b. Bảo quản khô
2.1 Phương pháp chiết triterpenoid trong dược liệu với sự hỗ trợ của
sóng siêu âm
Có rất nhiều kỹ thuật chiết tách hoạt chất trong dược liệu được thực hiện vào từng thời điểm khác nhau. Theo kỹ thuật chiết truyền thống thì có các phương pháp chiết như là: chiết ngấm kiệt, chiết lôi cuốn hơi nước, chiết với sự hỗ trợ của nhiệt độ, chiết soxhlet. Tuy nhiên, các phương pháp này thường cho hiệu suất chiết thấp, thường sử dụng một lượng lớn dung môi để chiết, thời gian chiết kéo dài không thật sự thuận lợi về mặt hiệu quả kinh tế.
Để có thể khắc phục các nhược điểm trên, ngày nay, người ta đã phát triển các phương pháp chiết khác mang lại hiệu quả kinh tế hơn, rút ngắn thời gian chiết và hiệu suất chiết cao như: phương pháp chiết với sự hỗ trợ của sóng siêu âm (UAE), chiết với sự hỗ trợ của vi sóng (MAE), chiết bằng CO2 siêu tới hạn, chiết dưới áp suất cao,…. Trong đó, chiết băng CO2 siêu tới hạn và chiết dưới áp suất cao là 2 kỹ thuật chiết hiện đại nhất, mang lại hiệu quả chiết cao nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện phòng thí nghiệm hiện tại thì chỉ có thể áp dụng phương pháp chiết với sự hỗ trợ của sóng siêu âm là phù hợp nhất. Theo Schinor EC và các đồng nghiệp (2004) đã sử dụng phương pháp chiết với sự hỗ trợ của sóng siêu âm để chiết steroid và triterpenoid trong thân, lá và hoa của Chresta exsucca, C. scapigera và C. sphaerocephala và đồng thời cũng sử dụng phương pháp chiết cổ điển để so sánh [21]
. Theo Soponrat Rattanasombat, Chayanoot Sangwichien (2011) đã chiết triterpenoid trong
Gymnema inodorum Decne bằng cách sử dụng 2 phương pháp chiết: chiết soxhlet và chiết có sự hỗ trợ của sóng siêu âm [22]. Cũng theo như Hua Yao và các đồng nghiệp (tháng 2–2013) đã chiết triterpenoid từ rễ của cây Euphorbia pekinensis với sự hỗ trợ của sóng siêu âm [23]. Đã đồng thời cho thấy, phương pháp chiết với sự hỗ trợ của sóng siêu âm mang lại hiệu suất chiết cao hơn so với các phương pháp chiết thông thường, tiết kiệm được thời gian và dung môi cho quá trình chiết.
Nguyên tắc: khi sóng siêu âm truyền trong dịch chiết lỏng, theo trình tự và với tốc độ rung cao làm cho dung môi tại các hốc nhỏ dược liệu sẽ có hiện tượng sủi bọt. Khi những bọt bong bóng này vỡ ở những nơi gần thành tế bào, thì sóng xung kích sẽ làm vỡ thành tế bào và giải phóng các thành phần hoạt chất vào dung môi.
Bùi Thị Ngọc Hân 26 2102244 Cách tiến hành: cân một lượng nguyên liệu cần thiết, cho vào một dụng
cụ chứa có sẵn một lượng dung môi phù hợp (thường là methanol hoặc ethanol), cho vào bể chiết, chiết ở nhiệt độ 60°C trong khoảng thời gian từ 30– 45 phút, lọc lấy cắn (có thể ly tâm), hòa tan cắn trong một lượng dung môi thích hợp, định mức. Thu được dịch chiết có một nồng độ Cm.
Một số điều cần lưu ý trong quá trình chiết: nhiệt độ trong bình chiết phải phù hợp đảm bảo hoạt chất được chiết ra không bị biến tính ở nhiệt độ chiết, đảm bảo rằng số lần chiết và thời gian chiết đủ để chiết kiệt hoạt chất trong dược liệu và lượng dung môi chiết phải vừa đủ để có thể ngấm hết mẫu.