Thực trạng về chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại NHNNo&PTNT Cầu Giấy

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh nhno&ptnt cầu giấy - hà nội (Trang 42 - 48)

NHNNo&PTNT Cầu Giấy

2.3.2.1. Cho vay theo dư nợ

 Dư nợ phân theo đối tượng

Bảng 5 : Dư nợ phân theo đối tượng

Năm 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % so với năm trước Số tiền Tỷ trọng (%) % so với năm trước Tổng dư nợ 318 101 1 318 1506. 6 149 DNVVN 248 78 813 80 328 1314.4 87.2 161.7 Hộ, cá thể 70 22 198 20 283 192.2 12.8 97.1

Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy dư nợ đối với các đối tượng hộ, cá thể tăng không đáng kể trong khi dư nợ của các DNVVN tăng đáng kể từ năm 2006 đến năm 2008. Có được điều đó là vì năm 2006 là thời điểm nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng mạnh. Năm 2007 tổng dư nợ tăng 318% so với năm 2006, tuy nhiên từ cuối năm 2007 sang năm 2008 thì tổng dư nợ chỉ tăng 149%, mức tăng là thấp bởi lẽ từ cuối năm 2007 xuất hiện những dấu hiệu suy giảm của nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước. Tổng dư nợ của Chi nhánh tăng nhanh một cách đáng kể là nhờ những chính sách thích hợp của NHNo&PTNT Việt Nam và phương hướng hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Cầu Giấy - Hà Nội. Chi nhánh đã có những chủ trương thích hợp nhằm tăng cường huy động vốn để cho vay và đã đạt được kết quả khá khả quan.

Nhìn chung tổng dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng qua các thời kỳ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đó đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả và Chi nhánh đã đựơc nhiều doanh nghiệp biết đến và trở thành khách hàng của Chi nhánh.

Bảng 6 : Dư nợ phân theo thời hạn

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng dư nợ 318 1011 1506.6

Ngắn hạn 205 620 901

Trung hạn 74 267 466.3

Dài hạn 39 124 139.3

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy dư nợ ngắn hạn tăng khá mạnh qua các năm và chiếm tỷ trọng chủ yếu và tương đối ổn định trên tổng dư nợ. Cụ thể như sau: Năm 2007 dư nợ ngắn hạn đạt 620 tỷ đồng chiếm 62% tổng dư nợ, năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt 901 tỷ đồng chiếm 60% tổng dư nợ tốc độ tăng trưởng đạt 45% so với năm 2007. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn vẫn luôn là thế mạnh của chi nhánh. Trong khi đó dư nợ trung và dại hạn cũng tăng theo các năm nhưng tốc độ tăng chậm, điều đó chứng tỏ một điều hiệu quả sử dụng vốn trung và dài hạn chưa tốt.

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ xấu 318,000 100 1,011,000 100 1,506,600 100 Nợ xấu 6,367 2.01 6,260 0.62 9,793 0.65 Nợ quá hạn 932 0.29 1,303 0.13 2,260 0.15

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, đến ngày 31/12/2007 nợ xấu là 6,260 triệu đồng ( trđ ), giảm 116 trđ so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 0.62% trong tổng dư nợ; nợ quá hạn năm 2007 là 1,303 trđ, tăng 471trđ so với năm 2006 chiếm 0.13% tổng dư nợ. Đến ngày 31/12/2008 nợ xấu là 9,793 trđ tăng 3,533 trđ so với năm 2007 tuy nhiên tổng dư nợ năm 2008 tăng 495,600 trđ so với năm 2007 trong khi tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn gần như giữ nguyên. Điều này có thể khẳng định chất lượng tín dụng trong năm 2006 và 2007 đang từng bước được cải thiện và xu hướng đó đang được duy trì trong năm 2008, dù cho năm 2008 tình hình

kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có rất nhiều biến động bất lợi cho hoạt động ngân hàng song tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của ngân hàng tăng không đáng kể. Điều này thể hiện công tác quản lý chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đã được toàn chi nhánh hết sức quan tâm. Chi nhánh vẫn luôn xác định mở rộng tín dụng phải gắn chặt với kiểm soát và quản lý chất lượng tín dụng, việc cho vay phải gắn với công tác huy động vốn và mở rộng dịch vụ thanh toán.

Để khắc phục những hiện tượng như trên Chi nhánh cũng đã thực hiện một số biện pháp:

+ Ban lãnh đạo Chi nhánh luôn bám sát định hướng hoạt động kinh doanh gắn với tình hình thực tế tại Chi nhánh để chỉ đạo cụ thể và có nhiều biện pháp giải quyết, xử lý nghiệp vụ phù hợp, cụ thể, kịp thời.

+ Tập thể cán bộ tín dụng đoàn kết, nhất trí, có nhiều cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ được giao, phong cách làm việc dứt khoát

+ Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, bám sát diễn biến và nâng cao chất lượng các khoản vay.

+ Tăng cường công tác thẩm định các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Theo dõi sát sao mục đích sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhằm tránh hiện tượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích.

+Ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động tín dụng.

Trong hoạt động kinh doanh luôn tồn tại những rủi ro thường trực do vậy các doanh nghiếp có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và sẽ ảnh hưởng đến việc trả nợ của doanh nghiêp từ đó sẽ gây ra kết quả bất lợi cho Ngân hàng.

2.3.2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chi nhánh

Ban lãnh đạo Chi nhánh thường xuyên cùng phòng kinh doanh bám sát khách hàng, bám sát địa bàn bằng cách trực tiếp đi khảo sát nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của các đơn vị, kịp thời giải quyết vướng mắc phát sinh trong quan hệ tín dụng. Từ những thông tin thu thập được trong các chuyến đi khảo sát, nguồn thông tin khác, Chi nhánh tiến hành phân loại khách hàng có định hướng đầu tư đúng đắn từ đó mở rộng cho vay có hiệu quả.

Chi nhánh cũng đã đưa ra và triển khai được những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

+ Công tác thẩm định tín dụng thực sự đã trở thành căn cứ cho quyết định cho vay qua đó loại trừ các phương án sử dụng vốn kém hiệu quả, đảm bảo an toàn vốn.

+ Các khoản cho vay mới phải đảm bảo đúng quy trình và chế độ. Trước đây, quy trình nghiệp vụ tín dụng chưa hoàn chỉnh và chưa xác định được rõ trách nhiệm trong từng khâu công việc. Và hiện nay được thực hiện theo từng bước trong quy chế cho vay của NHNo&PTNTVN, trong đó quy rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc sở đối với mỗi khoản vay.

+ Toàn chi nhánh đã hết sức nghiêm túc trong việc thực hiện sửa sai theo đề nghị và kết quả của thanh tra Ngân hàng nhà nước . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân a. Những hạn chế

Dư nợ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt khá nhưng thiếu ổn định chưa vững chắc, còn quá khiêm tốn so với tiềm năng vốn huy động. Số lượng cho vay dự án còn thấp, đặc biệt các dự án từ 5 năm trở lên còn hiếm. Đây là vấn đề nổi cộm trong toàn hệ thống NHNo nói chung và Chi nhánh Cầu Giấy - Hà Nội nói riêng.

Cơ cấu tín dụng chưa hợp lý, còn tập trung nhiều vào khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ thấp, cho vay tiêu

dùng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ.

Công tác thông tin tiếp thị đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa đạt được những kết quả cao. Lượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thu hút được chưa thực sự nhiều, thậm chí còn đánh mất bạn hàng truyền thống.

b. Nguyên nhân

 Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý còn bộc lộ nhiều yếu kém về mặt hiệu lực, tính đồng bộ giữa các văn bản luật, cơ quan ban ngành liên quan, đặc biệt là các văn bản liên quan tới cơ chế cho vay. Nghị định 08/2000/NĐ-CP về giao dịch có đảm bảo đã được các ngân hàng được triển khai để giải quyết một số vấn đền tuy nhiên các văn bản chưa được các ngân hàng triển khai một cách tích cực.

- Hiện nay trên địa bàn quận cũng có khá nhiều ngân hàng hoạt động nên khó tránh khỏi đến việc phát triển của chi nhánh. Bên cạnh đó có khá nhiều ngân hàng có nền tảng vững chắc từ cơ sở đến đội ngũ cán bộ, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thành quả của chi nhánh trong thời gian vừa qua.

 Nguyên nhân chủ quan

+ Trong chi nhánh đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm tốt, tốt nghiệp từ những trường kinh tế hay ngân hàng. Tuy nhiên họ hạn chế trong việc sử lý những số liệu kỹ thuật, điều này dẫn đến việc chất lượng thẩm định dự án chưa thật sự phản ánh đúng bản chất.

+ Theo xu hướng chung thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp được thành lập chính vì vậy mà lượng khách hàng cũng ngày một tăng, tuy nhiên số lượng cán bộ trong chi nhánh vẫn còn ở mức hạn chế. Tình trạng này khiến cho nhiều các bộ phải làm thêm giờ mới có thể hoàn thành được cơ bản công việc của mình. Hậu quả là khó đánh giá được chất lượng công việc của từng cán bộ.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh nhno&ptnt cầu giấy - hà nội (Trang 42 - 48)