Một số dạng bộ rễ cà phê bị khuyết tật

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất cây giống cà phê từ hạt (Trang 39)

4.1 Các dạng rễ bị khuyết tật, dị dạng:

Trong vườn ươm có một số trường hợp bộ rễ phát triển không bình thường mà bị biến dạng như: Rễ ngồi, rễ xoắn, nhiều rễ cọc, rễ dấu hỏi…

Hình 4.5.13. Một số dạng rễ bị dị dạng

4.2 Nguyên nhân:

- Cong, xoắn rễ thường xảy ra khi hỗn hợp đất phân trong bầu làm không kỹ, còn lẫn một số viên đất cứng, sỏi đá, xác bã thực vật chưa hoai mục… nằm cản đường mọc xuống của rễ.

- Cổ rễ và thân không cùng trục thẳng đứng: do lúc gieo hạt rễ đã mọc quá dài và quay đầu rễ về một phía vì đầu rễ luôn luôn phải quay đầu thẳng đứng xuống phía dưới nền đất. Vùng cổ rễ nằm ngang về sau là nơi phát sinh nhiều rễ, không có lợi cho quá trình phát triển và đâm sâu của rễ cọc.

- Hiện tượng nhiều rễ cọc hoặc không có rễ cọc và phát sinh nhiều rễ phụ còn do bị tổn thương cơ giới trong quá trình gieo hoặc trong quá trình phát triển trong đất, đầu rễ bị tổn thương do sâu bệnh

Nói chung tất cả những khuyết tật nêu trên của bộ rễ là khó tránh khỏi hoàn toàn và rất khó phát hiện khi gieo trực tiếp vào bầu. Chính vì vậy mà phương pháp gieo hạt trên luống tuy tốn công cấy ra ngôi nhưng vẫn được áp dụng rất rộng rãi.

4.3 Biện pháp hạn chế và khắc phục

- Làm đất kỹ trước khi đóng bầu

- Gieo hạt khi hạt mới nứt nanh, rễ còn ngắn

- Không gây tổn thương cho rễ khi gieo hạt, cấy cây và khi chăm sóc - Phòng trừ sâu bệnh hại.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành1. Các câu hỏi 1. Các câu hỏi

1.1 Nhổ cây cấy vào bầu khi cây cà phê ở giai đoạn: a. Đội mũ

b. Mới bung lá sò

c. Đã bung lá sò hoàn toàn d. Cả 3 trường hợp trên

1.2 Hãy nêu ưu và nhược điểm của phương pháp gieo trực tiếp trong túi bầu và gieo trên luống đất.

2. Các bài thực hành

2.1 Bài thực hành số 4.5.1: Gieo hạt giống vào bầu ươm- Nguồn lực cần thiết: - Nguồn lực cần thiết:

+ Thau, chậu, nước sạch

+ Hạt giống cà phê đã nứt nanh + Luống bầu ươm

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Gọi một học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát. + Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của học viên làm mẫu.

+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân + Các nhóm triển khai thực hiện công việc

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ - Địa điểm: lớp học, vườn ươm

- Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Chọn lựa được hạt giống mới nứt nanh, không có hạt không đủ tiêu chuẩn

+ Gieo hạt vào bầu sâu 1 cm, đầu rễ quay xuống dưới, hàng bầu phía ngoài được gieo 2 hạt

2.2 Bài thực hành số 4.5.2: Gieo hạt giống trên luống- Nguồn lực cần thiết: - Nguồn lực cần thiết:

+ Thau, chậu, nước sạch

+ Hạt giống cà phê đã nứt nanh + Luống đất

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc

+ Gọi một học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát. + Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của học viên làm mẫu.

+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân + Các nhóm triển khai thực hiện công việc

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ - Địa điểm: lớp học, vườn ươm

- Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Chọn lựa được hạt giống mới nứt nanh, không có hạt không đủ tiêu chuẩn + Rải hạt hoặc cắm hạt mới nứt nanh trên mặt luống đúng kỹ thuật

2.3 Bài thực hành số 4.5.3: Cấy cây vào bầu- Nguồn lực cần thiết: - Nguồn lực cần thiết:

- Ôdoa, nước sạch, que chọc lỗ

+ Cây giống cà phê đội mũ hoặc đã bung lá sò hoàn toàn + Luống bầu ươm

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc

+ Gọi một học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát. + Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của học viên làm mẫu.

+ Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân + Các nhóm triển khai thực hiện công việc

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: lớp học, vườn ươm

- Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn, loại bỏ hoàn toàn cây có bộ rễ bị biến dạng.

+ Cây được cấy vào bầu đúng kỹ thuật

- Khi hạt mới nứt nanh, cần phải lựa và đem gieo ngay, không được để mầm hạt dài quá 1 mm vì khi gieo dễ làm hạt bị tổn thương.

- Nhổ cây để cấy vào bầu khi cây đội mũ cao 2 – 3 cm hoặc khi cây đã bung lá sò hoàn toàn.

- Gieo trực tiếp vào bầu không kiểm tra được rễ và tốn nhiều công chăm sóc.

Bài 6: CHĂM SÓC CÂY CON VÀ XUẤT VƯỜN Mã bài: MĐ04-06

Mục tiêu:

- Nêu được các bước công việc chăm sóc cây con trong vườn ươm như trồng dặm, tưới nước, làm cỏ, xới xáo, bón phân thúc, đảo bầu, phân loại cây…

- Mô tả được tiêu chuẩn chất lượng cây giống khi đem trồng

- Thực hiện được các bước công việc chăm sóc cây con trong vườn ươm - Nhận biết và chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn

- Có ý thức trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất cây giống cà phê từ hạt (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w