Phát triển rừng đặc dụng

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp ở huyện sơn động tỉnh bắc giang từ năm 2000 đến 2010 (Trang 45 - 50)

6. Kết cấu luận văn

2.3.4. Phát triển rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

Sơn Động là địa phương có diện tích đất lâm nghiệp lớn, chiếm 82,67% diện tích đất tự nhiên, diện tích rừng là 39.125 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên có 34.682 ha và diện tích rừng trồng là 4.443 ha [Nguồn: 61, tr 14]. Rừng đặc dụng tập trung chủ yếu ở khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử với tổng diện tích rừng đặc dụng lên tới 13.022,7 ha.

Với những tiềm năng và thế mạnh vốn có của địa phương, đồng thời để đảm bảo những nguồn lợi từ rừng đối với địa phương, đặc biệt là rừng đặc dụng.

định số 715 QĐ/UB thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ (thuộc địa bàn xã An Lạc) với diện tích là 7.153 ha. Tiếp theo đó, Ban Quản lý khu bảo tồn cũng được thành lập theo Quyết định số 137 QĐ/CT của Chủ tịch UBND tỉnh. Đến năm 2002 để duy trì và bảo vệ diện tích rừng đặc dụng hiện có trên địa bàn Sơn Động, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử được thành lập theo Quyết định số 117/2002/QĐ - UBND ngày 22 tháng 7 năm 2002 của UBND tỉnh Bắc Giang, nằm trên địa phận 4 xã: An Lạc, Thanh Luận, Tuấn Mậu (thuộc huyện Sơn Động) và xã Lục Sơn (thuộc huyện Lục Nam) với diện tích là 13.022,7 ha.

Để quản lý và bảo vệ diện tích rừng đặc dụng một cách có hiệu quả trên địa bàn huyện. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Động lần thứ XXII nhiệm kì 2000-2005 về công tác phát triển và bảo vệ rừng. Uỷ ban nhân dân huyện Sơn Động đã có công văn số 112/CV-UB ngày 24 tháng 2 năm 2001, về việc yêu cầu các đơn vị quản lý rừng trực thuộc, xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể về công tác phát triển và bảo tồn các khu rừng đặc dụng trên địa bàn huyện một cách nghiêm túc có hiệu quả. Thực hiện công văn hướng dẫn trên của Uỷ ban nhân dân huyện, Hạt kiểm lâm và các khu bảo tồn trên địa bàn huyện đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn, các tổ chức và hộ gia đình có rừng tiến hành tuần tra, kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và lồng ghép các chương trình giáo dục pháp luật về công tác chăm sóc và bảo vệ rừng cho mọi đối tượng quần chúng nhân dân trong huyện, thông qua các buổi họp thôn, bản. Qua đó, giúp cho người dân ngày càng có ý thức hơn được tầm quan trọng của rừng đối với đời sống kinh tế, xã hội cũng như sự phát triển bền vững của môi sinh, môi trường trong cộng đồng Sơn Động.

Tuy vậy, dưới áp lực ngày càng tăng của đói nghèo, sinh kế và ưu tiên phát triển kinh tế thị trường. Diện tích rừng nói chung và rừng đặc dụng nói riêng trên địa bàn huyện ngày càng giảm nhanh bởi các hoạt động khai thác trái phép, bị đánh đổi cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, khai

thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, du lịch và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng. Nên chất lượng rừng và đa dạng sinh học thuộc hệ thống rừng đặc dụng trên địa bàn huyện Sơn Động được cảnh báo đang suy giảm nghiêm trọng. Thực trạng này nếu không ngăn chặn được, sẽ càng làm tăng thêm sự nghi ngờ về khả năng tồn tại của hệ thống rừng này trong tương lai, cũng như hiệu quả của các nguồn lực đầu tư to lớn dành cho rừng đặc dụng. 13.022 11.81 10.871 10.668 0 2 4 6 8 10 12 14 2000 2004 2007 2010 Diện tích rừng đặc dụng Diện tích (ha) Giai đoạn

BIỂU ĐỒ 3.4: SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG QUA TỪNG NĂM

[Nguồn: 52, tr 3,7]

Quan sát biểu đồ 3.4, chúng ta có thể thấy rất rõ diện tích rừng đặc dụng trên địa bàn huyện Sơn Động trong giai đoạn 2000-2010 đã giảm đáng kể và giảm dần theo tỷ lệ thuận năm sau thấp hơn năm trước. Trước thực trạng đó, việc lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng Sơn Động đến năm 2020 là rất cần thiết. Rừng là vàng, rừng là máu thịt, nếu chúng ta biết giữ gìn, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái của rừng. Hiện nay, trong bối cảnh thế giới và trong nước đang đứng trước

nhiều nguy cơ về biến đổi khí hậu và ô nhiễm về môi trường sống, thì công tác bảo vệ và phát triển rừng cũng như để khai thác hợp lý, có hiệu quả những nguồn lợi từ rừng cần nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và toàn thể nhân dân. Hơn nữa, trong bối cảnh diện tích rừng nước ta ngày càng suy giảm và trở nên báo động dẫn đến nhiều hiện tượng xảy ra trái với quy luật tự nhiên như: lũ lụt, hạn hán, cháy rừng xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng tăng, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Điển hình năm 2008, chỉ trong 6 tháng đầu năm, trên cả nước thiên tai đã gây thiệt hại 814 tỷ đồng. Riêng trận lụt lịch sử tháng 10 cùng năm, tổng số thiệt hại về vật chất trên địa bàn huyện Sơn Động ước tính khoảng 25 tỷ đồng.

Những minh chứng ở trên cho thấy, rừng đặc dụng trên cả nước nói chung và Sơn Động nói riêng đang mất dần chức năng “lá phổi của trái đất”. Nhận thức được vai to lớn của rừng đối với môi sinh, cũng như khả năng điều hòa khí hậu của nó. Từ năm 2000, các cấp lãnh đạo huyện Sơn Động đã quan tâm và đẩy mạnh công tác phát triển rừng, thông qua việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án lâm nghiệp được đầu tư từ các nguồn vốn của Chính phủ và địa phương.

Rừng đặc dụng Sơn Động là bảo tàng đa dạng về động thực vật. Trong đó, riêng rừng tự nhiên Khe Rỗ thuộc loại rừng nguyên sinh nhiệt đới, thường xanh với hai kiểu chính là: Rừng rậm thường xanh trên chân sườn đỉnh núi thấp, với 8 quần xã thực vật và rừng kín thường xanh hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp, trên sườn đỉnh núi cao, với ba quần xã thực vật và những loài cây như: Lim xanh, Táu mật, Gụ lan, Pơ mu, Thông tre, Thông nàng… là những loài cây đặc trưng cơ bản cho rừng đặc dụng Khe Rỗ.

Rừng trong khu Bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ (thuộc xã An Lạc) có 786 loài thực vật, thuộc 496 chi và 166 họ, được đánh giá là nơi có sự đa dạng về loài, đa dạng về các chi, các họ thực vật. Trong số các loài thực vật đó, có 43

loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam, điển hình nhất là các loại cây, như Pơ mu, Thông tre, Thông nàng, Chò chỉ, Kim giao, Trầm hương, Lát hoa, Chò vẩy, Bẩy lá… Rừng nguyên sinh Khe Rỗ (xã An Lạc) đã được đánh giá là nơi có nhiều loài thực vật quý hiếm nhất của vùng Đông Bắc Việt Nam.

Động vật rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ cũng khá đa dạng. Hiện trong khu bảo tồn có 226 loài động vật thuộc 81 họ, 34 bộ, 4 lớp. Thành phần côn trùng của rừng đặc dụng Sơn Động cũng rất phong phú với 374 loài thuộc 65 họ, 13 bộ. Với những giá trị to lớn về đa dạng sinh học, sự hài hòa trong cảnh quan, hàng năm nơi đây thu hút khá đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Làm sao để rừng Sơn Động luôn giữ được những giá trị vốn có - đây là bài toán khó đối với Ban Quản lý rừng đặc dụng Sơn Động trong suốt 10 năm qua ( 2000-2010), cũng như những năm tiếp theo. Vì vậy, nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng, quản lý lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường cũng như công tác phòng cháy chữa cháy rừng đặt ra khá nặng nề đối với các cơ quan chức năng trong huyện. Trước thực trạng đó, Hạt kiểm lâm Sơn Động, Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên đã phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương có rừng, thường xuyên làm công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển bền vững rừng. Ngoài ra, Ban quản lý các khu bảo tồn còn thành lập các tổ công tác quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên trách, đồng thời làm tốt nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, canh coi, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng và là lực lượng chính trong phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng. Ngoài chức năng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen quý hiếm, bảo vệ môi trường cho quê hương, rừng đặc dụng Sơn Động còn có tác dụng phòng hộ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ hiếm có, mang lại hiệu quả kinh tế thông qua các hoạt động phát triển rừng và du lịch sinh thái, trong đó du lịch

Do đó, cần phải triển khai thực hiện rộng rãi phương pháp đồng quản lý rừng đặc dụng. Song trước hết các cơ quan chức năng nên hoàn thiện hơn nữa về cách làm, cơ chế chính sách, đánh giá hiệu quả thực tế của những mô hình đã tiến hành, thúc đẩy sự nỗ lực của các bên trong cơ chế đồng quản lý. Nhất là cải thiện các chính sách liên quan đến quy hoạch, tổ chức quản lý, tăng cường gắn kết các cơ quan quản lý với các bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu về kinh tế xã hội nói chung và quản lý bảo vệ rừng đặc dụng nói riêng của huyện giai đoạn 2000-2010. Đồng thời, đây cũng mục tiêu, nhiệm của Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định 57 ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu kinh tế lâm nghiệp ở huyện sơn động tỉnh bắc giang từ năm 2000 đến 2010 (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)