THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH DÂN SỐ TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu giải pháp chính sách khắc phục già hóa dân số việt nam (Trang 38)

2.1.1. Thực trạng dân số Việt Nam

Thời Hùng Vương dựng nước, dân số Việt Nam mới chỉ có khoảng 1 triệu người. Đến đầu công nguyên chưa đầy 2 triệu người và năm 2009 đã là 85.846.997 người (Tổng điều tra 1/4/2009) đứng hàng thứ 13 trên thế giới về qui mô dân số. Đặc biệt trong vòng nửa thế kỷ, từ 1945 đến 1995 dân số đã tăng từ 23 triệu lên 74 triệu (tăng hơn 3,2 lần). Đến nay, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, ngày 1/11 là ngày đánh dấu mốc dân số Việt Nam đạt ngưỡng 90 triệu người. Như vậy, ngưỡng dân số trên đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 14 trong số các nước đông dân trên thế giới.

Như đã trình bày ở trên, nói đến dân số là nói đến quy mô, cơ cấu và những thành tố gây nên sự biến động của chúng như: sinh, chết, di cư. Bảng quy mô và tốc độ gia tăng dân số Việt Nam từ 1945 đến 2009 được mô tả dưới đây:

Bảng 2.1 Quy mô và tốc độ gia tăng dân số Việt Nam từ 1945 đến 2009

Năm Dân số (triệu ngƣời) Tốc độ tăng dân số (%)

1945 23 0,6 1955 25 3,4 1965 35 3,2 1975 47,6 3,2 1985 60 2,5 1990 66,7 2,2 1999 76,3 2,0 2009* 85,789 1,2

Nguồn: Số liệu thống kê hàng năm của RIVCTK *Kết quả TĐT dân số 2009: TCTK

Nếu đầu kỷ nguyên dân số Việt Nam chỉ bằng 0,6% dân số thế giới thì nay đã gần bằng 1,4% . Như vậy tốc độ tăng dân số Việt Nam vượt xa tốc độ tăng bình quân của thế giới. Mặc dù những năm qua Việt Nam đã phấn đấu giảm tốc độ tăng tự nhiên dân số (từ 3,4% năm 1955 xuống 2,2% năm 1990), nhưng vẫn còn cao hơn tốc độ tăng bình quân dân số thế giới. Năm 1990 tốc độ tăng dân số của ta còn lớn hơn cả tốc độ tăng dân số của các nước chậm phát triển (tốc độ tăng bình quân của các nước này thời kỳ 1985-1990 là 2,1 %). Nhưng đến năm 2007 tốc độ tăng dân số giảm rõ rệt (1,23 % ).

Về cơ cấu dân số của Việt Nam, như đã trình bày, cơ cấu dân số có nhiều cách phân loại, theo tuổi, theo giới tính, theo vùng miền,… Dưới đây là Bảng cơ cấu dân số theo độ tuổi của Việt Nam từ năm 1979 đến 2009 và Bảng cơ cấu dân số chia theo giới tính và khu vực nông thôn – thành thị

Bảng 2.2 Cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam, 1979-2009 (Đơn vị : %)

Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2009 0-4 14,62 14,0 9,52 8,48 5-9 14,58 13,3 12,00 7,99 10 - 14 13,35 11,7 11,96 8,54 15 - 19 11,40 10,5 10,77 10,19 20 - 24 9,26 9,5 8,86 9,21 25 - 29 7,05 8,8 8,48 8,85 30 - 34 4,72 7,3 7,86 7,94 35 - 39 4,04 5,1 7,27 7,61 40 - 44 3,80 3,4 5,91 7,01 45 - 49 4,00 3,1 4,07 6,40

50 - 54 3,27 2,9 2,80 5,29 55 - 59 2,95 3,0 2,36 3,36 60 - 64 2,28 2,4 2,31 2,32 65 - 69 1,90 1,9 2,20 1,86 70 - 74 1,34 1,2 1,58 1,70 75 - 79 0,90 0,8 1,09 1,43 80 - 84 0,38 0,4 0,55 0,88 85+ 0,16 0,3 0,38 0,75 Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Tổng điều tra Dân số 1979, 1989, 1999, 2009

Bảng 2.3 Cơ cấu dân số chia theo giới tính, theo khu vực nông thôn – thành thị

Năm Tỷ số giới tính (nam/100 nữ) Tỷ lệ dân số thành thị (%) Tỷ lệ dân số nông thôn (%) 1979 94,2 - - 1989 94,7 - - 1999 96,4 23,7 76,3 2009 97,6 29,6 70,4 2012 97,9 32,3 67,7

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 1979, 1989, 1999, 2009: Điều tra biến động dân số - KHHGĐ 1/4/2012 – Tổng cục thống kê

Từ số liệu Bảng 2.2, cho thấy cơ cấu dân số theo tuổi của Việt Nam thay đổi mạnh mẽ: Tỷ lệ dân số của hầu hết các nhóm tuổi đều tăng lên hoặc giảm đi một cách rõ rệt: Tỷ lệ trẻ em ở nhóm (5-9) tuổi, giảm gần một nửa: Từ 14% năm 1979 xuống còn 7,99% vào năm 2009. Ngược lại, tỷ lệ dân số trong độ tuổi (15-65) tăng mạnh, từ 53% năm 1979 lên

tới 66% năm 2009, nhất là các nhóm 30 đến 54 tuổi. Đặc biệt, nhóm người cao tuổi tăng nhanh, trong đó số cụ 85 tuổi trở lên đã tăng hơn bốn lần: từ 0,16% năm 1979 lên 0,75 % năm 2009. Điều này báo hiệu xu hướng già hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ.

Ngoài ra, Bảng 2.3 cho thấy việc phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng thể hiện trình độ phát triển ở nước ta. Theo báo cáo kết quả sơ bộ của TĐTDS năm 2009 của Tổng cục thống kê: Trong tổng dân số của cả nước, có 25.374.262 người cư trú ở khu vực thành thị và 60.415.311 người cư trú tại khu vực nông thôn. Như vậy, đến nay đã có 29,6% dân số sống ở khu vực thành thị so với 23,5% vào năm 1999. Trong thời kỳ 1999 - 2009, dân số thành thị đã tăng lên với tỷ lệ tăng bình quân năm là 3,4%/năm, trong khi ở khu vực nông thôn tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%/năm. Giữa hai cuộc Tổng điều tra 1999 và 2009, dân số cả nước đã tăng 9,47 triệu người. Trong đó 7,3 triệu người (chiếm 77%) tăng lên ở khu vực thành thị và khoảng 2,17 triệu người (chiếm 23%) tăng lên ở khu vực nông thôn.

Dân số nước ta đông, nhưng phân bố không đồng đều giữa các vùng trong nước. Đồng bằng mật độ dân số quá cao, số người tăng thêm hàng năm khá lớn, nhưng khả năng mở rộng sản xuất lại có hạn. Trong khi đó miền núi đất đai khá rộng, có ưu thế phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi, nghề rừng, nhưng mật độ dân cư lại thưa thớt, thiếu lao động. Chẳng hạn, đến năm 1989 Tây Nguyên chiếm 17% diện tích nhưng chỉ chiếm 2,8% dân số, trong khi đó đồng bằng Sông Hồng chỉ chiếm có 5,2% diện tích nhưng chiếm 21,1% dân số. Bên cạnh đó, một số tỉnh ở Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ có quy mô dân số không tăng thậm chí giảm chút ít sau 10 năm, do số dân tăng tự nhiên không thể bù đắp được số người chuyển đi làm ăn, sinh sống ở các tỉnh, thành phố khác như: Hà Nam, Nam Định, Thanh Hoá, Hà Tĩnh…

Theo báo cáo sơ bộ kết quả TĐTDS năm 2009 của Tổng cục thống kê: Quy mô dân số nước ta là 85.789.573 người được phân bố trên sáu vùng kinh tế - xã hội của đất nước. Vùng đông dân nhất là Đồng bằng sông Hồng (19.577.944 người), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (18.835.485 người) và Đồng bằng sông Cửu Long

(17.178.871 người). Vùng có số dân ít nhất là Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh với dân số là 5.107.437 người.

Số liệu cho thấy, dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, là châu thổ của hai sông lớn, nơi có đất đai màu mỡ và điều kiện canh tác nông nghiệp thuận lợi, có 43% dân số của cả nước sinh sống. Ngược lại, hai vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, là những vùng núi cao điều kiện đi lại khó khăn và là nơi các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu, chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) dân số của cả nước. Số liệu còn cho thấy, sau 10 năm (1999-2009) tỷ trọng dân số của hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tăng, tỷ trọng dân số của bốn vùng còn lại giảm. Điều đó cũng có nghĩa là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có tốc độ nhập cư lớn hơn.

Trong 10 năm qua, tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất (0,4%/năm) là ở Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, là vùng có quy mô dân số lớn thứ hai, tiếp theo là Đồng bằng sông Cửu Long (0,6%/năm), là vùng có số dân đông thứ ba của cả nước. Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất (3,2%/năm). Trong vùng này, thành phố Hồ Chí Minh tăng bình quân là 3,5%/năm, cao hơn một chút so với mức tăng chung của cả vùng, trong khi đó Bình Dương tăng tới 7,3%/năm, gấp 2,25 lần so với mức tăng chung của cả vùng. Mặc dù Tây Nguyên là vùng có tổng số dân và mật độ dân số thấp nhất (5,1 triệu dân với mật độ dân số 93 người/km2), nhưng do vùng này có tỷ lệ nhập cư rất cao, vì vậy dân số đã tăng nhanh với tỷ lệ tăng dân số bình quân là 2,3%/năm trong thời kỳ 1999 - 2009.

Rõ ràng trong 10 năm qua, dưới tác động của kinh tế thị trường, dân số và lao động đã có sự phân bố lại trên quy mô rộng và với cường độ mạnh mẽ trong phạm vi cả nước. Việc phân bố dân cư không hợp lý giữa các vùng đã gây khó khăn cho phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân

Hình 2.1 Tháp dân số Việt Nam, 1999 và 2009

Nguồn: Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

Ngoài ra, hai tháp dân số (Hình 2.1) cũng minh hoạ tỷ số giới tính của các nhóm tuổi khác nhau, trong đó các nhóm dân số trẻ hơn với số lượng dân số nam nhiều hơn hẳn dân số nữ có tỷ số giới tính cao hơn so với các nhóm dân số già hơn. Phân tích tháp dân số năm 2009 chỉ ra rằng, trong khi phụ nữ vẫn chiếm đa số trong nhóm dân số cao tuổi thì nam giới dần dần chiếm ưu thế trong các nhóm dân số trẻ hơn, đặc biệt là các nhóm dân số từ 40 tuổi trở xuống (Bảng 2.4).

Bảng 2.4 Tỷ trọng dân số và tỷ số giới tính theo nhóm tuổi, 2009

Nhóm tuổi Nam Nữ Tỷ só giới tính

0-4 9,0 7,9 111,5 5-9 8,4 7,6 108,7 10-14 9,0 8,1 108,5 15-19 10,6 9,8 105,3 20-24 9,3 9,2 99,0 25-29 8,9 8,8 98,4 30-34 8,0 7,8 100,8 35-39 7,7 7,5 101,3 40-44 7,0 7,0 98,9 45-49 6,3 6,5 94,9 50-54 5,0 5,5 89,3 55-59 3,3 3,8 86,3 60-64 2,1 2,5 82,4 65+ 5,3 7,9 66,1 Tổng cộng 100,0 100,0 98,1

Nguồn: Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009

2.1.2. Phân tích thực thi chính sách dân số

Chính sách dân số của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn cùng nhiều thay đổi cơ bản, mang lại nhiều thành tựu nhưng cũng còn nhiều tồn tại. Từ năm 1975 đến nay, ta có thể chia làm 03 giai đoạn thực thi chính sách dân số: giai đoạn 1975 – 1991, giai đoạn 1991- 2000 và giai đoạn 2001 – 2010.

o Giai đoạn 1975 – 1991:

Sau ngày thống nhất đất nước, số dân cả nước đã xấp xỉ 48 triệu người, tăng gần gấp đôi số dân năm 1955 qua 20 năm đất nước bị chia cắt. Chính sách DS-

KHHGĐ trong giai đoạn này được triển khai trong phạm vi cả nước với những nội dung chủ yếu được Chính phủ ban hành trong 5 văn bản quan trọng nhằm đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch:

i) Chỉ thị số 265/CP ngày 19/10/1978 của Hội đồng Chính phủ về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong phạm vi cả nước;

ii) Chỉ thị số 29/HĐBT ngày 12/8/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong 5 năm (1981-1985);

iii) Quyết định số 58-HĐBT ngày 11/4/1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Uỷ ban quốc gia Dân số và Sinh đẻ có kế hoạch;

iv) Quyết định số 162-HĐBT ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;

v) Quyết định số 51-CT ngày 6/3/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình

Kết quả thực hiện mục tiêu trong giai đoạn này là không đạt chỉ tiêu theo quyết tâm và sự kỳ vọng đã đặt ra: Tỷ lệ sinh giảm từ 33,2‰ năm 1975 xuống còn 31‰ năm 1985, và 30,1‰ theo tổng điều tra dân số năm 1989. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 5,25 con năm 1975 xuống còn 3,95 con năm 1985 và 3,8 con năm 1989. Tỷ lệ chết gần như không giảm là 7,5‰ năm 1975 và 7,3‰ năm 1989. Số dân từ 47,64 triệu người năm 1975, tăng lên 67,24 triệu người năm 1991, tăng gấp 1,41 lần so với số dân năm 1975.

Đối tượng vận động thực hiện chính sách DS-KHHGĐ được mở rộng đối với toàn bộ phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, cả nam giới có vợ trong tuổi sinh đẻ và phải giải thích cho các bậc phụ lão hiểu rõ để ủng hộ. Phạm vi thực hiện chính sách sinh đẻ có kế hoạch được mở rộng cho toàn quốc, khu vực thành thị và khu vực nông thôn, có 22 nhấn mạnh đối tượng là công nhân viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang và ởvùng đồng bằng đông dân.

o Giai đoạn 1991 – 2000:

Năm 1991 là năm đánh dấu sự biến đổi xã hội của đất nước, công cuộc đổi mới đã đi vào cuộc sống với nhiều chính sách kinh tế - xã hội được ban hành và phát huy tác dụng. Năm có một tổ chức bộ máy chuyên trách lần đầu tiên trong lịch sử công tác DS- KHHGĐ. Trong giai đoạn này, chính sách DS-KHHGĐ được thể hiện trong 7 văn bản quan trọng:

i) Nghị định số 193-HĐBT ngày 19/6/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và chế độ làm việc của Uỷ ban Quốc gia DS- KHHGĐ;

ii) Quyết định số 315-CT ngày 24/8/1992 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược truyền thông DS-KHHGĐ;

iii) Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về chính sách DS-KHHGĐ;

iv) Quyết định số 270/TTg ngày 3/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000;

v) Nghị định số 42/CP ngày 21/6/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của Uỷ ban Quốc gia DS KHHGĐ;

vi) Chỉ thị số 50-CT-TW ngày 6/3/1995 của Ban bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNTWW;

vii) Chỉ thị số 37/TTg ngày 17/1/1997 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh thực hiện Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000.

Đại hội Đảng lần thứ VII xác định vị trí, vai trò và yêu cầu đối với công tác DS- KHHGĐ là “giảm tốc độ gia tăng dân số là một quốc sách, phải trở thành cuộc vận động rộng lớn, mạnh mẽ và sâu sắc trong toàn dân” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà nội -1991, trang 76).

Có thể khẳng định rằng, chính sách DS-KHHGĐ trong giai đoạn này đánh dấu sự biến đổi cơ bản của công tác DS-KHHGĐ về nội dung, cách làm, kinh phí và tổ chức bộ

máy. Lần đầu tiên Đảng cộng sản Việt Nam có Nghị quyết chuyên đề về chính sách DS- KHHGĐ. Kết quả thực hiện chính sách dân số cũng đạt tới đỉnh cao, cuộc vận động "Dừng ở hai con để nuôi và dạy cho tốt" đã thực sự lan rộng và được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng, minh chứng cho hành vi và thái độ chấp nhận quy mô gia đình nhỏ. Nếu tỷ lệ sinh giảm bình quân 0,71‰ giai đoạn 1961-1975 và giảm 0,19‰ giai đoạn 1975-1991 và gần như không giảm trong những năm 1985-1992, thì từ khi thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HNTW, tức là từ năm 1993 đến năm 2000, tỷ lệ sinh giảm rất nhanh, trung bình mỗi năm giảm 1,35‰ (là giai đoạn thực hiện thành công chính sách dân số ở nước ta, đạt thành tích cao so với các nước trên thế giới, được Liên hiệp quốc tặng giải thưởng về dân số). Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh đã cơ bản được kiềm chế.

o Giai đoạn 2001 – 2010:

Một phần của tài liệu giải pháp chính sách khắc phục già hóa dân số việt nam (Trang 38)