Tác động của già hóa dân số đến phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu giải pháp chính sách khắc phục già hóa dân số việt nam (Trang 67 - 72)

Biến đổi cơ cấu tuổi dân số có tác động mạnh đến kinh tế và xã hội ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Theo Ông Bruce Campbell, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam khẳng định, già hóa dân số phản ánh những thành công trong quá trình phát triển của con người. Hiện tượng già hóa dân số có tác động tới tất cả các khía cạnh của đời sống con người.

Không thể phủ nhận, già hóa dân số có các tác động tích cực đối với các mặt của nền kinh tế - xã hội không thể phủ nhận như với gia đình, cộng đồng.

Gia đình nhà phần tử quan trọng nhất cấu thành nên xã hội, là chỗ dựa vững chắc và là nguồn lực hỗ trợ về mọi mặt đối với mỗi cá nhân. Đối với người cao tuổi – những

người đã trải qua hầu hết các thăng trầm của cuộc sống - tầm quan trọng của gia đình ngày càng được khẳng định hơn. Về mặt xã hội, người cao tuổi thường tham gia các hoạt động xã hội và hoạt động tình nguyện nhằm giúp đỡ cộng đồng vô điều kiện và tìm kiếm niềm vui trong cuộc sống nhờ những hoạt động công ích đó. Chính những sự đóng góp này làm giảm gánh nặng của khu vực công và dần chuyển giao trách nhiệm từ khu vực công sang khu vực “từ thiện”.

Về mặt tài chính, theo một số nghiên cứu tại Nhật, người cao tuổi không những ít có thiên hướng nhận sự giúp đỡ của con cháu mà ngược lại có xu hướng là người hỗ trợ cho con cháu họ. Độ tuổi 55 – 64 được xem như những năm đỉnh cao trong việc hỗ trợ tài chính đối với các thành viên khác trong gia đình. Ngoài ra, việc chia sẻ tài chính cũng là một hình thức hiệu quả giúp gia đình gắn bó, chia sẻ tình cảm với nhau nhiều hơn – điều mà người cao tuổi cần nhất. Ông bà thời hiện đại khỏe hơn, giàu có và sống lâu hơn sẽ có điều kiện về cả mặt thời gian, tài chính và năng lượng chăm sóc các cháu của mình tốt hơn.

Đối với chính phủ, già hóa dân số gây áp lực khiến cho Chính phủ phải thúc đẩy phát triển công nghệ, tăng năng suất lao động, tận dụng hết sức mạnh và tiềm năng của thời kì “dân số vàng”. Ngoài ra, già hóa dân số còn gây áp lực cho việc điều chỉnh các chính sách xã hội vốn chậm chuyển đổi cần có sự điều chỉnh nhanh nhạy và chính xác hơn để phù hợp với tình hình thực tế.

Tuy nhiên, già hóa dấn số cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, già hóa dân số sẽ có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, thị trường lao động, lương hưu, thuế và chuyển giao giữa các thế hệ. Cụ thể hơn, người già thường có xu hướng thận trọng và ít hứng thú hơn với những khoản đầu tư của họ hơn so với người trẻ tuổi. Điều này khiến họ sẽ ít lựa chọn đầu tư vào các doanh nghiệp mà thay vào đó họ sẽ gửi tiết kiệm hoặc sử dụng các biện pháp an toàn hơn. Kết quả là năng suất đầu tư sẽ giảm và làm tăng lãi suất, gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp, các hạng mục đầu tư lớn và ảnh hưởng tới tăng trưởng của cả nền kinh tế.

Ngoài ra, xu hướng số lượng người về hưu ngày càng tăng trong khi lực lượng lao động không đáp ứng đủ nhu cầu của xã hội khiến cho thiếu hụt lực lượng lao động nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh và từ đó kéo GDP xuống một lượng không nhỏ. Đồng thời, thiếu hụt lực lượng lao động đồng nghĩa với nguy cơ xảy ra tình trạng tăng lương, trong khi sản xuất lại gặp khó khăn với lãi suất cao và đầu ra giảm gây khó khăn thêm cho các doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Trong lĩnh vực xã hội, già hóa dân số sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, cơ cấu gia đình và sắp xếp cuộc sống, nhà ở và di cư. Ngoài ra, lượng người ra khỏi độ tuổi lao động ngày càng tăng sẽ dẫn tới gánh nặng cho quỹ hưu trí trong khi lại có sự sụt giảm trong lượng nộp thuế thu nhập. Điều này kết hợp với nhu cầu chi cho người cao tuổi cũng ngày càng tăng tạo ra sự mất câng bằng trong chi tiêu của Chính phủ, gây ra mất cân đối trong ngân sách nhà nước. Thêm nữa, đầu tư nhiều hơn cho hệ thống bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe tức là giảm khả năng đầu tư cho các lĩnh vực khác trong khi vẫn còn rất nhiều hạng mục cấp thiết cần phải được đầu tư hợp lý.

Một tác động khác của già hóa dân số đối với mặt xã hội chính là thách thức đối với hệ thống bảo trợ xã hội/an ninh xã hội. Cụ thể là những thách thức về môi trường sống như đảm bảo môi trường sinh hoạt cho người cao tuổi nhằm giúp họ tham gia các hoạt động cộng đồng, hay thiết kế nhà cửa, công trình công cộng nhằm thuận tiện hơn và đảm bảo lợi ích đối với người cao tuổi. Ngoài ra, thách thức về xóa đói giảm nghèo đối với người cao tuổi cũng cần được quan tâm. Chủ yếu người cao tuổi sống và làm việc tại nông thôn có thu nhập thấp và chưa được hưởng đầy đủ các chế độ bảo trợ và an sinh xã hội. Đặc biệt, những người không gia đình và các cụ bà đơn thân là các trường hợp rất dễ bị tổn thương và cần có sự chăm sóc thích đáng.

Thêm vào đó, trong lĩnh vực chính trị, già hóa dân số có thể ảnh hưởng tới xu hướng bầu cử và tính đại diện.

Dự báo dân số của Liên hợp quốc (2008) cho thấy, dân số cao tuổi sẽ tăng từ 697 triệu người (hay 10% tổng dân số thế giới) vào năm 2010 lên gần 2 tỷ người (hay 23% tổng dân số thế giới) vào năm 2050. Dự báo cũng cho thấy già hóa dân số là một kịch bản

sẽ xảy ra ở hầu hết các nước đang phát triển, thậm chí tốc độ già hóa của các nước này còn cao hơn cả tốc độ già hóa của các nước phát triển.

Già hóa dân số trong bối cảnh trình độ phát triển kinh tế và xã hội còn thấp là một thách thức vô cùng to lớn vì dân số già đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn cho chăm sóc sức khỏe, hưu trí, trợ cấp… Nói cách khác, nếu không chuẩn bị một cách kỹ lưỡng ngay từ bây giờ thì dân số già không khỏe mạnh và không có thu nhập đảm bảo cuộc sống sẽ buộc chính phủ phải có những khoản chi tiêu rất lớn và những khoản chi tiêu này sẽ tác động tiêu cực đến ngân sách nhà nước cũng như sự bền vững tài chính dài hạn của toàn bộ nền kinh tế.

Tóm tắt chương

Qua chương II – Thực trạng già hóa dân số ở Việt Nam, tôi muốn và đã làm rõ một số nội dung như sau:

1. Thực trạng dân số ở Việt Nam từ 1945 đến 2009 – quy mô, tốc độ gia tăng dân số, cơ cấu dân số (theo tuổi, giới tính và khu vực) và những yếu tố gây ảnh hưởng tới chúng như sinh, chết và di cư.

2. Phân tích nội dung thực thi chính sách dân số của Việt Nam qua 03 giai đoạn: 1975-1991, 1991-2000 và 2001-2010, đặc biệt tập trung vào giai đoạn 2001-2010. 3. Phân tích thực trạng già hóa dân số Việt Nam, bao gồm các chỉ số về sinh, chết và

tình trạng sống của người cao tuổi về các mặt chính như hôn nhân, sắp xếp cuộc sống (ở với ai) và sức khỏe. Đồng thời đưa ra các phân tích về 04 đặc điểm chủ yếu của già hóa dân số và tác động tích cực và tiêu cực của già hóa dân số đến phát triển kinh tế - xã hội.

Chƣơng 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp khắc phục già hóa dân số

Một phần của tài liệu giải pháp chính sách khắc phục già hóa dân số việt nam (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)