Phương pháp không bóc vỏ trấu

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất cây giống cà phê từ hạt (Trang 25)

2. Xử lý hạt giống và ủ thúc mầm

2.3 Phương pháp không bóc vỏ trấu

Phương pháp này thường được áp dụng khi số lượng hạt giống nhiều. 2.3.1 Xử lý hạt giống

- Hoà 1 kg vôi bột tốt trong 50 lít nước (2,0%)

- Gạn lấy phần nước vôi trong đem đun nóng ở nhiệt độ 55 - 600C

- Cho hạt giống vào ngâm từ 18 – 20 giờ, nếu hạt giống quá khô có thể ngâm lâu hơn.

- Đãi thật kỹ cho sạch lớp nhớt bám ở vỏ hạt bằng nước lã sạch rồi đem đi ủ.

2.3.2.1 Ủ trên luống đất:

Cách ủ này thường được áp dụng khi điều kiện thời tiết tại thời điểm ủ ấm áp

- Lên luống cao 10 – 15 cm, rộng 1 – 1,2 m, dài tuỳ theo khối lượng hạt giống.

- Rải trên mặt luống theo trình tự sau: + Lớp cát dày 1 – 2 cm

+ Lớp hạt giống dày 3 – 4 cm + Phủ cát dày 1 – 2 cm

+ Tủ rơm rạ hoặc bao tải sạch.

- Ban ngày để ánh nắng chiếu trực tiếp trên luống. Ban đêm tủ thêm bao bạt ở trên và quanh luống để giữ nhiệt.

- Hàng ngày tưới nước đủ ẩm

- Sau 10 – 15 ngày nhặt hạt mới nứt nanh đem gieo.

Hình 4.4.5. Nhặt hạt giống nứt nanh đem gieo

2.3.2.2 Ủ trên luống chìm:

- Cách ủ này thường được áp dụng khi điều kiện thời tiết tại thời điểm ủ bị rét, trời quá lạnh.

- Kích thước luống chìm: Chiều rộng luống từ 1 – 1,2m, sâu từ 0,6 – 0,8m, dài tuỳ theo khối lượng hạt giống.

- Cho các lớp nguyên liệu sau kể từ đáy luống trở lên: + Lớp lá cây phân xanh tươi dày 20 – 25 cm

+ Phân chuồng độn rác chưa hoai dày 20 – 25cm + Lớp vôi bột mỏng: 0,5kg/m2

+ Lớp rơm rạ sạch dày 10 cm + Lớp bao tải sạch

+ Lớp hạt giống: giai đoạn đầu để dày 10 – 15 cm, giai đoạn sau khi nảy mầm chỉ để dày 5 – 7 cm

+ Lớp bao tải sạch đậy phủ lên trên lớp hạt giống.

+ Lớp rơm rạ, cỏ khô sạch đạy kín trên mặt luống dày 20 20 – 30 cm, có thể đan lại thành từng tấm liếp phủ kín trên mặt luống

- Xung quanh luống và trên mái luống phải được che kín gió.

- Hàng ngày kiểm tra nếu thấy hạt giống lạnh và thiếu ẩm thì dùng nước ấm để tưới vào lớp hạt giống ủ.

- Ưu, nhược khi ủ hạt giống trên luống chìm + Ưu điểm giúp cho hạt giống nhanh nảy mầm

+ Nhược điểm: không hợp vệ sinh, dễ gây hỏng hạt giống 2.3.3 Ưu nhược điểm của phương pháp không bóc vỏ trấu

- Ưu điểm:

+ Ít tốn thời gian, tốn công so với phương pháp bóc vỏ trấu + Ít bị nấm bệnh hơn so với phương pháp bóc vỏ.

- Nhược điểm:

+ Hạt nảy mầm chậm

3. Chú ý:

- Dù ủ thúc mầm theo phương pháp nào thì cũng không được để mầm mọc dài quá 1 mm (đầu rễ còn thẳng) mới đem gieo vì dễ gây tổn thương đầu rễ, cong phân cổ rễ.

- Do hạt cà phê nảy mầm không đồng đều nên phải thường xuyên kiểm tra để lấy hạt đem gieo.

- Không nên chọn những hạt nảy mầm sau 21 ngày, tính từ khi hạt đầu tiên nảy mầm.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất cây giống cà phê từ hạt (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w