2. Xử lý hạt giống và ủ thúc mầm
2.3 Phương pháp khơng bóc vỏ trấu
Phương pháp này thường được áp dụng khi số lượng hạt giống nhiều. 2.3.1 Xử lý hạt giống
- Hồ 1 kg vơi bột tốt trong 50 lít nước (2,0%)
- Gạn lấy phần nước vơi trong đem đun nóng ở nhiệt độ 55 - 600C
- Cho hạt giống vào ngâm từ 18 – 20 giờ, nếu hạt giống quá khơ có thể ngâm lâu hơn.
- Đãi thật kỹ cho sạch lớp nhớt bám ở vỏ hạt bằng nước lã sạch rồi đem đi ủ.
2.3.2.1 Ủ trên luống đất:
Cách ủ này thường được áp dụng khi điều kiện thời tiết tại thời điểm ủ ấm áp
- Lên luống cao 10 – 15 cm, rộng 1 – 1,2 m, dài tuỳ theo khối lượng hạt giống.
- Rải trên mặt luống theo trình tự sau: + Lớp cát dày 1 – 2 cm
+ Lớp hạt giống dày 3 – 4 cm + Phủ cát dày 1 – 2 cm
+ Tủ rơm rạ hoặc bao tải sạch.
- Ban ngày để ánh nắng chiếu trực tiếp trên luống. Ban đêm tủ thêm bao bạt ở trên và quanh luống để giữ nhiệt.
- Hàng ngày tưới nước đủ ẩm
- Sau 10 – 15 ngày nhặt hạt mới nứt nanh đem gieo.
Hình 4.4.5. Nhặt hạt giống nứt nanh đem gieo
2.3.2.2 Ủ trên luống chìm:
- Cách ủ này thường được áp dụng khi điều kiện thời tiết tại thời điểm ủ bị rét, trời quá lạnh.
- Kích thước luống chìm: Chiều rộng luống từ 1 – 1,2m, sâu từ 0,6 – 0,8m, dài tuỳ theo khối lượng hạt giống.
- Cho các lớp nguyên liệu sau kể từ đáy luống trở lên: + Lớp lá cây phân xanh tươi dày 20 – 25 cm
+ Phân chuồng độn rác chưa hoai dày 20 – 25cm + Lớp vôi bột mỏng: 0,5kg/m2
+ Lớp rơm rạ sạch dày 10 cm + Lớp bao tải sạch
+ Lớp hạt giống: giai đoạn đầu để dày 10 – 15 cm, giai đoạn sau khi nảy mầm chỉ để dày 5 – 7 cm
+ Lớp bao tải sạch đậy phủ lên trên lớp hạt giống.
+ Lớp rơm rạ, cỏ khơ sạch đạy kín trên mặt luống dày 20 20 – 30 cm, có thể đan lại thành từng tấm liếp phủ kín trên mặt luống
- Xung quanh luống và trên mái luống phải được che kín gió.
- Hàng ngày kiểm tra nếu thấy hạt giống lạnh và thiếu ẩm thì dùng nước ấm để tưới vào lớp hạt giống ủ.
- Ưu, nhược khi ủ hạt giống trên luống chìm + Ưu điểm giúp cho hạt giống nhanh nảy mầm
+ Nhược điểm: không hợp vệ sinh, dễ gây hỏng hạt giống 2.3.3 Ưu nhược điểm của phương pháp khơng bóc vỏ trấu
- Ưu điểm:
+ Ít tốn thời gian, tốn cơng so với phương pháp bóc vỏ trấu + Ít bị nấm bệnh hơn so với phương pháp bóc vỏ.
- Nhược điểm:
+ Hạt nảy mầm chậm
3. Chú ý:
- Dù ủ thúc mầm theo phương pháp nào thì cũng không được để mầm mọc dài quá 1 mm (đầu rễ cịn thẳng) mới đem gieo vì dễ gây tổn thương đầu rễ, cong phân cổ rễ.
- Do hạt cà phê nảy mầm không đồng đều nên phải thường xuyên kiểm tra để lấy hạt đem gieo.
- Không nên chọn những hạt nảy mầm sau 21 ngày, tính từ khi hạt đầu tiên nảy mầm.