Giải pháp đầu tiên và trước hết chính là nâng cao ý thức và hiểu biết của các nhà quản lý, hoạch định chính sách cũng như của toàn bộ cộng đồng về những thách thức của già hóa dân số và đời sống của người cao tuổi.
Tính tất yếu của già hóa dân số và sự cần thiết phải chuẩn bị một cách đầy đủ của tất cả các bên liên quan – các cơ quan Chính phủ, tổ chức xã hội dân sự, khu vực tư nhân, cộng đồng và gia đình – cần phải được nhận thức rõ rệt. Thực tế cho thấy, muốn thay đổi bất kỳ chính sách nào thì cần phải nâng cao được nhận thức và hiểu biết của các nhà hoạch định chính sách và toàn xã hội về vấn đề đó. Do vậy, nếu vấn đề già hóa dân số và thực trạng dân số cao tuổi không được đánh giá, quan tâm sâu sắc thì sẽ không có sự thay đổi các chính sách hiện có hoặc đề xuất xây dựng chính sách mới phù hợp với xu hướng già hóa và thực trạng dân số cao tuổi. Những thách thức mà các nước có dân số già và rất già như Nhật Bản, Ý và các nước Tây Âu là những bài học thực tiễn cho Việt Nam, đó là cần phải chuẩn bị ngay các chính sách, chương trình hướng tới một dân số già nhưng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế còn thấp.
Thứ hai, như đã trình bày, già hóa dân số do 03 yếu tố chủ yếu tác động: tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng. Trong các giải pháp chính sách tác động đến 03 yếu tố này, các giải pháp chính sách giúp tăng tỷ suất sinh là khả thi nhất và bao gồm:
o Giải pháp đa dạng hóa chính sách về mức sinh phụ thuộc và mức sinh đặc trưng theo tuổi của các cặp vợ chồng bao gồm: (1) Chính sách một con: mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 con; (2) Chính sách 1,5 con: Con đầu tiên là con gái có thể sinh con thứ hai; (3) Chính sách 2 con: Mỗi cặp vợ chồng có 2 con; (4) Chính sách ba con: Mỗi cặp vợ chồng có ba con.
o Cần duy trì chương trình KHHGĐ do: (1) Mức sinh giảm không phải do tác động của kinh tế mà do các chính sách của Chính phủ. (2) Nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng vẫn còn tồn tại đáng kể trên cả nước. (3) Công dân
đồng thuận và lựa chọn tự nguyện trên cơ sở được tư vấn; và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản”. (4) Tập trung hướng tiếp cận không nhằm vào các mục tiêu trong việc quản lý các dịch vụ KHHGĐ. (5) Áp dụng chính sách khuyến khích quy mô gia đình nhỏ (tuy nhiên những biện pháp này áp dụng cho trẻ em gái, phụ nữ trong độ tuổi kết hôn từ 19 tuổi, vv).
o Đối với mức sinh: (1) Có nên hỗ trợ phần nào đó chi phí nuôi con, (2) Làm thế nào để các cặp vợ chồng kết hợp tốt hơn giữa công việc và nuôi con, (3) Các chính sách liên quan đến nghỉ sinh con như: Hỗ trợ chăm sóc con cái và các chính sách hỗ trợ khác.
o Nới lỏng chính sách giảm sinh với sự thay đổi biểu ngữ “Mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 đến 2 con” thành “Mỗi cặp vợ chồng hãy sinh 2 con” hoặc “Sinh 2 con là tốt nhất” (Tổng cục trưởng Tổng cục dân số Dương Quốc Trọng, 2013).
Giải pháp thứ ba là giải quyết đồng bộ các chính sách tăng trưởng, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội nhằm đảm bảo và cải thiện thu nhập của người cao tuổi có được từ lao động và hưu trí.
o Với những thách thức với hệ thống hưu trí như đã phân tích ở trên, một hướng giải quyết là cải cách theo lộ trình để chuyển đổi dần hệ thống hưu trí PAYG DB sang hệ thống hưu trí tài khoản cá nhân thông qua bước chuyển đổi là hệ thống tài khoản cá nhân tượng trưng (NDC) – hệ thống hưu trí mà mức hưởng lương hưu phụ thuộc vào mức đóng góp và kết quả đầu tư của quỹ hưu trí - nhằm đảm bảo sự công bằng, ổn định và phát triển quỹ và phù hợp với tình hình phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam. Gắn liền với chính sách này, cần đa dạng hóa loại hình bảo hiểm nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của các nhóm xã hội, đặc biệt chú ý đến mở rộng hệ thống bảo hiểm tự nguyện với thiết kế linh hoạt, phù hợp với khả năng
đóng góp và chi trả của các đối tượng và có khả năng liên kết với các loại hình bảo hiểm khác.
o Đối với nhóm người cao tuổi dễ tổn thương, trợ cấp xã hội cần thay đổi theo hướng mở rộng và tiến tới một hệ thống phổ cập cho mọi người cao tuổi - một hệ thống nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu. Theo tính toán của một số chuyên gia như Giang và Pfau (2004) và Giang Thanh Long (2008) đều khẳng định thiết kế và thực hiện một hệ thống tiền mặt với sự ưu tiên cho người cao tuổi ở nông thôn và phụ nữ - hai nhóm dân số cao tuổi dễ bị tổn thương nhất vì đói nghèo – sẽ có tác dụng giảm nghèo cao nhất. Tuy nhiên, mức hưởng và cách thức trợ cầp cần phải phù hợp với điều kiện sống và sức khỏe của người cao tuổi. Một yếu tố khác cũng phải xem xét chính là việc chọn lọc đối tượng nhằm tránh sai sót trong việc chấp nhận hay loại trừ đối tượng hưởng ưu đãi.
Giải pháp chính sách thứ tư là tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong việc xây dựng, vận động và thực hiện chính sách cho già hóa dân số và người cao tuổi.
Các tổ chức này, đặc biệt là Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi và Hội Người cao tuổi Việt Nam, cần chủ động, tích cực trong việc tham gia xây dựng, góp ý các chính sách kinh tế, xã hội, y tế… cho các Bộ, Ngành chuyên môn để xây dựng được các chính sách nhất quán, thiết thực trong việc chuẩn bị và giải quyết các vấn đề của một dân số già hóa, cũng như cải thiện đời sống của người cao tuổi về mọi mặt.
Thứ năm, chính sách di cư phải trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược dân số trong giai đoạn tới. Việc quản lý phù hợp luồng di cư sẽ duy trì và phát triển lao động có trình độ, kỹ năng cho các vùng đang thiếu trậm trọng nhân lực có chất lượng, đồng thời giảm tải cho các vùng có tích tụ dân số quá lớn. Sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản, của lao động di cư cần được chú trọng, quan tâm nhiều hơn.
Hơn nữa, cần có chính sách mở rộng, phát triển các đô thị lớn nhằm đón dòng di cư đến và xây dựng các đô thị nhỏ làm vệ tinh, kết nối với khu vực nông thôn nhằm phân bổ dân số và lao động phù hợp với yêu cầu phát triển từng vùng. Hiện tượng “chảy máu chất xám” do di cư quốc tế cũng cần có các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để làm việc cho các ngành trong nền kinh tế. Đi kèm với đó là chính sách xuất khẩu lao động, nhưng phải là lao động được đào tạo có tay nghề cao chứ không phải lao động chân tay, đồng thời kèm theo là hệ thống chính sách liên quan như đào tạo nghề, bảo hiểm y tế, xã hội…
Thứ sáu, Chiến lược KHHGĐ cần phải có những sự thay đổi cần thiết nhằ thích ứng với tình hình thực tế:
o Chuyển từ số lượng sang chất lượng – khỏe về thể chất, tinh thần, mạnh về trí lực: (1) Cần tập trung đào tạo có trọng điểm, dựa vào cầu thị trường, loại bỏ các chỉ tiêu về số lượng đào tạo nhằm tránh tình trạng “chỗ thừa vẫn thừa, chỗ thiếu vẫn thiếu”, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động ở khu vực nông thôn và các ngành sản xuất; (2) Đẩy mạnh giáo dục kĩ năng, hành vi và kiến thức xã hội trong hệ thống giáo dục các cấp – mức độ giáo dục tăng sẽ tăng khả năng tham gia thị trường lao động của nữ giới, giảm tỷ lệ sinh và giảm xác suất nghèo; (3) Giáo dục đào tạo cần đổi mới chương trình, phát huy tính sáng tạo và tính xã hội trong giảng dạy, nghiên cứu.
o Tận dụng lợi thế “cơ cấu dân số vàng” – lực lượng lao động dồi dào, người cao tuổi có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm tiếp tục làm viêc. Ngăn chặn xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh; Cần có chính sách thích ứng với quá trình già hóa dân số nhanh; Cần thay thế chỉ tiêu giảm sinh trong các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm bằng các chỉ tiêu khác phản ảnh chất lượng dân số.