2. Các bài thực hành
2.2 Bài thực hành số 4.4.2: Xử lý hạt giống và ủ hạt thúc mầm với phương pháp không bóc vỏ trấu
không bóc vỏ trấu
- Nguồn lực cần thiết:
+ Thau, chậu, rổ, rá, thúng, nước sạch, bao gai, cuốc, xẻng, luống đất, cát, rơm rạ sạch...
+ Vôi bột
+ Hạt giống cà phê
- Cách tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc
+ Gọi một học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát. + Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của học viên làm mẫu.
+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân + Các nhóm triển khai thực hiện công việc
+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.
- Địa điểm: lớp học, hộ gia đình học viên - Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm: + Hạt giống được xử lý đúng kỹ thuật + Hạt nảy mầm nhanh và đều
C. Ghi nhớ
- Có rất nhiều phương pháp xử lý thúc mầm miễn là đáp ứng được các yêu cầu chính sau : hạt đủ ẩm, nhiệt độ từ 30 – 320C và đủ oxy cho hạt hô hấp.
- Mỗi cách xử lý hạt giống và thúc nảy mầm đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn cách xử lý và ủ cho phù hợp.
Bài 5: GIEO HẠT VÀ CẤY CÂY Mã bài: MĐ04-05
Mục tiêu:
- Nêu được các bước công việc gieo hạt vào trong bầu đất, gieo trên luống và cấy cây vào bầu.
- Kể được các nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng rễ cà phê bị dị dạng. - Thực hiện được kỹ thuật gieo hạt và kỹ thuật cấy cây
- Có ý thức trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra
A. Nội dung:
Hạt giống cà phê sau khi đã ủ nứt nanh có thể đem gieo vào bầu hoặc gieo trên luống đến khi cây bung lá sò mới nhổ cấy vào trong bầu đất.
1. Gieo hạt