Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu giải pháp chính sách khắc phục già hóa dân số việt nam (Trang 83 - 92)

Ngoài các giải pháp chính sách phát triển dân số như trên, một số các giải pháp khác có thể đưa ra là:

Thứ nhất, với quan điểm “người già là vốn quý”, đặc biệt là từ kinh nghiệm của mình, một giải pháp chính là tăng cường thúc đẩy người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế, đặc biệt những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, góp phần nâng cao đời sống và duy trì hoạt động chân tay và trí óc của người cao tuổi. Đặc biệt với các ngành mà đào tạo thông qua thực hành là chủ yếu thì việc người cao tuổi truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng cho thế hệ trẻ sẽ tiết kiệm được một nguồn lực lớn cho đào tạo.

Thứ hai, cần tăng cường chăm sóc sức khỏe, xây dựng và mở rộng các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi với sự tham gia tích cực, chủ động của mọi thành phần xã hội và nâng cao năng lực quốc gia về chăm sóc người cao tuổi. Trong đó:

o Cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức, ý thức về sức khỏe cho mọi lứa tuổi để chuẩn bị cho một tuổi già khỏe mạnh, tránh bệnh tật, thương tật và tàn phế. Cần chú trọng đến việc quản lý và kiểm soát các bệnh mãn tính (đặc biệt như tim mạch, tăng huyết áp, thoái khớp, tiểu đường, ung thư…) cùng với việc ứng dụng các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị sớm, điều trị lâu dài các bệnh mãn tính.

o Thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành về việc tạo ra môi trường sống thân thiện cho người cao tuổi (như xây dựng nhà cao tầng phải có thang máy hoặc đường đi cho xe lăn của người bị tàn tật hoặc già yếu…).

o Ngoài ra, cần phải có một chương trình mục tiêu quốc gia toàn diện về chăm sóc người cao tuổi mà trong đó cần xác định một số mục tiêu lượng hoá được và có tính đặc trưng về giới để cải thiện tình trạng sức khỏe người cao tuổi, giảm thiểu các bệnh mạn tính, tàn phế và tử vong khi bước vào tuổi già.

o Nhà nước cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cụ thể cho các trung tâm bảo trợ xã hội và các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi do tư nhân cung cấp. Hỗ trợ thông qua giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, định hướng phát triển nguồn nhân lực và kết hợp với khuyến khích chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng, đồng thời từng bước nâng cao và mở rộng hình thức chăm sóc tại gia.

o Xây dựng và củng cố mạng lưới y tế chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, đặc biệt là mạng lưới kiểm soát các bệnh mãn tính. Mạng lưới này cần đảm bảo tiếp cận thuận lợi cho các nhóm người cao tuổi thiệt thòi như nhóm ở nông thôn, phụ nữ hay thuộc dân tộc thiểu số. Về tài chính cần đặc biệt quan tâm và giải quyết thông qua khám chữa bệnh miễn phí hoặc chi trả thông qua bảo hiểm y tế.

o Xây dựng hệ thống bệnh viện và tổ chức nghiên cứu lão khoa trên phạm vi cả nước. Từng bước xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo Điều dưỡng Lão khoa phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của từng địa phương.

Thứ ba, cần phải xây dựng được cơ sở dữ liệu có tính đại diện quốc gia và thực hiện các nghiên cứu toàn diện về dân số cao tuổi. Không có những thông tin chính xác, cập nhật về già hóa dân số và người cao tuổi thì không thể có những đánh giá xác đáng về các vấn đề kinh tế, xã hội và sức khỏe của người cao tuổi. Ngoài ra, việc chưa có một điều tra mang tính quốc gia về người cao tuổi làm một thiếu sót và gây nhiều khó khăn cho quá trình khai thác, nghiên cứu chuyên sâu về người cao tuổi.

Những thông tin trên sẽ là những đầu vào quan trọng cho việc đề xuất các chính sách, chương trình can thiệp thiết thực, có trọng tâm và hiệu quả. Sự kết nối lỏng lẻo giữa nghiên cứu và chính sách là điểm yếu nhất khi bàn đến già hóa dân số và dân số cao tuổi ở Việt Nam. Cho đến nay, số lượng nghiên cứu về dân số cao tuổi vẫn còn rất nhỏ so với nhu cầu cần nghiên cứu để phục vụ cho mục đích phân tích và hoạch định chính sách. Ít nghiên cứu đồng nghĩa với việc bàn luận về chính sách cho người cao tuổi còn hời hợt và

thay vì coi người cao tuổi là những người có đóng góp lớn cho gia đình và nền kinh tế - xã hội thì lại xem họ như những gánh nặng cần giải quyết.

Thứ tư, để tận dụng được tối đa cơ hội của dân số già hóa, một số hoạt động có thể được thực hiện như:

o Xây dựng một cơ sở văn hóa mới về già hóa dựa trên quyền; thay đổi quan niệm và thái độ xã hội về già hóa và người cao tuổi, nhìn nhận người cao tuổi không phải từ góc độ những người nhận trợ cấp xã hội mà là những thành viên có đóng góp tích cực trong xã hội. Để thực hiện được điều này, bên cạnh các vấn đề khác, cần phải hành động để xây dựng công cụ quốc tế về quyền con người, và đưa các công cụ này vào luật và các chính sách quốc gia, cũng như có các biện pháp cứng rắn để đối phó với các hành vi phân biệt đối xử người cao tuổi và nhìn nhận người cao tuổi là những chủ thể tự chủ.

o Đảm bảo rằng vấn đề già hóa được phản ảnh một cách đầy đủ trong chương trình phát triển sau năm 2015, bao gồm việc xây dựng các mục tiêu và chỉ số cụ thể.

o Đảm bảo già hóa và nhu cầu của người cao tuổi được tính đến trong các đáp ứng về con người cấp quốc gia, các kế hoạch làm giảm tác động và thích nghi với biến đổi của khí hậu, các chương trình quản lý và ứng phó với thiên tai.

o Hỗ trợ các nỗ lực quốc tế và trong nước để tiến hành nghiên cứu so sánh về già hóa, nhằm đảm bảo cung cấp các số liệu và bằng chứng có tính nhạy cảm về giới và văn hóa cho quá trình xây dựng chính sách.

o Lồng ghép vấn đề già hóa vào tất cả các chính sách về giới và ngược lại lồng ghép vấn đề giới vào các chính sách về già hóa, có tính đến các nhu cầu cụ thể của phụ nữ và nam giới cao tuổi.

o Đầu tư cho giới trẻ ngày nay thông qua đẩy mạnh những thói quen sức khỏe lành mạnh, đảm bảo các cơ hội về giáo dục và việc làm, tiếp cận các dịch

vụ y tế và bao phủ an sinh xã hội cho tất cả những người lao động sẽ là nguồn đầu tư tốt nhất nhằm cải thiện cuộc sống của các thế hệ người cao tuổi trong tương lai. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa các cơ hội việc làm linh hoạt phù hợp, cơ hội học tập và đào tạo thường xuyên lâu dài nhằm thúc đẩy sự hội nhập của người cao tuổi trong thị trường lao động của các thế hệ hiện tại.

o Nâng cao độ tuổi về hưu, đặc biệt đối với những đối tượng có học bằng, học vị cao. Điển hình như gia hạn thời gian làm việc dưới hình thức hợp đồng đối với Tiến sĩ, Phó giáo sư và Giáo sư trong trường hợp họ có nguyện vọng làm việc tiếp tục và cơ sở làm việc có nhu cầu.

Thứ năm, cần xây dựng hệ thống giải pháp nhằm giải quyết vấn đề chất lượng dân số mà một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng giảm chất lượng dân số chính là mức sinh khác nhau của các nhóm gia đình khác nhau. Cụ thể, hiện tượng này xảy ra do nhóm gia đình có học thức, đủ điều kiện nuôi dậy tốt thường đẻ ít và nhóm gia đình còn lại đẻ nhiều nhưng không đảm bảo đầy đủ điều kiện cho con trẻ. Để kết hợp tốt giữa chính sách tăng sinh và tăng chất lượng dân số, hệ thống giải pháp có thể đưa ra là:

o Giảm bớt các dị tật bẩm sinh để nâng cao chất lượng dân số: (1) Tuyên truyền - giáo dục phổ cập các kiến thức về dịch vụ sức khoẻ di truyền trong cộng đồng; (2) Xây dựng và hoàn tất hệ thống dịch vụ sức khoẻ di truyền nhằm cung cấp cho nhân dân một dịch vụ hoàn chỉnh thuộc lĩnh vực này; (3) Duy trì, nâng cao chất lượng của các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khoẻ di truyền và xây dựng các tiêu chuẩn cho từng loại dịch vụ sức khoẻ di truyền.

o Xây dựng hệ thống thông tin quản lý chất lượng dân số, đồng thời xây dựng và củng cố hệ thống đăng ký và theo dõi các trẻ nhỏ bị khuyết tật bẩm sinh và các nhóm dân cư đặc biệt. Ngoài ra cần tiến hành đẩy mạnh và hoàn thiện mô hình đánh giá cũng như nghiên cứu sức khỏe di truyền.

o Áp dụng rộng rãi biện pháp sàng lọc trước khi sinh và sàng lọc sơ sinh nhằm phát hiện và loại bỏ dị tật mà trẻ em có thể mắc phải trong thời gian thai kỳ hoặc sau khi sinh, giúp trẻ phát triển với thể chất khỏe mạnh hoặc ít nhất có thể tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất hay trí tuệ.

Tóm tắt chương

Qua chương III – Phương hướng và giải pháp khắc phục già hóa dân số, tôi muốn và đã trình bày một số nội dung như sau:

1. Một số dự báo chủ yếu về dân số Việt Nam trong thời gian tới như cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính, chỉ số già hóa và hỗ trợ tiềm năng tới năm 2050 cùng dự báo một số chỉ tiêu cơ bản đến năm 2019.

2. Một số quan điểm khắc phục già hóa dân số của Đảng và Nhà nước.

3. Hệ thống các giải pháp chính sách phát triển dân số và các giải pháp khác nhằm khắc phục già hóa dân số, đồng thời đem lại lợi ích và hiệu quả cuộc sống cho người cao tuổi.

KẾT LUẬN

Già hóa dân số là một xu hướng tất yếu của xã hội, là một thành tựu to lớn của loài người và của các quốc gia, là thành quả của sự phát triển kinh tế-xã hội, khẳng định tính ưu việt của chế độ, của sự phát triển kinh tế-xã hội, mà trực tiếp là công tác chăm sóc sức khỏe người dân. Bản thân già hóa dân số không phải là một vấn đề hay gánh nặng cho nền kinh tế - xã hội mà là cơ hội, thách thức đối với những nhà quản lý, đòi hỏi có sự chuẩn bị kĩ càng và thực hiện hệ thống các chiến lược, chính sách thích ứng.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa hóa dân số với tốc độ cao và thời gian chuẩn bị eo hẹp, chính vì vậy các chính sách, chiến lược cần phải dựa trên các bằng chứng về mối quan hệ qua lại giữa “dân số già” đến tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội, đồng thời phải đưa ra và thực thi được một cách hợp lý, thực tế và chính xác nhằm hiện thực hóa “già hóa thành công” và tận dụng được cơ hội mà nó mang lại. Bên cạnh nỗ lực của chính phủ về mặt chính sách, chương trình thì điều quan trọng, quyết định nhất chính là việc giáo dục ý thức mỗi cá nhân về việc “lo cho tuổi già từ khi còn trẻ” bởi lo cho mình cũng chính là lo cho gia đình, cộng đồng và các thế hệ tương lai.

Trong khuôn khổ Khóa luận này, tôi đã đưa ra và làm rõ một số vấn đề chính như sau: (1) Một số vấn đề lý thuyết chung về dân số, già hóa dân số cũng như các đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng tới chúng, đồng thời phân tích thực trạng già hóa dân số trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam; (2) Thực trạng dân số ở Việt Nam từ 1945 đến 2009, nội dung thực thi chính sách dân số Việt Nam từ 1975 đến 2010, tập trung vào giai đoạn 2001 – 2010, và thực trạng già hóa dân số Việt Nam cùng các đặc điểm và tác động của già hóa đến phát triển kinh tế - xã hội; (3) Một số dự báo chủ yếu về dân số Việt Nam, các quan điểm khắc phục già hóa dân số của Đảng và Nhà nước, và hệ thống các giải pháp chính sách phát triển dân số cùng các giải pháp khác nhằm khắc phục già hóa dân số.

Dù đã cố gắng và nỗ lực làm việc, tuy nhiên vì đề tài rộng và phức tập,H thời gian và khả năng cá nhân còn hạn chế nên Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được những nhận xét, góp ý từ các thầy cô, các nhà nghiên cứu và các bạn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Phạm Quý Thọ - Trưởng khoa Chính sách công – Học viện Chính sách và Phát triển, ThS. Đoàn Thanh Tùng – Phó Ban Phát triển Nhân lực và xã hội – Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các thầy cô tại Học viện, các anh chị tại Ban Phát triển nhân lực và xã hội đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ giúp đỡ tôi hoàn thành Khóa luận “Giải pháp chính sách khắc phục già hóa dân số Việt Nam” này.

Tài liệu tham khảo

1. GS.TS. Nguyễn Đình Cử (2012), “Dân số “vàng”: thời cơ và thách thức”, Tạp chí Nhịp cầu tri tức số 8/2012, Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

2. GS.TS Nguyễn Đình Cử và CN. Đặng Thảo Nguyên (2012), “Tác động của chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình đối với an sinh xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Dân số và Phát triển số 3/2012

3. ThS. Lê Văn Duy (2011), “Dân số và cơ cấu dân số Việt Nam vào năm 2014 và 2019”, Tạp chí Dân số và Phát triển số 2/2011.

4. Đinh Huy Dương (2012), Vấn đề già hóa dân số ở Nhật Bản,Tạp chí Dân số và Phát triển số 6/2012.

5. PGS.TS. Phạm Đại Đồng, Dân số học cơ bản, Tổng cục dân số, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

6. Thùy Giang (2013), “Dân số Việt Nam chính thức đạt ngưỡng 90 triệu người”, Vietnamplus, truy cập tại:

http://www.vietnamplus.vn/dan-so-viet-nam-chinh-thuc-dat-nguong-90-trieu- nguoi/227875.vnp

7. Hồng Hoa (2011), “Già hóa dân số - Thực trạng, dự báo và đề xuất chính sách”, Tạp chí cộng sản, truy cập tại:

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Thong-tin-ly-luan/2011/13043/Gia-hoa- dan-so-Thuc-trang-du-bao-va-de-xuat.aspx

8. H.Thư - V.Thu - H.Hạnh (2013), ”Già hóa dân số và những thách thức (cuối): Phát huy nguồn nhân lực quý giá”, Giadinhnet, truy cập tại:

http://giadinh.net.vn/dan-so/gia-hoa-dan-so-va-nhung-thach-thuc-cuoi-phat-huy- nguon-nhan-luc-quy-gia-20110525035954687.htm

9. Tổng cục DS-KHHGĐ (2013), Tóm tắt Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách ứng phó với xu hƣớng giảm sinh, truy cập tại:

10.Tổng cục DS-KHHGĐ (2010), Giáo trình Chính sách dân số, Trường Cao đẳng y tế Hà Đông.

11.Tổng Cục DS-KHHGĐ (2005), Báo cáo Tình trạng già hóa dân số: Châu Á – Thái Bình Dƣơng và cách giải quyết, Tạp chí Dân số và Phát triển số 4/2005 12.Quỹ dân số Liên hiệp quốc UNFPA (2012), Già hóa thế kỉ 21: Thành tựu và

thách thức.

13.Quỹ dân số Liên hiệp quốc UNFPA (2011), Già hóa dân số và ngƣời cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách.

14.Quỹ dân số Liên hiệp quốc UNFPA (2011), Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thông kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009. 15.Quỹ dân số Liên hiệp quốc UNFPA (2010), Tận dụng cơ hội dân số “vàng” ở

Một phần của tài liệu giải pháp chính sách khắc phục già hóa dân số việt nam (Trang 83 - 92)