GIÀ HÓA DÂN SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu giải pháp chính sách khắc phục già hóa dân số việt nam (Trang 30 - 38)

Trên thế giới, cứ một giây, có hai người tổ chức sinh nhật tròn 60 tuổi – trung bình một năm có gần 58 triệu người tròn 60 tuổi. Hiện nay trên thế giới cứ chín người có một người từ 60 tuổi trở lên và con số này dự tính đến năm 2050 sẽ tăng lên là cứ năm người sẽ có một người từ 60 tuổi trở lên.

Tuổi thọ trung bình đã gia tăng đáng kể trên toàn thế giới. Giai đoạn năm 2010- 2015, tuổi thọ trung bình của các nước phát triển là 78, và của các nước đang phát triển là 68 tuổi. Đến những năm 2045 – 2050, dự kiến tuổi thọ trung bình sẽ tăng lên đến 83 tuổi ở các nước phát triển và 74 tuổi ở các nước đang phát triển.

Trên toàn cầu, phụ nữ chiếm đa số trong dân số cao tuổi. Hiện nay trên thế giới, cứ 100 phụ nữ từ 60 tuổi trở lên thì chỉ có 84 nam giới. Cứ 100 phụ nữ từ 80 tuổi trở lên thì chỉ có 61 nam giới. Nam giới và phụ nữ trải qua giai đoạn tuổi già một cách khác nhau. Mối quan hệ về giới tác động tới toàn bộ quá trình sống, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội một cách liên tục cũng như tích lũy.

Trong rất nhiều trường hợp, phụ nữ cao tuổi thường hay bị phân biệt đối xử hơn, như hạn chế trong tiếp cận công ăn việc làm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dễ bị lạm dụng, bị từ chối quyền cá nhân và quyền thừa kế tài sản, thiếu thu nhập tối thiểu cơ bản và an sinh xã hội. Nam giới cao tuổi, đặc biệt sau khi về hưu cũng gặp nhiều khó khăn do khả năng tiếp cận các mạng lưới hỗ trợ xã hội còn hạn chế, và cũng có thể có nguy cơ bị lạm dụng, đặc biệt là lạm dụng về tài chính. Những điểm khác biệt cho thấy những lưu ý quan trọng trong việc hoạch định chương trình và chính sách công.

Một trong những lưu ý chính là không thể áp dụng một chính sách chung đồng nhất cho nhóm người cao tuổi. Điều quan trọng là không nên coi nhóm người cao tuổi là một nhóm đối tượng duy nhất mà phải nhìn nhận người cao tuổi một cách đa dạng như bất kỳ nhóm tuổi nào khác về các khía cạnh tuổi, giới tính, dân tộc, giáo dục, thu nhập và sức khỏe. Mỗi nhóm người cao tuổi, như các nhóm người cao tuổi nghèo, phụ nữ, nam

giới, nhóm già nhất, nhóm người dân tộc, nhóm không biết đọc biết viết, nhóm nông thôn hay thanh thị, đều có nhu cầu và mối quan tâm cụ thể cần được giải quyết thông qua các chương trình và mô hình can thiệp dành riêng cho họ.

Ở nhiều nơi trên thế giới, các gia đình chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc và hỗ trợ về tài chính cho những người cao tuổi sống phụ thuộc. Các chi phí dành cho hỗ trợ người cao tuổi có thể là một gánh nặng cho các thế hệ trong độ tuổi lao động, thường làm ảnh hưởng đến khả năng tích lũy, khả năng tìm kiếm việc làm và năng suất lao động của họ.

Về khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì nét đặc trưng quan trọng nhất của quá độ nhân khẩu học trong nửa sau của thế kỷ chính là sự già đi nhanh chóng của những nước đang phát triển. Một khía cạnh quan trọng khác của quá trình già hoá là tỷ lệ nữ trong những nhóm tuổi cao đang tăng lên.

Sự đa dạng của vấn đề già hóa dân số này trong khu vực có nghĩa là, tuỳ thuộc vào mức độ già hoá hiện nay và theo dự báo mà các nước cần đưa ra chính sách khác nhau để giải quyết. Những thay đổi căn bản trong việc xây dựng chính sách, đặc biệt là trong hệ thống y tế và hưu trí, sẽ là cần thiết ở nhiều nước đang phát triển nhằm hạn chế những sức ép lên cung ứng dịch vụ, chi tiêu công và tiềm năng tăng trưởng nói chung của nền kinh tế. Khả năng dự báo trước quá độ nhân khẩu học với tỉ lệ chính xác tương đối cao sẽ giúp các nước có sự chuẩn bị tốt hơn nhằm đối phó với những thách thức do dân số già hoá đặt ra và làm cho nó trở thành một vấn đề có thể giải quyết được với điều kiện là các nước cần hành động đúng và kịp thời.

Ở nhiều nước trong khu vực, chế độ lương hưu công được trả thẳng từ ngân sách nhà nước với gánh nặng tài chính ngày càng lớn. Tình trạng già hoá dân số nhanh chóng cùng với lực lượng lao động bị co lại sẽ tạo ra sức ép về chi tiêu công cho lương hưu do số lượng những người về hưu tăng lên trong khi số người đóng góp cho quỹ bảo hiểm thì

lại giảm xuống. Điều này sẽ có một ảnh hưởng tiêu cực lên quĩ hưu trí nếu như chúng ta không tìm cách sửa đổi và tìm ra các giải pháp mới cho vấn đề này.

Để khắc phục tình trạng này chính phủ có thể sử dụng một số giải pháp như:

Chuyển các chế độ hưu trí không có quỹ thành các chế độ hưu trí có quỹ có thể là một giải pháp cho các chính phủ. Lợi thế của việc chuyển sang chế độ lương hưu có quỹ là nó cho phép các chính phủ giảm thiểu chi phí kinh tế của việc khôi phục lại sự ổn định ngân sách về lâu dài mặc dù có những sức ép liên quan đến việc già hoá dân số do việc điều chỉnh bị kéo dài trong suốt thời gian qua.

Cải cách lương hưu cũng là một giải pháp có thể bao gồm: tăng việc áp dụng chế độ hưu bằng cách đưa ra những cơ chế đa dạng trong đó có một chế độ uỷ thác, được nhà nước quản lý, có lợi ích xác định với mục đích tái phân phối và cộng đồng bảo hiểm; một chế độ do tư nhân quản lý có xác định phần đóng góp từ quỹ dành cho tiết kiệm và nghỉ hưu trên cơ sở tự nguyện cho những người muốn được bảo vệ nhiều hơn khi tuổi già; trao quyền tự chủ trong việc ra quyết định cho các nhà quản lý quỹ, tạo cơ hội cải tiến các công cụ thị trường, làm cho chế độ lương hưu có thể thực hiện được trong khi nâng cao sự linh hoạt của thị trường lao động.

Một số giải pháp khác bao gồm nâng độ tuổi về hưu và xoá bỏ những hình thức khuyến khích nghỉ hưu sớm, đồng thời các chính sách xã hội và tài chính có thể được sử dụng để nâng cao trách nhiệm làm con trong việc chăm sóc người cao tuổi, cùng với việc nhà nước cung cấp các dịch vụ chăm sóc người già tại các cơ sở chăm sóc, trong khi tạo ra một môi trường thuận lợi cho các tổ chức cá nhân và tổ chức phi lợi nhuận cung cấp các dịch vụ như thế. Các nước có thu nhập thấp cũng có thể được khuyến khích để trở thành các trung tâm nghỉ hưu.

Ngoài ra, tình trạng phân biệt đối xử đối với người lao động cao tuổi, đặc biệt trong mối liên quan với việc tuyển chọn lao động, đào tạo và thăng tiến, đã làm cho người cao tuổi chịu sự kỳ thị và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Việc xoá bỏ những thái độ kỳ

thị như thế đòi hỏi cần phải có một xu hướng chấp nhận để người già có thể hoà nhập với xu thế phát triển. Việc thực hiện các kế hoạch hành động quốc gia và khu vực được xây dựng phù hợp với Chiến lược Thực hiện Khu vực Thượng Hải cho Kế hoạch Hành động Quốc tế Madrid về người cao tuổi 2002 và Kế hoạch Hành động Macao về vấn đề già hoá dân số cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương 1999 có thể tạo ra một môi trường hỗ trợ và tạo điều kiện cho vấn đề già hoá dân số.

Thêm vào đó, tự do hoá thị trường lao động sẽ cần phải tập trung vào tác động của việc giảm sút lực lượng lao động, sản xuất, di cư và khả năng thích ứng của những người lao động cao tuổi với môi trường lao động hiện tại. Các thị trường lao động cũng sẽ giải quyết được nhu cầu của người lao động cao tuổi, những người sẽ trở thành một bộ phận quan trọng trong lực lượng xã hội và việc tạo ra một môi trường lao động linh hoạt đáp ứng được nguyện vọng của những người lao động này có thể sẽ là những giải pháp chính sách hiệu quả đối với lực lượng lao động cao tuổi.

Những động thái dân số có tính chất lịch sử cho thấy di cư quốc tế có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bù đắp những hậu quả của già hoá dân số và thiếu lực lượng lao động, mặc dù nó có thể không giải quyết được vấn đề một cách hoàn diện. Thực tế rằng di cư là một hiện tượng đa quốc gia đã làm cho việc giải quyết vấn đề di cư vì lợi ích của cả nước xuất cư và nhập cư trở thành một vấn đề quốc tế. Những thoả thuận chính thức giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu lao động thông qua hợp tác song phương hoặc hợp tác vùng có thể có ích cho tất cả các bên vì chúng có thể giải quyết được những vấn đề thất nghiệp ở những nước xuất khẩu trong khi đáp ứng nhu cầu thiếu lao động ở những nước nhập khẩu.

Còn đối với Nhật Bản, nước này trở thành xã hội “dân số già”, có nghĩa là nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số. Nhóm dân số già đã tăng gấp đôi trong vòng 24 năm, quá trình này ở Pháp kéo dài 115 năm và ở Đức 40 năm. Năm 2005, Nhật Bản trở thành nước có tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cao nhất thế giới, hơn 20% tổng dân số, hơn cả Italy. Trong tương lai dân số Nhật Bản dự báo sẽ giảm xuống 125 triệu vào

năm 2015 khi mà 34 triệu người (chiếm 27% tổng dân số, tương đương 1/4 dân số) sẽ ở độ tuổi từ 65 trở lên. Đến năm 2035 tổng dân số Nhật Bản sẽ giảm còn 111 triệu người, trong đó 37 triệu (chiếm 34% tổng dân số, tương đương 1/3 dân số) sẽ ở độ tuổi từ 65 trở lên. Đến năm 2055 tổng dân số Nhật Bản sẽ chỉ còn chưa tới 90 triệu người, trong đó 36 triệu (chiếm 41% tổng dân số) sẽ ở độ tuổi từ 65 trở lên.

Sự suy giảm nhóm dân số trong độ tuổi lao động có thể dẫn đến suy giảm kinh tế nếu năng suất không tăng nhanh hơn tốc độ của mức độ giảm lực lượng lao động. Trong vài năm tới, thế hệ bùng nổ sinh sẽ đến tuổi nghỉ hưu và các nhà nghiên cứu dự báo điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng các khoản nợ, thâm hụt, và giảm phát. Nhật Bản sẽ cần phải tăng cả về số lượng lực lượng lao động và năng suất lao động để bù đắp cho số người cao tuổi.

Nguyên nhân chính của già hóa dân số ở Nhật Bản là mức sinh giảm. Tổng tỷ suất sinh (TFR) là 4,3 con vào những năm 1940, nhưng đến năm 1975 TFR giảm xuống còn 2,05 con đạt mức sinh thay thế. TFR tiếp tục giảm xuống còn 1,37 con vào năm 2011. Những nguyên nhân chính của xu thế này là số lượng kết hôn ít và muộn hơn, đồng thời các cặp vợ chồng sinh con ít hơn. So với các nước khác, TFR của Nhật Bản thấp hơn Mỹ, Pháp, các nước Bắc Âu; ở mức tương tự như Đức, Ý, cao hơn TFR của Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan.

Ngoài ra, thay đổi về nhân khẩu học không đồng đều giữa các khu vực của Nhật Bản. Nhiều thập kỷ qua thanh niên Nhật Bản đã chuyển từ nông thôn ra các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm tốt hơn. Kết quả của quá trình lâu dài này là dân số thành thị trẻ hơn nhiều so với dân số nông thôn. Năm 2009, Nhật Bản có nhóm dân số già là 22,8% thì ở tỉnh Aichi chỉ là 19,8% và thấp nhất là ở Okinawa – 17,5%. Con số này cao nhất ở Shimanen – 29,1%, Akita – 28,9%.

Tỷ lệ ngày càng tăng của người cao tuổi cũng đã có tác động lớn đến chi tiêu của Chính phủ. Năm 1992, Nhật Bản dành 18% ngân sách quốc gia và dự kiến đến năm 2025

là 27% cho phúc lợi xã hội. Thêm vào đó, với gánh nặng về hệ thống chăm sóc sức khỏe, trong những năm 1980, Chính phủ bắt đầu đánh giá những gánh nặng chi tiêu để cân đối giữa nguồn của Chính phủ và khu vực tư nhân trong chăm sóc sức khỏe và lương hưu, và thành lập chính sách kiểm soát chi phí của Chính phủ trong các chương trình này. Hiện nay tuổi nghỉ hưu của Nhật Bản vẫn là 60 tuổi đối với cả nam và nữ. Một nghiên cứu của Liên Hợp Quốc năm 2000 cho thấy Nhật Bản sẽ cần nâng cao tuổi nghỉ hưu đến 77 hoặc phải tiếp nhận khoảng 1 triệu người nhập cư hàng năm từ năm 2000 đến năm 2050 để duy trì cân bằng tỷ lệ người lao động, nghỉ hưu.

Ờ Nhật Bản, người từ 65 tuổi trở lên thường xuyên thăm khám bác sĩ, 60% đi khám ít nhất 1 lần/tháng, tỷ lệ này cao hơn 2-4 lần so với của Mỹ, Đức và Thụy Điển, nhưng tương tự như ở Hàn Quốc. Tuổi càng cao, người Nhật càng thăm khám bác sĩ thường xuyên hơn, đặc biệt đến chữa trị tại bệnh viện. Năm 2009, 23% nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên sử dụng lớn hơn nửa các khoản chi phí y tế. Vì nhóm người cao tuổi, đặc biệt trên 75 tuổi ngày càng tăng nên tỷ trọng sử dụng chi phí y tế sẽ ngày càng tăng. Năm 1961, Nhật Bản đã thiết lập Hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân, theo đó bất kỳ công dân nào có thẻ bảo hiểm y tế công đều có thể nhận được chăm sóc y tế trên toàn quốc kèm theo việc phải chi trả một phần phí dịch vụ. Ngoài hệ thống bảo hiểm riêng cho nhân viên làm cho khu vực công, bảo hiểm y tế công được chia thành hai loại. Một loại là “Bảo hiểm y tế cho người làm công” để bảo hiểm theo nghề nghiệp và cho đối tượng được trực tiếp trả lương và thành viên gia đình phụ thuộc của họ. Một loại khác là “Bảo hiểm y tế quốc gia” cung cấp qua hệ thống thành phố, quận huyện, làng và cho đối tượng tự túc việc làm và thất nghiệp. “Bảo hiểm y tế cho người làm công” tiếp tục được chia thành “Bảo hiểm y tế do xã hội điều hành” và “Bảo hiểm y tế hiệp hội”. Những người trên 75 tuổi được nhận bảo hiểm từ “Hệ thống chăm sóc y tế cho người cao tuổi”. Nhóm người 65-74 tuổi tiếp tục hưởng bảo hiểm từ các hình thức trước khi về hưu để giảm bớt gánh nặng chi phí tài chính của “Bảo hiểm y tế quốc gia”.

Nhật Bản đang giải quyết những vấn đề nhân khẩu học bằng cách đề ra các chính sách để duy trì được nhiều người tham gia lực lượng lao động. Chính phủ đã chú trọng đến các dự báo nhân khẩu học và nguyện vọng của người dân. Nhật Bản đã tập trung các chính sách cân bằng giữa công việc và cuộc sống với mục tiêu cải thiện các điều kiện để tăng tỷ lệ sinh. Để hiện thực hóa điều này, Nhật Bản đã thông qua Luật chăm sóc trẻ em và nghỉ chăm sóc gia đình có hiệu lực từ tháng 6 năm 2010. Luật quy định người mẹ được nghỉ 6 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh, người cha có thể nghỉ 8 tuần để chăm sóc con nhỏ sau khi sinh, cán bộ nhân viên có con nhỏ trước tuổi đến trường có thể nghỉ tối đa 5 ngày nếu con bị ốm, hạn chế số giờ làm thêm, tạo điều kiện cho họ làm việc vào thời gian phù hợp cho việc nuôi dưỡng con nhỏ. Trong đó, mục tiêu của Luật sau 10 năm là tăng tỷ lệ lao động nữ từ 65% đến 72%, tỷ lệ làm việc 60 giờ hoặc hơn/tuần giảm từ 11% đến 6%, tỷ lệ sử dụng các kỳ nghỉ hàng năm tăng từ 47% đến 100%, tỷ lệ nghỉ chăm sóc trẻ em tăng từ 72% đến 80% đối với nữ và 0,6% đến 10% đối với nam giới và

Một phần của tài liệu giải pháp chính sách khắc phục già hóa dân số việt nam (Trang 30 - 38)