0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Trồng nấm sò trắng (Pleurotus pulmonarius)

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SỬ DỤNG BÃ SẮN TRƯỚC VÀ SAU LÊN MEN THU ENZYME ĐỂ NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU (Trang 48 -49 )

Nguyễn Văn Quyết, 2007, khi nghiên cứu sử dụng bã sắn trước và sau lên men thu enzyme vào nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu ở quy mô phòng thí nghiệm, bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định.

Tác giả đã nghiên cứu về phương pháp xử lý nguyên liệu, ảnh hưởng của một số yếu tố lên sự phát triển của nấm sò và nấm linh chi trờn bó sắn (độ ẩm, hàm lượng các chất khoáng), tối ưu các điều kiện trên cho sự phát triển của nấm sò ở điều kiện phòng thí nghiệm (10kg/mẻ). Đây là những nghiên cứu bước đầu cần được bổ sung và hoàn thiện trong các nghiên cứu tiếp theo nhằm đưa được vào sản xuất thực tiễn. Theo N.V.Quyết hàm lượng tinh bột cao và hàm lượng cellulose thấp trong bã sắn là nguyên nhân làm cho năng suất trồng trồng nấm sò và nấm dược liệu trên nguyên liệu này là chưa cao.

Tiếp tục hướng nghiên cứu đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu để nâng cao năng suất của quy trình trồng nấm sò bằng bổ sung thêm nguồn cellulose vào nguyên liệu trồng nấm. Nguyên liệu bổ sung chúng tôi chọn là rơm rạ vì đây là nguồn nguyên liệu rất giàu cellulose đặc biệt thích hợp để

trồng nấm sò, hơn nữa lại rẻ tiền, dễ kiếm và phổ biến ở các vùng nông thôn nước ta. Đặc biệt, phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa ở một số địa phương đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống kênh rạch, sông ngòi gõy tắc nghẽn dòng chảy, gõy ô nhiễm môi trường. Đõy là nguồn tài nguyên rất lớn nhưng chưa được sử dụng, nếu đem trồng nấm không những tạo ra loại thực phẩm có giá trị cao mà phế liệu sau khi thu hoạch nấm được chuyển sang làm phõn bún hữu cơ tạo thêm độ phì nhiêu cho đất. Do đó, phối trộn rơm rạ vào bã sắn làm cơ chất trồng nấm sò góp phần tăng hàm lượng cellulose trong cơ chất, đồng thời tạo độ thông thoáng cho cơ chất, tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm sò, rút ngắn thời gian nuôi sợi. Nếu thành công trong hướng nghiên cứu này, sẽ tận dụng đáng kể nguồn phế phụ phẩm gõy ô nhiễm môi trường, đồng thời nõng cao năng suất trồng nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SỬ DỤNG BÃ SẮN TRƯỚC VÀ SAU LÊN MEN THU ENZYME ĐỂ NUÔI TRỒNG NẤM ĂN VÀ NẤM DƯỢC LIỆU (Trang 48 -49 )

×