Phát triển rừng trồng mới

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp ở huyện sơn động tỉnh bắc giang từ năm 2000 đến 2010 (Trang 38 - 42)

6. Kết cấu luận văn

2.3.2. Phát triển rừng trồng mới

Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng của huyện Sơn Động có nhiều biến động, sự biến động đó do nhiều nguyên nhân như chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà nước, sự phân định địa giới hành chính, hoạt động sản xuất của con người, thiên tai... Mọi sự biến động về đất rừng đều ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện.

3.815 3.791 4.298 6.719 7.605 8.021 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Diện tích rừng trồng mới Diện tích (ha) BIỂU ĐỒ 3.2a: DIỄN BIẾN DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TỪ NĂM 2000-2005

BIỂU ĐỒ 3.2a: DIỄN BIẾN DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TỪ NĂM 2000-2005 9.876 11.841 13.012 14.65 15.092 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2006 2007 2008 2009 2010 Diện tích rừng trồng mới Diện tích (ha)

BiỂU ĐỐ 3.2b: DIỆN BIẾN DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TỪ NĂM 2006-2010

Qua biểu đồ 3.2a và 3.2b cho ta thấy, diện tích rừng trồng mới của toàn huyện tăng theo tỷ lệ thuận, năm sau cao hơn năm trước. Điều đó đã minh chứng, việc triển khai có hiệu quả dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661) của Chính phủ ở các địa phương trong toàn huyện. Nhờ đó, diện tích rừng trồng mới của huyện tăng nhanh chóng và tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nói chung và kinh tế lâm nghiệp của huyện nhà nói riêng. Diện tích rừng trồng mới tăng, đồng nghĩa với việc các dự án trồng rừng từ Trung ương đến địa phương được triển khai đồng bộ, đúng kế hoạch và có hiệu quả ngay từ những ngày đầu thực hiện. Mặt khác diện tích rừng trồng mới tăng làm cho diện tích phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và độ che phủ của rừng trên địa bàn toàn huyện cũng tăng lên đáng kể. Do vậy, góp phần cải thiện môi sinh, môi trường, chống xói mòn sạt lở đất trong mùa mưa bão. Thực tế trên cũng phản ánh tình trạng khai thác, chặt phá rừng đốt nương làm rãy trên địa bàn huyện là khá phổ biến, theo thống kê của Hạt kiểm lâm Sơn Động chỉ tính riêng trong năm 2006 diện tích rừng bị thiệt hại là 37,8 ha, trong đó có 8,1 ha bị phá và 29,7 ha bị cháy...

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đất nước, của địa phương, đời sống nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Sơn Động nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn, do vậy tình trạng khai thác, chặt phá rừng bừa bãi diễn ra phổ biến, làm cho diện tích rừng tự nhiên của huyện giảm nhanh chóng (từ trên 40.000 ha xuống còn 27.345 ha)... Để khắc phục tình trạng trên, từ năm 1999 thực hiện dự án 661(dự án trồng mới 5 triệu ha rừng) của Chính phủ, toàn huyện đã trồng mới và khoanh nuôi tái sinh được 6.473,7 ha, trong đó trồng rừng tập trung đạt 1.795,2 ha, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và có trồng bổ sung 4.678,5 ha [Nguồn: 52].

Giai đoạn từ năm 2001-2010 triển khai dự án trồng rừng Việt - Đức, qua 10 năm thực hiện đã trồng và khoanh nuôi tái sinh được 4.438,4 ha. Trong đó, rừng tập trung là 3.926,1 ha, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và có

trồng bổ sung cây lâm nghiệp 512,3 ha. Loại cây chủ yếu được trồng là Thông, Thông xen Keo.

Trong 2 năm 2007-2008 triển khai thực hiện dự án 147 (Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn ngân sách cấp), trên toàn huyện đã trồng được 2.223 ha rừng tập trung và 177 ha cây phân tán [Nguồn: 49,tr 58]. Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 32 của Hội đồng Bộ trưởng (QĐ 32/HĐBT) về một số chủ trương chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng nguồn. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Sơn Động đã tập trung mọi nguồn lực của địa phương để phủ xanh những diện tích đất trống, đồi núi trọc trên địa bàn toàn huyện. Nhờ vậy, diện tích rừng và rừng trồng mới của huyện nhà tăng lên đáng kể. Thực hiện Nghị quyết chuyên đề về phát triển rừng, đến nay trên địa bàn huyện Sơn Động đã quy hoạch các vùng sản xuất tập trung có khối lượng hàng hóa lớn, như vùng trồng cây nguyên liệu gỗ, giấy và nhựa tập trung ở hầu khắp các xã trong toàn huyện với tổng diện tích trên 15.092 ha, trong đó có trên 11.420 ha cây Keo và Bạch đàn, số diện tích còn lại là cây Thông, Trám lấy nhựa, trong đó diện tích lớn nhất tập trung ở các xã Yên Định, Long Sơn, Dương Hưu, Vân Sơn, Cẩm Đàn, Phúc Thắng, Lệ Viễn, Hữu Sản, An Châu, Thanh Sơn... Ngoài diện tích trồng rừng tập trung theo quy hoạch sản xuất, tổng diện tích các loại cây đặc sản như Vải, Nhãn... trên toàn huyện vẫn giữ ổn định và tăng hơn so với kế hoạch đề ra.

Trong giai đoạn từ năm 2000-2005, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV tỉnh Bắc Giang, mỗi năm trên địa bàn huyện Sơn Động trồng mới từ 1.500 ha đến 2.000 ha rừng tập trung và cây phân tán. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động, nên trong qua trình tổ chức thự hiện còn tồn tại, hạn chế chưa đạt được yêu cầu đề ra. Theo thống kê năm 2000 trên địa bàn toàn huyện trồng được 1.277 ha rừng tập trung, 157 nghìn cây phân tán, đến năm 2005 trồng được 1.681 ha rừng tập trung và 55,5 nghìn cây phân tán [Nguồn: 49, tr

của cán bộ khuyến lâm, trồng rừng đúng kĩ thuật, nguồn gốc cây trồng đều qua kiểm định, cho nên cây sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao.

Cùng với công tác phát triển trồng rừng mới, chính quyền và nhân dân trong huyện Sơn Động còn chú trọng đến công tác khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ rừng và tổ chức khai thác đúng quy hoạch, nhờ vậy diện tích ba loại rừng ( rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất) luôn được đảm bảo, tăng độ che phủ của rừng trên toàn huyện lên 62,6%.

Tuy nhiên, tính đến năm 2010 diện tích rừng trồng mới đạt 15.092,3 ha, chiếm 25,0% ha đất lâm nghiệp. Trong đó, rừng trồng có trữ lượng là 3.657,8 ha, rừng trồng chưa có trữ lượng là 10.437,5 ha và rừng đặc sản Vải thiều là 997,0 ha (chiếm 1,7% diện tích đất lâm nghiệp), số diện tích Vải thiều lấn rừng này đang bị bỏ hoang hóa, chất lượng kém, cần chuyển sang trồng rừng nguyên liệu để nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn huyện còn khoảng 7.375,6 ha diện tích đất chưa có rừng (chiếm 12,2% diện tích đất lâm nghiệp), đây là đối tượng cần phải trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi để nâng cao thêm độ che phủ của rừng là việc làm cấp bách hiện nay của địa phương.

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp ở huyện sơn động tỉnh bắc giang từ năm 2000 đến 2010 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)