Sấy chitin, nơng thủy sản bằng năng lượng mặt trời trong và ngồi nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời vào quá trình sấy chitin từ phế liệu tôm (Trang 32 - 35)

- Youn và cộng sự (2009) đã nghiên cứu tính chất hĩa lý và tính chất chức năng của chitosan bị ảnh hưởng bởi thời gian phơi nắng, kết quả cho thấy chitosan được phơi trong thời gian 7 và 8 giờ cĩ độ ẩm nhỏ hơn chitosan phơi ở 4, 5 và 6 giờ, đồng

Khí vào Thực phẩm Quạt Kính Hệ thống tạo nhiệt Khí vào Khí ra Kính Thiệt bị hấp thụ nhiệt Khay

thời cĩ màu sắc trắng hơn và cĩ khả năng hút nước, hấp phụ chất béo cao hơn. Tuy nhiên độ nhớt của chitosan lại giảm dần khi tăng thời gian phơi nắng.

- Wakjira và cộng sự (2011) đã tiến hành nghiên cứu sấy chuối bằng năng lượng mặt trời trong nhà kính, kết quả nghiên cứu tìm ra được khoanh chuối cĩ độ dày 4 mm là thích hợp nhất. Với độ dày này khi sấy khoanh chuối ít bị dính vào khay sấy, sản phẩm sau khi sấy cĩ màu nâu nhạt và khơng bị mốc sau một tuần bảo quản.

- Ergunes và cộng sự (2005) nghiên cứu qui trình sấy quả mận Châu Âu bằng năng lượng mặt trời ở mơ hình sấy trong nhà kính và phơi nắng tự nhiên. Kết quả nghiên cứu của Ergunes và cộng sự cho thấy, ở mơ hình sấy trong nhà kính cĩ nhiệt độ khơng khí trung bình hằng ngày là 27,70C, trong khi đối với phơi nắng thơng thường thì nhiệt độ khơng khí trung bình hằng ngày là 20,30C. Ở mơ hình sấy trong nhà kính cĩ thời gian làm khơ mẫu là 6 đến 12 ngày, trong khi đĩ mẫu phơi nắng thơng thường cĩ thời gian làm khơ mẫu là 13 đến 22 ngày.

- Trần Đại Tiến (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của vận tốc giĩ đến chất lượng mực khơ bằng phương pháp sấy bức xạ năng lượng mặt trời kết hợp đối lưu. Kết quả nghiên cứu cho thấy vận tốc giĩ 2 m/s cho chất lượng mực khơ tốt nhất với điểm cảm quan chất lượng là 18,98 và tỷ lệ hút nước phục hồi là 67,06%, trong khi với mực được phơi nắng tự nhiên tỷ lệ này là 16,56 và 59,38%.

* Hiện nay tại các nhà máy sản xuất chitin ở Việt Nam, vào mùa nắng chitin được làm khơ chủ yếu bằng phương pháp phơi trên nền xi măng, mùa mưa chitin được làm khơ bằng phương pháp sấy sử dụng than đá, với cách làm như vậy chitin khơng đảm bảo điều kiện vệ sinh, chất lượng sản phẩm thấp, thời gian phơi kéo dài.

* Tĩm lại việc nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời vào sấy thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam chưa nhiều và chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng vào sấy các loại nơng sản, đặc biệt ở các nước nhiệt đới [2, 18, 23, 39, 42]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc ứng dụng năng lượng mặt trời để sấy nơng sản cĩ thời gian sấy ngắn hơn so với quá trình phơi nắng thơng thường và chất lượng sản phẩm cao hơn. Tuy nhiên, số lượng cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này ở Việt Nam cịn ít, cần tiến hành mở rộng nghiên cứu đến các nơng thủy sản phổ biến khác tại Việt Nam.

Việt Nam là một trong những nước cĩ số giờ nắng trung bình cao nhất trên thế giới, đặc biệt là ở các tỉnh phía nam với số giờ nắng trung bình trên 2000 giờ mỗi năm. Hơn nữa nguồn phế liệu tơm để sản xuất chitin ở Việt Nam rất dồi dào ước tính trên

100.000 tấn/năm, trong khi đĩ tại các cơ sở sản xuất chitin hiện nay ở nước ta cơng đoạn làm khơ chitin đều được phơi trên nền xi măng, với cách làm khơ như hiện nay chitin thu được cĩ chất lượng khơng cao và cịn bị nhiễm nhiều tạp chất, vi sinh vật.

Chính vì vậy việc nghiên cứu ứng dụng thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời vào quá trình sấy chitin từ phế liệu tơm ở Việt Nam là cần thiết và mang tính thực tiễn cao nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm lại vừa tận dụng được nguồn năng lượng mặt trời dồi dào ở nước ta.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng năng lượng mặt trời vào quá trình sấy chitin từ phế liệu tôm (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)