Giới hạn phát hiện (LOD) – Giới hạn định lượng (LOQ )

Một phần của tài liệu bước đầu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng triterpenoid tổng trong nấm linh chi bằng phương pháp uv – vis (Trang 54)

b. Xây dựng đường chuẩn

3.2.1.4Giới hạn phát hiện (LOD) – Giới hạn định lượng (LOQ )

Để xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp, chúng tôi tiến hành thêm dung dịch chuẩn Oleanolic acid 2 ppm vào 10 mẫu thử và tiến hành xử lý theo qui trình đã xây dựng ở mục 3.1.6. Kết quả được trình bày trong Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra (LOD) và (LOQ)

Mẫu Nồng độ (ppm) 1 1,876 2 1,745 3 1,827 4 1,6367 5 1,7755 6 1,867 7 1,945

Bùi Thị Ngọc Hân 40 2102244 8 1,765 9 1,6959 10 1,816 XSD 1, 7949 0, 091 LOD = 3,3*SD 0,3003 X R LOD  6,575 LOQ = 10*SD 0,91

Qua kết quả tính toán, giới hạn phát hiện (LOD) của phương pháp ở mức 0,3003 ppm. Với R = 6,575 (4 < R <10), nồng độ thử là phù hợp và LOD tính được ở trên là đáng tin cậy. Giới hạn định lượng (LOQ) của phương pháp là 0,91 ppm.

Qua các kết quả phân tích ở trên, có thể thấy rằng phương pháp phân tích Triterpenoid trong nấm Linh chi bằng phương pháp UV–Vis là phương pháp phân tích có độ ổn định, có độ lặp lại tốt đồng thời có độ chính xác cao, hoàn toàn phù hợp để xác định hàm lượng Triterpenoid trong nấm Linh chi.

3.2.2 Thực nghiệm trên mẫu

Áp dụng phương pháp đã xây dựng ở 3.1.6, tiến hành xác định hàm lượng triterpenoid trong một số mẫu nấm Linh chi như sau:

Công thức tính toán hàm lượng Triterpenoid trong mẫu nấm Linh chi ban đầu: .V . do bdm mau C k C m  Trong đó:

Cmau: Tổng hàm lượng triterpenoid trong mẫu (mg/kg) Cdo: Nồng độ triterpenoid đo được trên máy (ppm) Vbdm: Thể tích bình định mức (mL)

k: Hệ số pha loãng m: Khối lượng mẫu (g)

Kết quả đo và tính toán hàm lượng triterpenoid trong các mẫu nấm Linh chi trên bảng được trình bày trong Bảng 3.7:

Bảng 3.7. Hàm lượng Triterpenoid trong các mẫu nấm Linh chi Mẫu Khối lượng mẫu (g) Nồng độ mẫu thử đo được trên máy (ppm) Hàm lượng triterpenoid trong mẫu (mg/kg) Phần trăm triterpenoid trong mẫu (%) M1 1,0156 4,0766 8051,24 0,8051 1,0093 4,0748 M2 1,0006 6,1855 12361,19 1,236 1,0011 6,1862 M3 1,0054 3,8691 7698,14 0,7698 1,0048 3,8683 M4 1,0037 3,3411 6649,67 0,6649 1,0069 3,3438 M5 1,0024 5,6331 11232,62 1,123 1,0039 5,6349 M6 1,0075 5,3065 10505,85 1,051 1,0140 5,3122 M7 1,0001 4,8762 9745,28 0,9745 1,0013 4,8759 M8 1,0086 5,337 10589,55 1,059 1,0072 5,3362 M9 1,0022 4,2933 8564,19 0,8564 1,0028 4,2923 M10 1,0024 4,3085 8588,42 0,8588 1,0047 4,3104

Có thể tổng quát hơn về hàm lượng triterpenoid tổng trong nấm Linh chi qua đồ thị sau:

Bùi Thị Ngọc Hân 42 2102244 Theo kết quả thu được trong đồ thị hình 3.8, ta có thể thấy hàm lượng

triterpenoid trong 10 mẫu nấm Linh chi không chênh lệch nhau quá nhiều, trong đó mẫu số 2 (M2) có hàm lượng triterpenoid cao nhất (12361 mg/kg) chiếm 1,236% trong số các thành phần có trong nấm Linh chi, 2 mẫu chứa hàm lượng triterpenoid thấp nhất là mẫu số 3 (M3)và số 4 (M4) (lần lượt, 7698 mg/kg và 6649 mg/kg) chiếm 0,7698% và 0,6649% trong nấm Linh chi.

Trong 2 mẫu đã được định danh bởi Công ty cổ phần Dược Hậu Giang thì mẫu số 6 (M6) chứa hàm lượng triterpenoid tổng 10505 mg/kg và mẫu số 10 (M10) có hàm lượng triterpenoid tổng trong mẫu 8588 mg/kg. nằm trong khoảng dao động trung bình của các mẫu.

Do không có tiêu chuẩn nào đưa ra qui định về hàm lượng triterpenoid tổng có trong nấm Linh chi cụ thể là bao nhiêu, nên đề tài chỉ giới hạn trong việc định lượng triterpenoid tổng có trong mẫu rồi so sánh hàm lượng triterpenoid giữa các mẫu với nhau, có thể trong quá trình làm có thể không chính xác tuyệt đối 100% nhưng cũng có thể dựa vào đây để đánh giá được chất lượng của các mẫu nấm Linh chi đem đi phân tích, so sánh và lựa chọn giống đem đi nuôi trồng.

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Sau khoảng thời gian thực hiện luận văn, chúng tôi đã được một số kết quả như sau:

Kết quả thẩm định phương pháp đã xây dựng: Độ tuyến tính của phương pháp R = 0,9999 Độ đúng của phương pháp đạt 99,36%

Độ lặp lại của phương pháp với RSD = 0,607% < 2% Giới hạn phát hiện của phương pháp LOD = 0,273 ppm Giới hạn định lượng của phương pháp LOQ = 0,91 ppm.

Áp dụng phương pháp phân tích đã xây dựng để xác định hàm lượng triterpenoid trong nấm Linh chi. Kết quả đạt được như sau: hàm lượng triterpenoid trong mẫu 2 là cao nhất 12361 mg/kg chiếm 1,2361% trong số các thành phần có trong nấm Linh chi, ở mẫu số 4 hàm lượng triterpenoid là thấp nhất 6649 mg/kg chiếm 0,6649%.

4.2 Kiến nghị

Tiến hành định danh toàn bộ 10 mẫu nấm Linh chi trước khi đem đi phân tích thành phần các hoạt chất.

Qua các kết quả nghiên cứu về thành phần hoạt chất có trong các mẫu nấm Linh chi, xác định được mẫu nào có chứa hàm lượng hoạt chất có tác dụng dược học quý báu nhiều nhất sẽ được lựa chọn để phục vụ cho mục đích nuôi trồng ở qui mô công nghiệp ở nước ta.

Áp dụng phương pháp này như là một tiêu chuẩn cho các nghiên cứu tiếp theo.

Bùi Thị Ngọc Hân 44 2102244

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Như Quỳnh, 2006. Tìm hiểu về một loại nấm Linh chi thu hái tại Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.

2. Nguyễn Vũ Duy Khanh, 2013. Đề tài Xây dựng quy trình sản xuất sinh khối sợi nấm Ganoderma lucidum. Luận văn tốt nghiệp, trường cao đẳng Kinh tế - Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Mr. Leow Soon Seng. Mushroom of Immortality – Ganoderma lucidum. 4. GS. TS. Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà

xuất bản Y học.

5. Trương Thị Đẹp, Liêu Hồ Mỹ Trang, Nguyễn Thị Thu Ngân, Nguyễn Thị Thu Hằng, nghiên cứu Y học Phân biệt đặc điểm hình thái – cấu trúc của một số nhóm nấm “Nấm Linh chi” trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Y học thành phố Hồ Chí Minh – tập 15 – phụ bản số 1 – 2011.

6. http://www.namlinhchihanoi.com.

7. Lê Công Doanh, 2011. Kỹ thuật bảo quản và chế biến nấm Linh chi. Luận văn tốt nghiệp trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

8. Medline, 1993; Kino và CTV 1989.

9. Shufeng Zhou. A clinical Study of a Ganoderma luidum extract in patients with type II diabetes mellitus. Division of Pharmacology and Clinical Pharmacology, Faculty of Medicine and Health Science, Auckland University, Auckland, New Zealand.

10.Công Diễn, 2005. Nấm Linh chi phòng và trị bệnh. Nhà xuất bản Mũi Cà Mau.

11. DS. Trần Xuân Thuyết. Bài viết: Thực hư về nấm Linh chi. (www_vietlinh_com_vn nong nghiep & nong thon -agriculture & rural rau an toan, rau sach - safe vegestable). Tạp chí Sức khoẻ và đời sống (số 224, 225).

12. Magazine Khoa học Công nghệ Việt Nam (số ngày 20/09/2013). Bài viết: Những công dụng chữa bệnh từ nấm Linh chi.

13. Đoàn Sáng, 2003. Nấm Linh chi nguyên chất và bệnh thời nay. Nhà xuất bản Y học.

14. Carmen W. Huie, Xin Di. Chromatographic and electrophoretic methods for Linhzhi pharmacologically active components, Journal of Chromatography B, 812 (2004) 241-257.

15. Tôn Nữ Liên Hương, 2011. Giáo trình Hợp chất thiên nhiên.

16. Reddy Prasad et al (2011). Kinetic study of Microwave Assisted extraction of Hypoglycemic active compounds from Ceriops Decandra sp. Leaves

using ethanol: Comparison with the Soxhlet extraction. Journal of Applied Sciences 11 (13): 2364 – 2369.

17. X. Bai et al (2006). Optimization of Microwave – assisted extraction of Antipatotoxic Triterpenoids from Actinidia deliciosa root and its comparison with conventional extraction methods. Food Technol Biotechnol 45 (2) 174 – 180.

18. Jie – Ping Fan and Chao – Hong He (2006). Simultaneous quantification of three major bioactive triterpene acids in the leaves of Diospyros kakiby high – performance liquid chromatography method. Journal of Pharmaceutical and Biomedical Analysis 41: 950 – 956.

19. Jiewen Zhao, April 2011. The extraction of high value chemicals from heather (Calluna vulgaris) and bracken (Pteridium aquilinum). The University of York Chemistry.

20. D.M. Nagmoti and A.R.Juvekar (8 – 2013). In vivo inhibitory effects of

Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth. Seed on intestinal  - glucosidase and pancreatic amylase. J Biochem Tech 4 (3): 616 – 621.

21. Schinor EC et al (2004). Comparison of classsical and ultrasound – assisted extraction of steroids and triterpenoids from three Chresta spp.

Ultrason Sonocem 11 (6): 425 – 421.

22. Peixu Zhang et al (2008). Ultrasonic – assisted Nebulization extraction coupled with SPE and HPLC for the determination of triterpenoids in root of Euphorbia pekinensis Rupr. Chromatographia 76 (15 – 16): 967 – 974. 23. LOU Ying et al (2009). An ultrasonic extration method of triterpenoids

Bùi Thị Ngọc Hân 46 2102244 24. Nguyễn Thị Diệp Chi (2008). Giáo trình kiểm nghiệm thực phẩm và dược

phẩm. Đại học Cần Thơ.

PHỤ LỤC

Phụ lục số 2: Kết quả xây dựng đường chuẩn

Bùi Thị Ngọc Hân 48 2102244

Một phần của tài liệu bước đầu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng triterpenoid tổng trong nấm linh chi bằng phương pháp uv – vis (Trang 54)