trước, nhưng với tác động của gói kích cầu, vấn đề tăng lương cơ bản và nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng do đó sẽ có nhiều khả năng lạm phát cao quay trở lại. Chính vì vậy điều hành chính sách lãi suất năm 2010 phải thật cẩn trọng và linh hoạt. Việc điều hành chính sách lãi suất cần theo sát tình hình lạm phát để có những điều chỉnh kịp thời.

 Phát triển tín dụng hiệu quả

Trong bối cảnh khủng hoảng TCQT, việc liên tục nâng và duy trì lãi suất đã khiến cho nhiều doanh nghiệp trở nên thiếu vốn và sản xuất kinh kém hiệu quả. Bên cạnh đó, gói hỗ trợ lãi suất năm 2009 đã kết thúc. Một yêu cầu đặt ra là làm sao giải quyết tình trạng thiếu vốn nhưng không gây áp lực quá lớn cho lạm phát. Do vậy cần thực hiện việc cấp tín dụng đúng mục tiêu, và hiệu quả và xem xét gói hỗ trợ lãi suất nếu cần thiết.

Để thực hiện được giải pháp này Chính phủ cần ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo cụ thế đối với các tổ chức cho vay. Cần tạo cơ chế cấp tín dụng thông thoáng đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuộc những ngành sản xuất và dịch vụ có khả năng phát triển mạnh. Bên cạnh đó phải đảm bảo tập trung vốn cho sản xuất, sẽ có sự chuyển dịch vốn theo ngành,

lĩnh vực, địa bàn, kỳ hạn và khách hàng cho vay; hạn chế cho vay các nhu cầu phi sản xuất. Cần phát triển cơ chế thẩm định tín dụng, thẩm định dự án bằng các chương trình tuyển dụng cán bộ năng lực cao, đào tạo cán bộ nguồn. Để thực hiện tốt việc xác định được những doanh nghiệp cần vốn thực sự và có khả năng sinh lợi cao. Những doanh nghiệp này nếu được tiếp cận nguồn vốn sẽ tạo động lực lớn cho nền kinh tế đi lên.

Như vậy cần điều chỉnh giảm dần mức tỷ lệ lại suất hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, điều hành lãi suất thị trường phù hợp với diễn biến của lạm phát, cung cầu vốn trên thị trường. Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng, tối đa ở mức 25% (mức mục tiêu do NHNN đặt ra). Đồng thời việc thực hiện chính sách phải tránh gây sốc. Giải pháp này sẽ giúp kiềm chế sự phát triển quá nóng của thị trường vàng trong thời gian tới.Nếu thực hiện tốt hai giải pháp này không chỉ góp phần ổn định giá vàng, giảm thiểu rủi ro trên thị trường. Mặt khác trong một nền kinh tế tăng trưởng tốt, chu chuyển vốn sẽ trở nên hiệu quả hơn, đồng thời tạo tâm lý ổn định cho NĐT, tránh những biến động lớn do tâm lý đám đông gây ra.

3.2.1.2 Điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, hiệu quả

Việt Nam thuộc nhóm nước có nhu cập nhập khẩu vàng hàng năm lớn. Việc nhập khẩu tiêu tốn đến hàng tỷ Đô la, do đó điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ tạo điều kiện phát triển thương mại quốc tế thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời giúp đảm bảo tình hình cung cầu vàng. Qua đó góp phần ổn định giá vàng trong nước và phát triển thị trường vàng. Trong bối cảnh khủng hoảng, do nền kinh tế thế giới nhiều biến động và những biện pháp hỗ trợ mạnh tay của các chính phủ nên giá trị các đồng tiền thay đổi rất nhiều; Do đó chính sách tỷ giá linh hoạt cần tập trung vào hai vấn đề: 1) Thu

hẹp chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do ; 2) Giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng Đô la.

 Nới rộng biên độ biến động tỷ giá

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều bất ổn, giá trị các đồng tiền biến động mạnh. Việc giữ biên độ giao động hẹp, và chậm nới rộng trong thời gian qua đã khiến cho tỷ giá chính thức biến động chậm không phản ánh được chính xác sức mạnh các đồng tiền và gây ra độ chênh lệch lớn giữa thị trường tự do và chính thức. Những quý sau của năm 2010 cần điều hành chính sách tỷ giá theo hướng nới rộng biên độ giao động. Việc nới rộng biên độ cũng thuận theo khuôn khổ điều hành tỷ giá theo nguyên tắc thả nổi, có kiểm soát, tiến tới thả nổi có điều kiện. Đồng thời NHNN cần chủ trương cho phép các tổ chức tín dụng cho vay bằng ngoại tệ đối với 3 nhóm đối tượng: Thanh toán cho nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; trả nợ nước ngoài trước hạn; đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu được vay bằng ngoại tệ... Điều này sẽ giúp đáp ứng cầu ngoại tệ đúng mục tiêu và hiệu quả.

 Thực hiện xác định tỷ giá thông qua rổ tiền tệ thay vì USD

Hiện nay trong thương mại quốc tế, đang diễn ra sự biến đổi vị thế các đồng tiền khá phực tạp do đó việc xác định tỷ giá thông qua một đồng tiền duy nhất sẽ dẫn tới sự lệ thuộc, đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Trên thực tế cũng đã có một số nước áp dụng cách định tỷ giá thông qua rổ tiền tệ, Nga là một ví dụ. Hiện nay đồng Rúp Nga được định giá thông qua đồng EUR và USD. Nếu việc xác định tỷ giá thông qua rổ tiền tệ sẽ giảm bớt sự lệ thuộc vào giá trị của một đồng tiền duy nhất do đó tỷ giá ổn định hơn.

Nhưng để thực hiện được điều này cần phải thay đổi được thói quen của các doanh nghiệp trong việc lựa chọn đồng tiền thanh toán.

Ngoài hai giải pháp trên, để thực hiện tốt việc điều hành chính sách tỷ giá cũng cần phải lưu ý giảm bớt kỳ vọng thoả mãn cùng lúc nhiều mục tiêu cho chính sách tỷ giá trong cùng một thời điểm, nhưng cũng không thể kéo dài mãi một chính sách tỷ giá chỉ phục vụ cho một mục tiêu nhất định, dù là quan trọng trong bối cảnh nào đó, bất chấp những điều kiện khách quan đã thay đổi; bảo đảm phải có sự đồng bộ giữa tỷ giá với lãi suất vả cả biên độ tỷ giá, cũng như với các chính sách tài chính khác (theo nghĩa rộng) tránh sự triệt tiêu lấn nhau giữa các công cụ chính sách này, đảm bảo tính minh bạch và có thể dự báo được của chính sách tỷ giá.

Một phần của tài liệu phân tích biến động giá vàng trên thị trường việt nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính quốc tế hiện nay (Trang 86 - 90)