Hoàn thiện nghiên cứu sử dụng hệ sợi của nấm sò, nấm linh chi trồng

Một phần của tài liệu Đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sử dụng bã sắn trước và sau lên men thu enzyme để nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu (Trang 64 - 81)

trồng trên cơ chất bã sắn trƣớc và sau lên men cho chăn nuôi gà

Để có cơ sở khoa học khi nghiên cứu ứng dụng sinh khối sợi nấm cho chăn nuôi gà, chúng tôi đã tiến hành phõn tích một số chỉ tiêu có trong bã sắn trước và sau lên men khi nuôi trồng nấm sò và nấm linh chi (gọi tắt là bã nấm sò và bã nấm linh chi).

Nấm sò và nấm linh chi sau khi thu hái quả thể, chúng tôi tiến hành phõn tích các chỉ tiêu có trong hệ sợi tươi, hệ sợi hút ẩm và sấy ở 500C. Để xác định trạng thái nào thì ứng dụng có hiệu quả cao nhất.

3.3.1. Thành phần dinh dưỡng của hệ sợi nấm sò và nấm linh chi trồng trên cơ chất là bã sắn sau lên men thu enzyme

Khi phõn tích thành phần các chất dinh dưỡng trên hệ sợi nấm sò và nấm linh chi tươi thu được kết quả như bảng 3-8.

Bảng 3-8. Thành phần dinh dƣỡng của hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn sau lên men

STT Hàm lƣợng các chất Đơn vị Sau khi trồng nấm sò Sau khi trồng nấm linh chi

1 Protein mg/g 1.46 0.89 2 Tinh bột % 0,2 0,02 3 Cellulose % 5,0 3,8 4 Đường khử tự do % 0,005 0,002 5 Nitơ tổng mg/g 1,47 1,84 6 PO43- mg/g 0,58 0,73 7 SO42- mg/g 9,2 15,0 8 Cl- mg/g 2,28 3,50 9 Fe2+ mg/g 0,38 0,4 10 CaCO3 mg/g 16,2 76,8

Qua bảng số liệu chúng tôi thấy hàm lượng tinh bột, hàm lượng cellulose và các chất khoáng có trong bã nấm đều giảm đi đáng kể, do nấm đã sử dụng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cho hệ sợi cũng như quả thể, cũn hàm lượng protein lại tăng lên điều này có ý nghĩa trong việc tận dụng bã nấm làm thức ăn cho gia súc, gia cầm trong hướng nghiên cứu này.

Khi nghiên cứu xác định một số loại enzyme thuỷ phõn có trong bã nấm, chúng tôi thấy sự có mặt của các enzyme như: amylase, cellulase, chitinase, xylanase, protease. Sự có mặt của 5 loại enzyme trên, tạo một dạng chế phẩm chứa nhiều loại enzyme (multi enzyme), giúp vật nuôi phõn giải được nhiều loại cơ chất, tăng cường khả năng hấp thụ các nguồn thức ăn khác nhau, vật nuôi tiêu hoá tốt hơn. Chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra sự có

mặt của các loại enzyme trên ở cả môi trường thạch và môi trường lỏng. Kết quả kiểm tra hoạt tớnh enzyme ghi lại trong bảng 3-9.

Bảng 3-9. Hoạt tính của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuôi trờn cơ chất bã sắn sau lên men (hình: 3-6A, B, C, D)

STT Loại bã nấm Hoạt tính enzyme (D-d) mm

Amylase Cellulase Protease Chitinase

1 Nấm sò 9,6 18,0 10,0 15,0

2 Nấm linh chi 12,0 23,0 18,0 16,0

Kết quả nghiên cứu trên môi trường lỏng để xác định hoạt độ cụ thể của từng loại enzyme ghi lại ở bảng 3-10.

Bảng 3-10 Hoạt độ của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuôi trên cơ chất bã sắn sau lên men

STT Hoạt độ enzyme (IU/g) Bã nấm sò Bã nấm linh chi

1 Amylase Mẫu tươi 32,5 48,4 Mẫu hút ẩm 50,0 65,5 Mẫu sấy 500 C 27,4 41,8 2 Cellulase Mẫu tươi 31,4 39,9 Mẫu hút ẩm 38,4 45,8 Mẫu sấy 500 C 26,8 31,9 3 Protease Mẫu tươi 1,5 1,9 Mẫu hút ẩm 1,5 1,5 Mẫu sấy 500 C 1,5 1,3 4 Xylanase Mẫu tươi 16,4 23,0 Mẫu hút ẩm 21,2 26,5 Mẫu sấy 500 C 14,8 19,1

Chúng tôi cũng đã tiến hành kiểm tra khả năng đối kháng của dịch trích ly từ hệ sợi nấm sò và nấm linh chi đối với các vi sinh vật. Các vi sinh vật kiểm định được sử dụng bao gồm: B.subtilis, E.coli, S. enteritidis,

S.typhymurium, Staphilococcus, S. aureus 7YB, A.niger. Kết quả trình bày ở

bảng 3-11.

Bảng 3-11. Hoạt tính đối kháng của dịch trích ly từ hệ sợi nấm nuụi trờn bó sắn sau lên men với vi sinh vật kiểm định (hình: 3-7A, B, C, D)

STT Vi sinh vật kiểm định Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm) Bã nấm sò Bã nấm linh chi 1 B.subtilis + 10 2 E.coli - - 3 S.enteritidis - - 4 S.typhymurium - - 5 Staphyllococcus - 5 6 S. aureus 7YB - 9 7 A.niger - -

Ghi chú: kí hiệu (+) có hoạt tớnh nhưng rất yếu

(-) không có hoạt tớnh

Qua bảng trên ta thấy: nấm linh chi thể hiện hoạt tớnh kháng với

B.subtilis, Staphyllococcus, S. aureus 7YB mà không có hoạt tớnh kháng các

vi sinh vật cũn lại là E.coli, S. enteritidis, S.typhymurium, A.niger. Nấm sò

không thể hiện hoạt tớnh kháng lại bất cứ loại vi sinh vật nào trong nghiên cứu trên. Linh chi có tác dụng chống 1 loại khuẩn tụ cầu gõy bệnh ở người, chủ yếu là các bệnh ngoài da, nhiễm khuẩn huyết xảy ra khi cơ thể suy yếu. Khi bị nhiễm độc tụ cầu này người ta thường bị nôn mửa, tiêu chảy, giảm nhiệt độ cơ thể và choáng. Điều này càng khẳng định thêm giá trị dược liệu của nấm linh chi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2 Thành phần dinh dưỡng của hệ sợi nấm sò và nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn trước khi lên men

Trên cơ chất bã sắn trước lên men khi trồng nấm, chúng tôi cũng tiến hành phõn tích một số chỉ tiêu có trong bã nấm sau khi thu hoạch quả thể,

nhằm so sánh, đối chiếu với bã nấm trồng trên cơ chất là bã sắn sau lên men, nõng cao khả năng ứng dụng của loại bã nấm.

Bảng 3-12. Thành phần dinh dƣỡng của hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn trƣớc khi lên men

STT Hàm lƣợng các chất Đơn vị Sau khi trồng nấm sò Sau khi trồng nấm linh chi 1 Protein mg/g 0,085 0,081 2 Tinh bột % 2,3 1,2 3 Cellulose % 3,5 2,3 4 Đường khử tự do % 0,03 0,01 5 Nitơ tổng mg/g 0,0025 0,003 6 PO43- mg/g 0,08 0,2 7 SO42- mg/g 1,6 2,3 8 Cl- mg/g 1,1 1,3 9 Fe2+ mg/g 0,03 0,03 10 CaCO3 mg/g 12,5 47,2

Như vậy, thành phần dinh dưỡng cũng như hàm lượng các chất khoáng có trong bã nấm loại này thấp hơn so với bã nấm trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men.

Bảng3-13. Hoạt tính của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuụi trờn cơ chất bã sắn trƣớc lên men (hình: 3-6A, B, C, D)

STT Loại bã nấm Hoạt tính enzyme (D-d) mm

Amylase Cellulase Protease Chitinase

1 Nấm sò 8 11 6 12

Hình 3-6: Hoạt tính của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuụi trờn cơ chất bã sắn trƣớc và sau lên men

Ghi chú 1: bã nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn trước lên men

2: bã nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men

3: bã nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn trước lên men 4: bã nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men

A: Amylase B: Cellulase

Bảng 3-14. Hoạt độ của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuụi trờn cơ chất bã sắn trƣớc lên men

STT Hoạt độ enzyme (IU/g) Bã nấm sò Bã nấm linh chi

1 Amylase Mẫu tươi 19,4 28,6 Mẫu hút ẩm 30,6 30,0 Mẫu sấy 500 C 16, 24,6 2 Cellulase Mẫu tươi 10,1 12,8 Mẫu hút ẩm 13,1 14,9 Mẫu sấy 500 C 8,4 10,7 3 Protease Mẫu tươi 0,8 1,0 Mẫu hút ẩm 0,7 0,9 Mẫu sấy 500 C 0,6 0,4 4 Xylanase Mẫu tươi 2,9 4,6 Mẫu hút ẩm 4,7 5,0 Mẫu sấy 500 C 2,1 3,8

Nhận xét: Qua bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy bã nấm trồng trên cơ chất bã sắn trước lên men cũng có đầy đủ 5 loại enzym như bã nấm trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men thu enzym. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cả trên môi trường thạch và môi trường lỏng đều cho hoạt tớnh các enzym thấp hơn nhiều.

Bảng 3-15. Hoạt tính đối kháng của dịch trích ly từ hệ sợi nấm nuụi trờn bó sắn trƣớc lên men với vi sinh v ật kiểm định (hình: 3-7A, B, C, D)

STT Vi sinh vật kiểm định Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm) Bã nấm sò Bã nấm linh chi 1 B.subtilis + 8 2 E.coli - - 3 S.enteritidis - - 4 S.typhymurium - - 5 Staphyllococcus - 5 6 S. aureus 7YB - 8 7 A.niger - -

Hình 3-7:Hoạt tính đối kháng của dịch trích ly từ hệ sợi nấm nuụi trờn bó sắn trƣớc và sau lên men

Ghi chú 1: bã nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn trước lên men

2: bã nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men

3: bã nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn trước lên men 4: bã nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men

Ở bã nấm trồng trên loại cơ chất này, cũng thu được kết quả tương tự, bã nấm sò không thể hiện hoạt tớnh kháng lại bất cứ loại vi sinh vật nào. Bã

A: B. subtilis B: E.coli C: S.enteritidis

D: S.typhymurium E: Staphylococcus G: S. aureus 7YB

nấm linh chi thể hiên hoạt tớnh kháng lại B.subtilis, Staphyllococcus, S. aureus 7YB.

Các kết quả phõn tích đều chỉ ra rằng, bã nấm trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men có hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất khoáng cũng như hoạt tớnh các enzyme ... cao hơn bã nấm trồng trên cơ chất bã sắn trước lên men. Do, trên cơ chất là bã sắn sau lên men thu enzyme có hàm lượng các chất dinh dưỡng, các chất khoáng cao hơn cơ chất là bã sắn trước lên men (bảng 3-1), mặt khác khi nuôi trồng nấm sò và nấm linh chi trên hai loại cơ chất này thì sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm trên cơ chất bã sắn sau lên men thu enzyme nhanh hơn trên cơ chất bã sắn trước lên men. Vì vậy, chúng tôi quyết định sử dụng loại bã nấm trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men thu enzyme làm thức ăn cho gà trong nghiên cứu tiếp theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. Hoàn thiện nghiên cứu thử nghiệm sử dụng bã sau trồng nấm làm thức ăn cho gia cầm

Với những kết quả khảo sát ở trên về hàm lượng các chất dinh dưỡng, hoạt tớnh các enzyme, hàm lượng các chất khoáng cũn lại, khả năng đối kháng với các vi sinh vật kiểm định của bã nấm sò và nấm linh chi sau khi thu hái quả thể, chúng tôi nhận định việc sử dụng bã nấm sau khi thu hái quả thể để thay thế một phần thức ăn của gà là khả thi, và điều này cũng đã được chứng minh qua thí nghiệm của N.V.Quyết. Cụ thể, khi thay thế 1/2 cám ngô bằng bã nấm sò và nấm linh chi vào khẩu phần ăn theo chỉ định của nhà sản xuất cám ProConco, thì lượng cám cần thiết để tăng trọng 1kg gà ở lô đối chứng là 2,43kg, ở bã trồng nấm sò là 2,5kg, bã trồng linh chi là 2,55kg. Tuy nhiên, để tỡm ra một tỷ lệ thay thế thích hợp, chúng tôi đã thử tiến hành thí nghiệm với tỷ lệ thay thế bã nấm ít hơn.

Trong quy trình nuôi gà trên quy mô công nghiệp, nhà sản xuất cám ProConco chỉ định dùng 35% cám đậm đặc ProConco và 65% bột ngô làm thức ăn cho gà từ 20- 50 ngày tuổi. Thí nghiệm của chúng tôi được tiến hành trên gà 20 ngày tuổi, phõn bố 9 con/1lô, gồm có 9 lô.

Bã nấm sò và bã nấm linh chi được hút ẩm khô, nghiền nhỏ, phối trộn với cám cò và bột ngô theo cách bố trí thí nghiệm dưới đõy.

Cách bố trí thí nghiệm được trình bày như sau:

Lô 1 (Lô đối chứng): 35% cám đậm đặc (ProConco), 65% bột ngô. Lô 2: 35% cám đậm đặc (ProConco), 55% bột ngô, 10% bột bã sau trồng nấm sò.

Lô 3: 35% cám đậm đặc (ProConco), 50% bột ngô, 15% bột bã sau trồng nấm sò.

Lô 4: 35% cám đậm đặc (ProConco), 45% bột ngô, 20% bột bã sau trồng nấm sò.

Lô 5: 35% cám đậm đặc (ProConco), 40% bột ngô, 25% bột bã sau trồng nấm sò.

Lô 6: 35% cám đậm đặc (ProConco), 55% bột ngô, 10% bột bã sau trồng nấm linh chi.

Lô 7: 35% cám đậm đặc (ProConco), 50% bột ngô, 15% bột bã sau trồng nấm linh chi

Lô 8: 35% cám đậm đặc (ProConco), 45% bột ngô, 20% bột bã sau trồng nấm linh chi.

Lô 9: 35% cám đậm đặc (ProConco), 40% bột ngô, 25% bột bã sau trồng nấm linh chi.

Theo dõi và ghi nhận kết quả: Cân gà vào 7 giờ tối, sau 10 ngày cân gà một lần. Kết quả sau 60 ngày theo dõi thí nghiệm được ghi lại ở bảng 3-16.

Bảng 3-16. Sự tăng trọng khối lƣợng gà ở cỏc lụ thí nghiệm trong các khoảng thời gian khác nhau

TN

Khối lƣợng gà (kg/con) sau các khoảng thời gian (ngày) Lƣợng thức ăn chi phớ/kg tăng trọng (kg) Tỷ lệ sống sót (con) Khởi đầu 10 20 30 40 50 60 Tăng trọng (kg) 1 0,2112 0,40 0,64 0,91 1,21 1,45 1,72 1,50 2,06 9 2 0,2333 0,43 0,61 0,87 1,15 1,35 1,64 1,406 2,14 9 3 0,2222 0,37 0,58 0,82 1,0 1,28 1,55 1,32 2,27 9 4 0,2167 0,36 0,54 0,75 0,97 1,16 1,45 1,24 2,33 9 5 0,2333 0,38 0,54 0,76 0,95 1,13 1,40 1,17 2,45 9 6 0,2222 0,42 0,60 0,87 1,1 1,30 1,61 1,39 2,16 9 7 0,2222 0,37 0,55 0,79 0,98 1,20 1,48 1,26 2,30 9 8 0,2222 0,37 0,53 0,75 0,93 1,15 1,37 1,15 2,43 9 9 0,2112 0,33 0,55 0,73 0,92 1,10 1,32 1,10 2,50 9 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7 Lô 8 Lô 9

Khởi đầu 10 ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày

Hình 3-8. Biểu đồ sự tăng trƣởng khối lƣợng gà vào các khoảng thời gian khác nhau ở cỏc lụ thí nghiệm

Chúng tôi cũng tiến hành tớnh toán về hiệu quả kinh tế khi sử dụng bã nấm để thay thế một phần cám ngô trong thí nghiệm. Các loại cám được mua

từ cửa hàng lương thực với giá như sau: 1kg cám cò đậm đặc có giá là 15.000đ, 1kg cám ngô có giá là 4.800đ và 1kg bã nấm tớnh chi phí công phơi và nghiền nhỏ là 1.000đ. Kết quả thu được ghi lại ở bảng 3-17.

Bảng 3-17: Hiệu quả kinh tế khi sử dụng bã nấm để thay thế một phần bột ngô Lô TN Tăng trọng gà (kg) Chi phí thức ăn (VNĐ) Chi phí thức ăn/kg tăng trọng (VNĐ) 1 1,50 27.000 18.000 2 1,406 23.900 17.000 3 1,32 23.200 17.600 4 1,24 22.000 17.800 5 1,17 21.300 18.200 6 1,39 23.900 17.000 7 1,26 22.500 17.900 8 1,15 21.300 18.500 9 1,10 21.000 18.800

Nhận xét: Qua bảng số 3-16, chúng tôi thấy rằng sự tăng trọng khối lượng gà khi thay thế cám ngô bằng bã nấm ở các tỷ lệ khác nhau, không có sự chênh lệch là mấy. Ở các lô thay cám ngô bằng bã nấm sò gà tăng trọng nhanh hơn các lô thay bằng bã nấm linh chi, nhưng không rừ rệt lắm. Khi tớnh toán về hiệu quả kinh tế ở bảng 3-17, thì chi phí thức ăn/kg tăng trọng gà ở các lô thí nghiệm và lô đối chứng không có sự khác biệt nhiều, nhất là các lô thay thế bã nấm bằng bột ngô 20-25%. Đặc biệt, trong quá trình đó chúng tôi thấy ở tất cả các lô không có con gà nào bị chết, gà không bị tiêu chảy, mặc dù trước đó gà không được uống thuốc hay tiêm phòng, quan sát chõn gà ở các lô thí nghiệm không có hiện tượng tích nước như lô đối chứng, và gà không có hiện tượng mổ lẫn nhau. Điều này chứng tỏ, trong bã nấm có đủ các loại khoáng và các enzym cần thiết giúp cho sự tiêu hoá của gà.

Khi so sánh với kết quả mà N.V.Quyết đã nghiên cứu, cụ thể khi thay thế 1/2 cám ngô bằng bã nấm sò và bã nấm linh chi thì lượng cám cần thiết để tăng trọng 1kg gà lần lượt là 2,50kg và 2,55kg. Trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành thay thế 5, 10, 15, 20, 25% cám ngô bằng bã nấm sò và nấm linh chi thì lượng cám cần thiết để tăng trọng 1kg gà có giảm đi chút ít, cụ thể đối với các lô thay bột ngô bằng bã nấm sò giảm từ 0,05-0,36kg thức ăn/kg tăng trọng gà, cũn ở các lô thay bột ngô bằng bã nấm inh chi giảm từ

Một phần của tài liệu Đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sử dụng bã sắn trước và sau lên men thu enzyme để nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu (Trang 64 - 81)