Xuất đổi mới công tác lập kế hoạchhằng nă mở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu giải pháp đổi mới công tác lập kế hoạch tỉnh ninh bình (Trang 45)

3.1.1. Đổi mới tƣ duy kế hoạch

Trong các nội dung định hƣớng đổi mới cho công tác lập kế hoạch hằng năm thì đổi mới trong nhận thức và tuy duy về kế hoạch là yêu cầu quan trọng nhất và là khâu quyết định cho những yêu cầu khác, nhƣ đổi mới về nội dung, phƣơng pháp lập kế hoạch, đổi mới quy trình lập kế hoạch…

Đổi mới về tƣ duy, nhận thức là làm thay đổi nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tính chất định hƣớng của kế hoạch hằng năm trong nền kinh tế thị trƣờng mở cửa và hội nhập quốc tế, cách thức tiến hành xây dựng kế hoạch cho phù hợp với xu thế mới, hƣớng vào mục tiêu phát triển ổn định và bền vững.

Công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các cấp chính quyền hiện nay cũng đã có những đổi mới để phù hợp hơn trong cơ chế kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên, bên cạnh những đổi mới đó, công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vẫn có quan điểm, nhận thức mang nặng tính chất kế hoạch hóa tập chung, đặc biệt đố với những cấp chính quyền cơ sở ở huyện, xã.

Để đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh thì việc đầu tiên cần phải thực hiện đó là nâng cao nhận thức tƣ duy của chính quyền địa phƣơng từ các cấp lãnh đạo đến toàn bộ cán bộ, công nhân viên và ngƣời dân. Đây là một quá trình hết sức phức tạp, đòi hỏi phải đƣợc tiến hành một cách mềm dẻo, linh hoạt cũng nhƣ gắn với những quy định nhất định.

Trƣớc hết, phải đổi mới quan niệm về công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế đang chuyển đổi hiện nay, thị trƣờng vừa là căn cứ vừa là đối tƣợng của kế hoạch hóa. Một mặt, Nhà nƣớc phải xóa bỏ cơ chế tập chung kiểu cũ, một mặt phải hình thành

40

đồng bộ các yếu tố thị trƣờng, xây dựng và hoàn thiện cho cơ chế thị trƣờng hoạt động hữu hiệu. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mang tính định hƣớng và đặc biệt quan trọng trên bình diện vĩ mô.

Xóa bỏ hoàn toàn tính hình thức và mang nặng ý kiến chủ quan trong quá trình xây dựng kế hoạch, đặc biệt trong việc xác định các mục tiêu kế hoạch.

Thúc đẩy quá trình phân cấp theo nguyên tắc những hoạt động gắn liền với quyền lợi ngƣời dân do chính quyền cấp gần dân nhất thực hiện.

Nâng cao tính dân chủ và công khai của kế hoạch, tạo điều kiện cho ngƣời dân, các tổ chức kinh tế xã hội tham gia chủ động và tích cực trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch.

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, và vận dụng đƣợc những công nghệ nơi. Đặc biệt, là công nghệ thông tin trong quá trình phát triển và dự báo kinh tế xã hội.

Gắn công tác kế hoạch với công tác xây dựng và triển khai thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội.

Trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cần có những quan điểm đồng bộ, tức là kế hoạch không tách rời với pháp luật, các chính sách, công cụ. Tƣ duy đổi mới công tác lập kế hoạch cần phải luôn đảm bảo vị trí, vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh. Đổi mới tƣ duy kế hoạch là tiền dề cho đổi mới quy trình, nội dung, phƣơng pháp, cũng nhƣ cách thức tổ chức, điều hành kế hoạch.

3.1.2. Đổi mới quy trình lập kế hoạch

Để quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm cấp tỉnh đƣợc đổi mới một cách đồng bộ, trong thời gian tới quy trình lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp tỉnh nên đƣợc xây dựng theo 5 bƣớc cơ bản nhƣ sau:

Bước 1: Chuẩn bị cho quá trình lập kế hoạch hằng năm

Mục tiêu: Chuẩn bị các văn bản thể chế khởi động quá trình lập kế hoạch hằng năm; Soạn thảo các văn bản hƣớng dẫn của Sở KHĐT, Sở Tài

41

chính và các Sở quản lý ngành làm định hƣớng cho các đơn vị xây dựng KH từ dƣới lên.

Các công việc cụ thể: Đầu tháng 5, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc lập KH hằng năm. Chỉ thị của UBND tỉnh chỉ đạo công tác lập kế hoạch năm X+1, trong đó yêu cầu nêu rõ mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch năm X+1, giao trách nhiệm cho Sở KHĐT; Sở Tài chính và các Sở quản lý ngành, UBND các huyện phối hợp triển khai lập kế hoạch.

Sản phẩm của bƣớc 1: Chỉ thị triển khai công tác lập kế hoạch năm; hƣớng dẫn lập kế hoạch năm cho các đơn vị trong toàn tỉnh/huyện; hƣớng dẫn lập kế hoạch năm cho các đơn vị thuộc ngành.

Thời gian: Từ đầu tháng 5 đến tuần đầu tháng 6 của năm X

Bước 2: Dự thào KHPT ngành hằng năm

Mục tiêu: Các đơn vị trực thuộc ngành xây dựng KH của đơn vị theo hƣớng dẫn của Sở quản lý ngàng. Các đơn vị này bao gồm: (1) phòng ban trực thuộc Sở, (2) các đơn vị sự nghiệp do Sở quản lý; (3) các phòng ban quản lý chuyên môn ở cấp huyện. KH của các đơn vị sự nghiệp do Sở quản lý và các phòng ban quản lý chuyên môn cấp huyên gửi KH lên phòng ban trực thuộc Sở để thẩm định và tổng hợp vào KHPT năm của Sở

Các công việc cụ thể:

Các phòng ban trực thuộc Sở lập kế hoạch các công việc chuyên môn do phòng ban phụ trách và chuyển lại cho phòng KH.

Phòng kế hoạch của Sở: Nhận KHPT ngành cấp huyện do các phòng ban quản lý ngành cấp huyện dự thảo và gửi lên cho phòng kế hoạch của Sở: Sau khi nhận dƣợc kế hoạch của các xã (đã phân tách theo các ngành) do phòng tổ chức kế hoạch huyện tổng hợp và gửi sang, các phòng ban quản lý ngành cấp huyện sẽ xem xét, lồng ghép vào KHPT ngành cấp huyện và chuyển lại cho phong TCKH để đƣa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm X+1 của huyện. Đồng thời, phòng ban quản lý ngành cấp huyện cũng gửi một bản lên phòng KH của Sở để tổng hợp.

42

Sản phầm của bƣớc 2: KHPT của đơn vị năm X+1; KHPT ngành cấp huyện năm X+1; Biểu tổng hợp thông tin từ các đơn vị trực thuộc dự thảo KHPT ngành cấp tỉnh năm X+1.

Thời gian: Từ tuần đầu tháng 6 đến hết tháng 6 của năm X

Bước 3: Hội nghị lập KHPT ngành hằng năm

Mục tiêu: Thảo luận và thống nhất về KHPT ngành giữa lãnh đạo Sở quản lý ngành, các phòng ban chức năng của Sở, các đơn vị trực thuộc quản lý Sở và lãnh đạo các phòng quản lý ngành cấp huyện. Cung cấp thông tin đầu vào để dự thảo KHPT kinh tế xã hội hằng năm cấp tỉnh.

Các công việc cụ thể: Sở chủ trì Hội nghị lập KHPT ngành năm X+1. Thành phần tham dự: Lãnh đạo Sở, trƣởng các phòng ban chức năng Sở, các đơn vị sự nghiệp do Sở quản lý và lãnh đạo các phòng ban quản lý ngành cấp huyện

Bước 4: Tổng hợp KHPT ngành hằng năm vào KHPT kinh tế xã hội tỉnh

Mục tiêu: Phòng kế hoạch Sở quản lý ngành hoàn thiện Dự thảo KHPT ngành năm X+1, gửi cho Bộ chủ quản và Sở KHĐT làm cơ sở tổng hợp vào KHPT kinh tế xã hội tỉnh năm X+1.

Các công việc cụ thể: Phòng Kế hoạch Sở quản lý ngành chỉnh sửa nội dung Dự thảo KHPT ngành năm X+1 trên cơ sở Biên bản hội nghị LKH ngành, trình lãnh đạo Sở xem xét. Gửi một bản dự thảo KHPT ngành đã đƣợc ký duyệt sang Sở KHĐT, một bản lên Bộ quản lý ngành theo yêu cầu.

Sản phẩm của bƣớc 4: Dự thảo Bản KHPT ngành chỉnh sửa sau Hội nghị; Biểu tổng hợp thông tin từ các Sở quản lý ngành; Biểu tổng hợp thông tin từ kế hoạch định hƣớng huyện; dự thảo KHPT kinh tế xã hội tỉnh năm X+1.

Bước 5: Hội nghị lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh và trình kế hoạch pt kinh tế xã hội tỉnh

Mục tiêu: UBND tỉnh triệu tập hội nghị lập KHPT kinh tế xã hội tỉnh năm X+1 để lấy ý kiến tham gia của các sở ngành cấp tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện và các bên liên quan khác. Hoàn thiện bản dự thảo KHPT kinh tế xã hội tỉnh gửi Bộ KHĐT theo quy định.

43

Các công việc cụ thể: UBND tỉnh chủ trì hội nghị lập KHPT kinh tế xã hội tỉnh năm X+1. Thành phần tham dự: lãnh đạo tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các sở ngành, đoàn thể cấp tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện và các bên liên quan khác.

Sản phẩm bƣớc 5: biên bản hội nghị lập KHPT kinh tế xã hội hằng năm cấp tỉnh; dự thảo bản KHPT kinh tế xã hội tỉnh năm X+1 chỉnh sửa sau hội nghị lập KHPT kinh tế xã hội tỉnh năm X+1.

Thời gian: tuần cuối tháng 7 năm X

Đến đây, quy trình vòng I lập KHPT kinh tế xã hội hằng năm cấp tỉnh kết thúc. Từ tháng 8-12 năm X, sở KHĐT thực hiện vòng II, trong đó tập trung vào việc cập nhập, chỉnh sửa nội dung kế hoạch, trình HĐND tỉnh tại kỳ họp cuối năm để thông qua và triển khai thực hiện.

3.1.3. Đổi mới phƣơng pháp lập kế hoạch

Để đảm bảo chất lƣợng các nội dung của kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội cấp tỉnh hằng năm nêu trên, việc lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng phải thực hiện theo các bƣớc dƣới đây:

Sơ đồ 3.1: Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng Xác định mục tiêu và chỉ tiêu Xây dựng các phải pháp LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

44

(1) Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

Để lập đƣợc kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội sát với khả năng thực hiện, đối với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cấp tỉnh trƣớc hết phải phân tích, đánh giá thực trạng sẵn có và có khả năng huy động của ngành, lĩnh vực tại địa phƣơng. Trên cơ sở tiềm năng và thực trạng xác định các mục tiêu cần hƣớng tới trong giai đoạn tới.Để đạt đƣợc các mục tiêu này thì nhiệm vụ chính đặt ra là gì và thực hiện các giải pháp gì để đạt đƣợc mục tiêu đề ra.

Việc phân tích, đánh giá các yếu tố về tiềm năng, thực trạng phát triển kinh tế-xã hội cần đƣợc thực hiện một cách cụ thể, hƣớng đến các nội dung quan trọng, ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng. Việc đánh giá này phải đƣợc thực hiện một cách hết sức khách quan, tránh việc đánh giá một cách chung chung, nặng về báo cáo thành tích hoặc thiên quá về các khó khăn. Do đó, các nội dung đánh giá cần đạt đƣợc các yêu cầu cơ bản sau:

Phân tích các tiềm năng và các lợi thế có khả năng tác động hoặc ảnh hƣởng đến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng cả trong hiện tại và tƣơng lai (tác động gì?Đem lại lợi ích gì cho sự phát triển kinh tế-xã hội địa phƣơng?Mức độ tác động đến đâu?).

Từ các yếu tố tiềm năng có hoặc có khả năng huy động cần làm rõ các điều kiện để có thể khai thác và phát huy chúng trong tƣơng lai.

Đánh giá thực trạng và sự phát triển của địa phƣơng trong tƣơng quan với thực trạng chung của cả nƣớc và các nƣớc trong khu vực.

Nêu bật đƣợc mức độ cạnh tranh của địa phƣơng so với địa phƣơng khác trong cả nƣớc.

Rút ra những bài học (những quy luật phát triển) của địa phƣơng thời gian qua.Xác định những điểm cần phát huy hoặc khắc phục trong giai đoạn kế hoạch tới.

Việc phân tích, đánh giá toàn diện các yếu tố tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng cần làm rõ đƣợc các khía cạnh của bốn loại nguồn lực: con ngƣời/xã hội, tài chính, tài nguyên và tự nhiên. Hơn

45

nữa, các đánh giá cần phân tích đƣợc các mối quan hệ và các tổ chức của địa phƣơng khác trên cả nƣớc và trên thế giới. Các phân tích này cần thể hiện các số liệu trong quá khứ và hiện tại, cung cấp cơ sở cho việc nhận biết và xác định ƣu tiên các vấn đề quan trọng làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội địa phƣơng trong giai đoạn tiếp theo.

Các nội dung cụ thể bao gồm:

(a) Phân tích tiềm năng của địa phương: bao gồm phân thích các nguồn lực của địa phƣơng, trong đó có nguồn lực vật chất, nhƣ: tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khoáng sản; các nguồn lực hữu hình khác nhƣ: lao động, vốn, tài chính; các nguồn lực phi vật chất nhƣ khoa học công nghệ, trình độ nguồn lực, yếu tố xã hội, lịch sử…

(b) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội: bao gồm các đánh giá thực trạng về kinh tế (tăng chƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực, khả năng cạnh tranh, các nguồn vốn đầu tƣ xã hội, sự phát triển của thị trƣờng, kết quả sản xuất kinh doanh, các mối liên kết kinh tế,…); xã hội (thu nhập, bảo đảm nhu cầu cơ bản cho con ngƣời, HDI, giới); môi trƣờng.

(c) Phân tích triển vọng phát huy phát triển kinh tế của địa phương; dự báo những yếu tố tác động trong kỳ kế hoạch; những cơ hội, thách thức.

Phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng, phân tích triển vọng phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng có thể áp dụng các công cụ khác nhau, nhƣ: lập kế hoạch có sự tham gia, phân tích ma trân SWOT; sử dụng sơ đồ cây mục tiêu, cây vấn đề;…

(2) Xác định mục tiêu và chỉ tiêu

Sau khi đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng, bƣớc tiếp theo là phải xác định mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng giai đoạn tiếp theo. Đây là nội dung khá quan trọng trong bản kế hoạch. Xác định đúng mục tiêu sẽ là cơ sở cho địa phƣơng phát triển ngày càng giàu mạnh. Tùy theo kế hoạch cho các giai đoạn khác nhau sẽ xác định các cấp độ mục tiêu khác nhau.

46

Mục tiêu phát triển của địa phƣơng có thể đƣợc chia thành 3 loại: mục tiêu chung, mục tiêu kinh tế và mục tiêu phi kinh tế. Mục tiêu chung là đặt định hƣớng chung cho địa phƣơng và xác định đích mà địa phƣơng có thể đạt tới trong một thời kỳ nhất định; mục tiêu phi kinh tế có thể là mục tiêu về xã hội hay về môi trƣờng; mục tiêu kinh tế phản ánh địa hƣớng trong việc đạt đƣợc những vấn đề tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng. Mục tiêu xã hội thƣờng là mục tiêu cuối cùng mà mỗi địa phƣơng cần đạt đƣợc, còn mục tiêu kinh tế là các mục tiêu trung gian cho việc đạt đƣợc các mục tiêu xã hội.

Các mục tiêu thƣờng đƣợc phân loại theo thời gian thực hiện hoặc định ra các điểm mốc thực hiện trong lộ trình đi của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phƣơng.Mục tiêu thƣờng đƣợc chia thành mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.Đối với các kế hoạch hằng năm mức độ mục tiêu của từng thời kỳ có thể ở mức tổng quát khác nhau. Các mục tiêu thƣờng đƣợc xây dựng căn cứ trên tầm nhìn chiến lƣợc phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng.

Xác định mục tiêu chính là một bƣớc cụ thể hơn để trả lời câu hỏi “Chúng ta muốn đi đến đâu?”.Thực chất, đây là việc xác định điểm mốc cần đạt đƣợc trong từng khoảng thời gian nhất định để từng bƣớc biến tầm nhìn thành hiện thực.Qua mục tiêu kế hoạch, sẽ biết rõ trong những khoảng thời gian sắp tới (ngắn, trung và dài hạn), địa phƣơng muốn đạt đƣợc những thành quả cụ thể gì.

Theo cách tiếp cận quản lý dựa vào kết quả, trong lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội phải đề ra đƣợc các mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ

Một phần của tài liệu giải pháp đổi mới công tác lập kế hoạch tỉnh ninh bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)