Tác động của sự biến động giá vàng lên nền kinh tế trong nước

Một phần của tài liệu phân tích biến động giá vàng trên thị trường việt nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính quốc tế hiện nay (Trang 73 - 77)

Trong thời kỳ khủng hoảng TCQT, giá vàng trong nước đã biến động rất mạnh với nhiều lần lập kỷ lục giá đã gây tác động không nhỏ lên nền kinh tế. Đặc biệt nổi bật với những tác động như sau :

2.2.2.1. Biến động giá cả các mặt hàng khác

Sự tăng giá liên tục của vàng trong nước đã thể hiện phần nào tình trạng mất giá của VN đồng đã đẩy giá cả các mặt hàng khác lên cao và ảnh hưởng tâm lý của người dân. Giá vàng tăng khiến người dân lo sợ đồng Việt Nam mất giá, đặc biệt trong những đợt vàng lập kỷ lục giá đầu năm 2008. Trong thời gian này khi có tin giá vàng tăng, lập tức hôm sau đi chợ sẽ thấy các mặt hàng khác tăng giá. Thực tế tác động này xét về sâu xa là do tâm lý của người dân nhiều hơn là mối quan hệ giữa vàng và các mặt hàng thiết yêu. Có chăng chỉ mối quan hệ giữa vàng và các kim loại khác và bất động sản, thực tế giá vàng tăng đã khiến giá cả kim loại như kẽm, đồng, nhôm tăng cao, thị trường bất động sản cũng trở nên ảm đảm (tác động này sẽ được phân tích rõ hơn ở phần sau). Chỉ số giá tiêu dùng ba quý đầu năm 2008 tăng mạnh đột biến, trong đó nhóm mặt hàng tiêu dùng có mức tăng giá cao nhất.

Sang năm 2009 sự tăng giá mạnh của vàng lại đi ngược chiều với sự tăng giá các mặt hàng khác. Điều này có thể lý giải một mặt do hoạt động quản lý hiệu quả của nhà nước, mặt khác do tác động lên tâm lý người dân. Năm 2008 giá cả tăng cao vì giá vàng còn ảnh hưởng mạnh đến tâm lý lo sợ mất giá VNĐ. Song năm 2009, giá vàng tăng quá mạnh trong khi người dân lại tin tưởng chính phủ không thể thờ ơ với giá trị VNĐ. Thực tế Chính phủ đã có những biện pháp kích thích kinh tế thích hợp. Do vậy mối tác động khi giá vàng tăng đã không còn và giá cả các mặt hàng trở nên ổn định hơn.

2.2.2.2. Tác động lên thị trường chứng khoán

Khủng hoảng tài chính thế giới với tâm bão là nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tác động đến kinh tế Việt Nam khiến cho TTCK trong nước tụt dốc. Tâm lý đám đông, thêm đặc điểm đầu tư không chuyên nghiệp, đã khiến cho thị trường đã xuống dốc lại trở nên tồi tệ hơn khi NĐT đã ồ ạt bán cổ phiếu để rút khỏi thị trường. Trong khi TTCK gặp bão, NĐT thường tìm đến với vàng là nơi trú ẩn an toàn. Tác động lớn nhất tới thị trường chứng khoán trong nước là sức khỏe nền kinh tế thế giới và là sức khỏe kinh tế trong nước. Nhưng với vai trò là một tài sản đầu tư giá vàng biến động cũng gây ảnh hưởng trở lại đối với TTCK.

Năm 2008, là năm u ám đối với thị trường chứng khoán nhưng với thị trường vàng lại là năm “được mùa”. Trong năm này NĐT rút vốn từ TTCK để đầu tư vàng với mục đích tìm đến một công cụ bảo toàn vốn - nơi trú ẩn an toàn. Chính sự chuyển hướng của NĐT sang thị trường vàng đã đẩy TTCK lún sâu hơn.

Giá vàng trong năm 2008 biến động chậm với hai lần tạo sóng vào tháng 3 và tháng 7. Qua đợt sóng tháng 3 nhiều NĐT trước đó chưa đầu tư vào vàng lại thay đổi nhận định, đã nhìn nhận rằng vàng cũng là một sân chơi cho có thể thu lợi nhuận lớn. Do đó thị trường vàng đã thu hút nhiều NĐT từ TTCK hơn, khối lượng giao dịch trên thị trường vàng tăng nhanh chóng, trong khi TTCK khối lượng giao dịch giảm sút mạnh. Sang đợt sóng tháng 7, giá vàng lần thứ hai vượt mức 19,35 triệu đồng/lượng, rút kinh nghiệm với sự tàn khốc của thị trường sau đợt sóng tháng 3, NĐT quyết định bán vàng và một số rút ra khỏi thị trường trở về với sân chơi ưa thích của mình (TTCK). Có thể thấy rõ khối lượng giao dịch trên TTCK tăng lên rất nhiều được thể hiện trên biểu đồ VNindex 2008, lúc đó VNindex đang ở

mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2006, NĐT trở về TTCK với hy vọng sẽ có nhiều cơ hội lướt sóng. Nhưng mức tăng điểm không như họ mong đợi, trong lúc đó trên thị trường vàng lại có xu hướng tăng giá, không đợi qua mất một đợt sóng tăng giá rồi mới nhảy vào như hồi tháng 3, NĐT chuyển sang thị trường vàng nhanh chóng. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng đã thấm sâu, thêm vào đó là một kênh đầu tư thay thế xuất hiện, đã khiến cho TTCK càng trở nên thảm hại, VNindex chạm đáy mới 235,5 thấp nhất trong vòng 4 năm. Năm 2009, sự phát triển của thị trường vàng với nhiều lần tăng giá lập đỉnh mới khiến giới đầu tư không thể bỏ lỡ, dù rằng đến thời điểm TTCK đã có dấu hiệu phục hồi. Do vậy những biến động giá vàng trong năm này cũng gây ảnh hưởng kìm hãm sự hôi phục của TTCK, khiến chỉ số VNindex tăng điểm chậm.

2.2.2.3. Thị trường bất động sản

Ở Việt Nam, cho tới tận giữa thập niên 1990s, vàng vẫn được sử dụng rộng rãi thay thế tiền tệ trong các giao dịch thương mại, đặc biệt là giao dịch bất động sản, phương tiện đi lại như xe đạp, xe máy, và cả ô tô. Thậm chí trước đó, vàng còn được sử dụng để chi trả cho các giao dịch đồ gỗ gia dụng hay những đồ may mặc đắt tiền. Ngày nay thói quen sử dụng vàng để định giá tài sản mất dần, nhưng riêng với những tài sản có giá trị lớn như nhà, đất thì vẫn tồn tại. Trên thị trường bất động sản miền Nam việc định giá bằng vàng phổ biến hơn. Tại Thành phố Hồ Chí Minh sàn ACBR của công ty Cổ phần bất động sản ACB chi nhánh Nguyễn Đình Chiểu là nơi có tỷ lệ rao bán địa ốc bằng vàng lớn nhất.

Trong bối cảnh giá vàng tăng nhanh như thời gian vừa qua thì những giao dịch bất động sản thanh toán bằng vàng rất ít được tiến hành. Giá biến

động mạnh thì người mua, bán bất động sản được định giá bằng vàng thường có tâm lý chung là chờ cho qua thời điểm này mới giao dịch. Hay những giao dịch đã đặt cọc bằng vàng mà với tốc độ tăng giá vàng chóng mặt như vừa qua cũng đã khiến giao dịch đổ vỡ. Do đó, sự đóng băng thị trường bất động sản thời gian vừa qua một phần là do biến động giá vàng.

Bên cạnh đó, thời gian qua giá vàng biến động mạnh, có nhiều cơ hội cho NĐT kiếm lời. Do đó vàng không chỉ được chủ ý như một tài sản bảo toàn vốn, mà nhiều nhà đầu tư xem vàng là kênh đầu tư mạng lại lợi nhuận cao. Hơn thế, đầu tư vàng không cần nhiều vốn, tính thanh khoản cao, đòn bẩy tài chính lớn, lại không chịu rủi ro giấy tờ, giao dịch nhanh gọn. Nhiều NĐT khi nhận thấy vàng trở thành kênh đầu tư đã chuyển sang đầu tư vàng. Chịu hai tác động từ sự biến động giá vàng thời gian qua khiến cho thị trường bất động sản trở nên kém sôi động hơn.

2.2.2.4. Tác động lên tỷ giá trên thị trường tự do

Giá vàng trong nước thời gian qua, mặc dù vẫn theo xu hướng của giá vàng thế giới nhưng dưới tác động của tâm lý nhà đầu tư, hay những diễn biến đặc trưng riêng trên thị trường VN đã tạo độ chênh giữa hai mức giá. Có những phiên giao dịch giá vàng trong nước cao hơn giá quy đổi dẫn đến tình trạng nhập lậu vàng qua biên giới. Việc nhập lậu vàng làm nhu cầu USD tăng do đó sẽ càng nới rộng thêm khoảng cách giữa tỷ giá trên thị trường tự do và tỷ giá chính thức liên ngân hàng. Mặt khác, khi giá vàng trong nước tăng cao, tâm lý người dân lo sợ sự mất giá của Việt Nam đồng, người dân sẽ tích trữ đồng Đô La và vàng nhiều hơn. Đây cũng là một tác động khiến tỷ giá thị trường tự do tăng mạnh. Năm 2008, NHNN phải nới rộng biên độ ba lần, từ 0,75% lên 1% rồi lại lên 3%. Sang năm 2009 biên độ giao động tỷ giá lại được nới rộng thêm 2%, lên tới mức +/- 5% vào tháng 3. Đến ngày 26

tháng 11, NHNN quyết định tăng mạnh tỷ giá liên ngân hàng lên 17.961 (tăng 5,16%) và đồng thời giảm biên độ tỷ giá về +/-3% 16. Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá thị trường tự do vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của NHNN.

2.2.2.5. Tác động lên các khoản tín dụng liên quan đến vàng

Vàng cũng là một công cụ tài chính, những biến động giá vàng thế giới và trong nước cũng đã ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn cho vay của hệ thống ngân hàng. Trong các năm qua, nhiều tổ chức tín dụng ở nước ta thực hiện huy động và sử dụng vốn bằng vàng và bằng VND đảm bảo theo giá vàng. Khi giá vàng tăng cao, lo sợ VNĐ mất giá người dân đã chuyển từ tiền gửi tiết kiệm và mua chứng chỉ VND bảo đảm theo giá vàng sang hình thức mua chứng chỉ bằng vàng. Giai đoạn này huy động VNĐ trở nên khó khăn, khiến các NHTM phải đẩy lãi suất huy động lên cao và đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Một chiều hướng tác động khác lên hệ thống ngân hàng là, việc giá vàng tăng cao trở thành kênh đầu tư lợi nhuận cao trong khi tiền gửi tiết kiệm với mức lãi suất thực thấp. Đã dẫn đến việc người dân rút tiền tiết kiệm để đầu tư vàng. Bên cạnh đó cũng nhiều nhà đầu tư đi vay để đầu tư vào vàng.

Một phần của tài liệu phân tích biến động giá vàng trên thị trường việt nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính quốc tế hiện nay (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w